688 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 3 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 4 ngày trước
25 - 28 triệu
Hà Nội
Đăng 6 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 20 ngày trước
15 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 21 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 22 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Hải Long
Chuyên Viên Xây Dựng KPI
Xây Lắp Hải Long
16 - 20 triệu
Hải Phòng
Đăng 29 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ninh
Đăng 2 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 4 ngày trước
Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu
Nhân Viên Vận Hành Ecom
Dược phẩm FPT Long Châu
5.0
15 - 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 5 ngày trước
10 - 13 triệu
Hà Nội
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 5 ngày trước
8 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 6 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones
Nhân viên Vận Hành Dịch vụ Tang lễ
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones
12 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 6 ngày trước
8 - 10 triệu
Đăng 7 ngày trước
8 - 13 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 7 ngày trước
Công ty TNHH Cà Phê Outspan Việt Nam
Operator/ Nhân Viên Vận Hành
Cà Phê Outspan Việt Nam
8 - 10 triệu
Đăng 7 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Thời Trang Yody
Chuyên viên Quản trị hiệu suất/ Performance Management Specialist - Hết hạn
Công Ty Cổ Phần Thời Trang Yody
3.8
8 đánh giá 218 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 29/04/2024
Hạn nộp hồ sơ: 30/05/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 2 - 3 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Laptop
  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Xe đưa đón
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Công tác phí
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

1. Trách nhiệm:
- Quản trị và nâng cao hiệu suất (Performance) của toàn bộ nhân sự trong tổ chức
2. Quyền hạn:
- Đề xuất các giải pháp tiên tiến trên thế giới về Performance Management (Continuous/ Agile Performance Management) để áp dụng cho tổ chức
3. Chi tiết công việc
- Xây dựng và triển khai quy chế, quy trình đánh giá hiệu suất nhân viên toàn công ty.
- Thiết kế và phát triển các công cụ, hệ thống quản trị, biểu mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên.
- Phối hợp với các bộ phận để xác định và thiết lập các mục tiêu, chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) phù hợp cho từng vị trí công việc.
- Tổ chức và điều phối các đợt đánh giá hiệu suất định kỳ, đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quy trình.
- Phân tích dữ liệu đánh giá hiệu suất, xác định xu hướng và khu vực cần cải thiện.
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo hiệu suất cho ban lãnh đạo, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất.
- Tư vấn và hỗ trợ các quản lý trong việc đánh giá, phản hồi và cải thiện hiệu suất nhân viên.
- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng, thực tiễn tốt nhất trong lĩnh vực quản lý hiệu suất nhân viên.
- Thiết kế và tổ chức các chương trình để đào tạo về các phương pháp cải thiện hiệu suất cho nhân viên.
- Đảm bảo sự tuân thủ các chính sách và quy định liên quan đến đánh giá hiệu suất của công ty và pháp luật lao động

Yêu Cầu Công Việc

- Có kinh nghiệm 2 năm trở lên ở vị trí tương đương tại các công ty vừa, lớn hoặc các công ty công nghệ, phát triển nhanh.
- Am hiểu về các model, concept Quản trị mục tiêu, hiệu suất trên thế giới (OKR, BSC & KPI, MBO, MBP, Continuous/ Agile Performance Management,...)
- Thông minh, nhanh nhẹn, aggressive trong công việc
- Giao tiếp tự tin, tinh tế, rõ ràng và mạch lạc
- Tốt nghiệp đại học trở lên
- Có khả năng nghiên cứu và soạn thảo tài liệu bằng Tiếng Anh
- Khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
- Khả năng phân tích, tư vấn và thuyết phục
- Tư duy quy hoạch, logic và hệ thống
- Khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập
- Khả năng quản trị và phân tích số liệu

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Công việc của Chuyên viên quản lý hiệu suất là gì?

Chuyên viên quản lý hiệu suất (Performance Management Executive) là người giữ vai trò trung gian trong tổ chức, là nơi kết nối giao tiếp giữa nhà quản lý và cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Ở vị thế này, chuyên viên: Vừa nắm rõ những mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp, Vừa hiểu rõ năng lực làm việc và tính chất công việc của người lao động, từ đó đặt ra những mục tiêu phù hợp cho từng cá nhân, từng phòng ban.

Mô tả công việc của một chuyên viên quản lý hiệu suất

Vừa ở tầm chuyên viên, vừa tham gia công tác quản lý, nhiệm vụ mỗi ngày của chuyên viên quản lý hiệu suất luôn là sự xen kẽ khối lượng lớn nội dung công việc:

Xây dựng thang đo đánh giá hiệu suất làm việc

Muốn nhân viên nỗ lực làm việc thì phương thức đánh giá phải khoa học, thưởng phạt công bằng. Vì mục tiêu này, Chuyên viên quản lý hiệu suất sẽ:

  • Liên kết cùng các phòng ban chuyên môn để nắm bắt tính chất công việc, xây dựng KPIs chi tiết sát thực tế
  • Dựa theo chiến lược kinh doanh để xây dựng thang đo đánh giá hiệu suất công việc KPI theo thời gian hoặc theo dự án.
  • Định kỳ thiết lập báo cáo phân tích kết quả thực hiện KPIs
  • Tổng kết thành tích của mỗi nhân sự, tiến hành khen thưởng, xử phạt công bằng theo quy định đã phổ biến (nên ưu tiên khen thưởng công khai, trách phạt bí mật)
  • Nghiên cứu, cải tiến thang đo đánh giá KPIs dựa trên kết quả KPIs vừa thu thập để sớm hoàn thiện bộ KPIs hoàn chỉnh theo từng tính chất dự án kinh doanh.

Trực tiếp kiểm soát, đánh giá hiệu suất làm việc

  • Kiểm tra tính xác thực đánh giá kết quả làm việc của các nhân viên do trưởng phòng ban chuyên môn gửi lên
  • Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao tính chuẩn xác trong số liệu ghi nhận và đánh giá KPIs
  • Cải tiến cơ chế đánh giá theo xu hướng thời đại, đảm bảo kết quả đánh giá mang đến giá trị cải thiện hiệu suất làm việc tốt nhất.
  • Phối hợp cùng phòng nhân sự nghiên cứu hình thức thưởng và mức thường để nâng cao tính khích lệ làm việc cho mỗi nhân viên.

Quản lý hiệu quả chi trả lương, thưởng

  • Tổng hợp và đối chiếu kết quả chi trả lương, thưởng cho nhân viên từ phòng nhân sự / phòng kế toán
  • Phân tích, đánh giá mức độ tăng hiệu suất so với mức tăng lương thưởng hiện tại
  • Đề xuất, lấy ý kiến điều chỉnh các hạng mức tăng lương thưởng nhằm khích lệ và đảm bảo tính công bằng cho mọi nhân sự cùng tham gia một dự án.

Tham mưu cho ban lãnh đạo

  • Tham mưu và tham gia xây dựng chính sách lương, thưởng, hình thức thưởng phạt…
  • Đề xuất bổ sung những báo cáo nhằm cung cấp số liệu đa chiều cho quá trình phân tích cải thiện hiệu suất làm việc
  • Trực tiếp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho lớp nhân viên quản trị hiệu suất kế thừa
  • Tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng từ phía người lao động trực tiếp, phản hồi nhanh và hiệu quả để người lao động tin tưởng và đồng tình thực hiện những chính sách trong tương lai.

Chuyên viên quản lý hiệu suất có mức lương bao nhiêu?

130 - 208 triệu /năm
Tổng lương
120 - 192 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 16 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 208 triệu

/năm
130 M
208 M
65 M 351 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên quản lý hiệu suất

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên quản lý hiệu suất, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên quản lý hiệu suất

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
20%
2 - 4
50%
5 - 7
23%
8+
7%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên quản lý hiệu suất?

Yêu cầu công việc ở vị trí này

Trọng trách cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động của chuyên viên quản lý hiệu suất rất lớn, vì vậy, khi cạnh tranh ứng tuyển vị trí chuyên viên hiệu suất này, ứng viên cần sở hữu năng lực tốt cả về kiến thức và kỹ năng:

Kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của tổ chức

Chỉ khi hiểu rõ ngành nghề (bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, ngân hàng…) và tính chất đặc thù của những phòng ban chuyên môn (phòng điều tra bồi thường, phòng pháp lý đất đai, phòng tín dụng…) phục vụ ngành nghề đó, chuyên viên quản lý hiệu suất mới có thể đưa ra những cột mốc đánh giá chuẩn xác, không dồn áp lực lên vai nhân viên, cũng không quá dễ dàng làm giảm sức phấn đấu của họ.

Kiến thức về hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc

Hệ thống sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là KPIs (key performance indicator), một số doanh nghiệp sử dụng hệ thống OKRs (Objectives and key results) hoặc sẽ kết hợp giữa KPIs và OKRs. Đây là hai hệ thống mà chuyên viên quản lý hiệu suất phải thường xuyên làm việc, nghiên cứu và cải tiến. Do đó, càng có kiến thức sâu, càng thuần thục sử dụng, càng thuận lợi ứng tuyển thành công.

Luật pháp nhà nước và quy định của riêng tổ chức

Luật lao động nhà nước, luật doanh nghiệp và những quy định, chính sách nội bộ riêng của tổ chức phải được xem là nền tảng cho mọi cải tiến trong nhiệm vụ nâng cao kết quả làm việc của chuyên viên hiệu suất. Bởi lẽ, hoạt động của tổ chức là hoạt động bền vững lâu dài, mọi sự phát triển đi ngược quy định pháp luật dù có mang lại hiệu quả tốt hơn nhưng chỉ là ngắn hạn, trong khi hậu quả lâu dài gây ra sẽ rất nguy hại.

Kỹ năng tổng hợp số liệu

Số liệu phục vụ cho quá trình quản trị hiệu suất sẽ không tự động đến tay chuyên viên mà cần có sự liên kết với các phòng ban, có sự yêu cầu hợp lý và hợp pháp về nội dung số liệu mà các phòng ban chuyên môn sẽ cung cấp cho phòng quản trị hiệu suất. Sở hữu kỹ năng tổng hợp số liệu, chuyên viên hiệu suất sẽ biết rõ mình cần số liệu gì và nguồn nào sẽ cung cấp chuẩn xác nhất, tránh làm mất thời gian của bản thân và của đồng nghiệp.

Kỹ năng phân tích, lập báo cáo

Thông qua các ứng dụng công nghệ, phần mềm phân tích chuyên nghiệp, các báo cáo sẽ được thiết lập với những kết quả hiển thị chất lượng quản trị hiệu suất, cũng như những hạn chế cần được khắc phục. Quan trọng là Chuyên viên quản lý hiệu suất phải sử dụng thành thạo những công cụ này, nắm rõ những mục tiêu báo cáo mà mình muốn thiết lập để chọn số liệu phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình giỏi

Người lao động và doanh nghiệp sẽ có những mong đợi khác nhau về quyền lợi và trách nhiệm. Làm sao để những mong đợi này có thể dung hòa được với nhau thì chính Chuyên viên quản lý hiệu suất sẽ tìm ra câu trả lời. Muốn vậy, sở hữu:

  • Kỹ năng giao tiếp để tiếp cận tốt mọi đối tượng
  • Kỹ năng đàm phán để dung hòa mong đợi của các bên
  • Kỹ năng thuyết trình để diễn giải, trình bày cặn kẽ những tiêu chuẩn quản trị hiệu suất, ai ai cũng hiểu rõ chính là kỹ năng tuyệt đối không thể thiếu.

Kỹ năng làm việc nhóm

Chuyên viên ngoài việc phối hợp cùng nhân sự cùng cấp bậc để xử lý công việc vĩ mô, còn phải quản lý đội ngũ nhân viên cấp dưới cho những phần việc vi mô nữa. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp mỗi Chuyên viên quản lý hiệu suất phân bổ thời gian và nhân lực hiệu quả cho nhiều tiến độ công việc triển khai đồng thời.

Tư duy sáng tạo, cải tiến

Tuân thủ quy chuẩn của pháp luật, nội quy là tốt, nhưng trong cái quy cũ vẫn rất cần sự cải tiến để áp dụng linh hoạt cùng một tiêu chuẩn hiệu suất cho nhiều đối tượng người lao động, nhiều vị trí chuyên môn khác nhau. Điều này đòi hỏi chuyên viên phải có tư duy sáng tạo để thiết lập những cách thức giúp guồng máy tổ chức triển khai công việc thông minh hơn, hiệu quả hơn.

Lộ Trình Thăng Tiến Của chuyên viên quản lý hiệu suất

Mức lương bình quân của Chuyên viên quản lý hiệu suất có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Chuyên viên quản lý hiệu suất ( 1 – 2 năm)

Chuyên viên thực là vị trí khởi đầu thú vị cho bạn trẻ bắt đầu bước vào nghề , bởi bạn sẽ học hỏi rất nhiều thông qua việc tiếp xúc hàng ngày với khách hàng, đồng nghiệp từ các bộ phận khác và xử lý hàng loạt tình huống phát sinh mỗi ngày. Công việc của nhân viên văn phòng, tư vấn về dịch vụ sản phẩm, tiếp nhận cuộc gọi, viết bài quảng cáo sản phẩm,…

Trưởng phòng quản lý hiệu suất ( 3  - 4 năm)

Khi đã thành thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc nhất định, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn, điển hình là giám sát. Quản lý các báo cáo, quản lý thương hiệu, quản lý quảng bá sản phẩm…, duy trì đánh giá các chiến lược, đào tạo nhân viên, đảm bảo KPIs cho doanh nghiệp.

Phó chủ tịch ( 12 – 14 năm)

Vị trí  đòi hỏi tất cả các kỹ năng lãnh đạo, kỹ thuật và kinh doanh. Thường xuyên đóng vai trò là người phát ngôn cho công ty, ngoài ra cũng phải làm việc với các bộ phận khác trong công ty với mục tiêu thu hẹp khoảng cách và đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ công ty. Ngoài các hoạt động quảng cáo và các hoạt động về định hướng cho nhân viên, vai trò của phú chủ tịch có thể bao gồm phỏng vấn và tuyển dụng các vị trí chính trong công ty.

Giám đốc Marketing - CMO ( 20 + năm)

CMO là vị trí cao cấp nhất. Họ chịu trách nhiệm hướng tất cả các lĩnh vực công ty, bao gồm phát triển, lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện các sáng kiến ​​từ các phòng. CMO báo cáo cho Tổng Giám đốc (CEO) và chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các sáng kiến ​​Marketing trong công ty.

Tìm việc theo nghề nghiệp