Mô tả công việc
Chịu trách nhiệm bán hàng, xây dựng lịch trình bán hàng toàn bộ đội ngũ bên dưới
Lên kế hoạch hành động cho thị trường phụ trách
Hướng dẫn, giám sát các hoạt động làm việc của đội ngũ Đại diện kinh doanh và Nhân viên kinh doanh
Hoàn thành các báo cáo bán hàng, thị trường (khách hàng/đối thủ cạnh tranh), các vấn đề tồn đọng trên thị trường
Đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn bán hàng theo hướng dẫn (doanh số/chất lượng/hình ảnh/giá cả/khuyến mại/dịch vụ) tại điểm bán/kho hàng/nhà phân phối
Quản lý đội ngũ Đại diện Kinh doanh và Nhân viên kinh doanh để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu KPIs theo kế hoạch đề ra
Thực thi các hoạt động nhằm tăng thị phần tại địa bàn
Giám sát, hỗ trợ hoạt động, hỗ trợ tuyển dụng BPA tại điểm bán
Đảm bảo việc sử dụng, thực hiện các báo cáo (tháng/tuần/ngày)
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo các văn bản quy định của Công ty và phân công của người quản lý trực tiếp/Giám đốc Chi nhánh
Yêu cầu công việc
Có thể đi làm ca tối, đi công tác thường xuyên
Hiểu biết sâu sắc về thị trường, có khả năng xây dựng, duy trì mối quan hệ và nhạy bén trong kinh doanh.
Ít nhất 2 năm kinh nghiệm với vai trò SS trở lên ngành hàng FMCG/FNB
Tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên, ưu tiên các ngchuyên ngành Kinh tế/Quản trị kinh doanh/Marketing...
Có trách nhiệm và chủ động.
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt
Quyền lợi
Máy tính xách tay,
Bảo hiểm,
Du Lịch,
Phụ cấp,
Du lịch nước ngoài,
Đồng phục,
Thưởng,
Chăm sóc sức khỏe,
Tăng lương,
Công tác phí,
Phụ cấp thâm niên,
Chế độ nghỉ phép
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-09-24 02:30:03
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là Nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890, là khởi đầu cho một dòng chảy nhỏ bé cùng song hành với những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội. Ngày 15/8/1958, trong không khí cả nước sôi sục chào mừng kỷ niệm 13 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bốn năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng; chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời trong niềm vui xúc động lớn lao của cán bộ công nhân viên Nhà máy.
Với bí quyết công nghệ - truyền thống trăm năm, cùng hệ thống thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của HABECO đã nhận được sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Thương hiệu BIA HÀ NỘI ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, là niềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào của thương hiệu Việt.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm y tế
- Được hưởng bảo hiểm xã hội
- Được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp
- Được mua bảo hiểm sức khỏe cộng thêm.
Các hoạt động ngoại khóa
- Teambuilding
- Du lịch hàng năm
- Chương trình ngoại khóa đoàn viên
Lịch sử thành lập
- Năm 1890, Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là Nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng, là khởi đầu cho một dòng chảy nhỏ bé cùng song hành với những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội.
- Ngày 15/8/1958, trong không khí cả nước sôi sục chào mừng kỷ niệm 13 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bốn năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng; chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời trong niềm vui xúc động lớn lao của cán bộ công nhân viên Nhà máy.
- Ngày 6/5/2003, Bộ trường Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) có Quyết định số 75/2003/QĐ-BCN thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (viết tắt là HABECO).
- Ngày 16/6/2008, Tổng công ty chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức từ một Tổng Công ty Nhà nước sang Tổng Công ty Cổ phần.
- Năm 2010, Với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất 200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại bậc nhất Đông nam Á đã đưa Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít bia/năm. Habeco trở thành một trong hai Tổng công ty sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam. Cũng trong năm 2010, sản phẩm Bia Trúc Bạch được khôi phục
- Năm 2012, sản lượng Bia Hà Nội đạt 456 triệu lít.
- Năm 2013, đầu tư dây chuyền chiết nước tính lọc. Mốc 55 năm xây dựng và phát triển Habeco
- Năm 2014, khởi công dự án dây chuyền chiết lớn 60.000 lon/giờ tại Mê Linh, được hoàn thành vào đầu năm 2015
- Năm 2015, xây dựng mới Viện Kỹ thuật Bia – Rượu NGK Hà Nội tại Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh và chính thức đi vào hoạt động năm 2016, Đầu tư xây dựng hệ thống Pilot Plant phục vụ công tác nghiên cứu sản phẩm mới.
- Năm 2017, thành lập nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám
- Năm 2018, dấu mốc 60 năm khôi phục, xây dựng và phát triển (15/8/1958 - 15/8/2018) Ra mắt nhận diện mới sản phẩm Bia Trúc Bạch
- Năm 2019, tháng 5/2019, HABECO chính thức ra mắt nhận diễn mới thương hiệu với slogan "Sức bật Việt Nam”.
Mission
HABECO với sứ mệnh cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam và khu vực những sản phẩm đồ uống có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Góp phần xây dựng và hình thành văn hóa uống của người Việt, ủng hộ việc uống có trách nhiệm; Trách nhiệm với Chính phủ và xã hội trong công tác an sinh xã hội; Nghiên cứu và phát triển các danh mục nhãn hiệu chiến lược với các giá trị gia tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Review BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI HABECO
Môi trường làm việc tốt, học hỏi được nhiều kinh nghiệm
Môi trường làm việc tốt, lương tốt, có nhiều hoạt động phúc lợi
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý kinh doanh là gì?
Quản lý kinh doanh là người có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Vai trò của người Quản lý kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược, định hướng hoạt động, quản lý nguồn lực và nhân lực, đưa ra quyết định chiến lược, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, và đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Bên cạnh đó những công việc như Quản lý dự án, Quản lý thương hiệu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc quản lý kinh doanh
Xác định chiến lược kinh doanh
Quản lý kinh doanh phải xác định chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm việc định hình mục tiêu kinh doanh, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định các phương pháp và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
Lập kế hoạch kinh doanh
Quản lý kinh doanh cũng phải đảm nhiệm việc lập kế hoạch chi tiết để thực hiện chiến lược kinh doanh. Điều này bao gồm xác định các hoạt động cần thực hiện, phân bổ nguồn lực và thiết lập mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động,... cũng như các vấn đề liên quan khác.
Giám sát và đánh giá hiệu quả
Quản lý kinh doanh cũng là người trực tiếp giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Điều này bao gồm theo dõi chỉ số và mục tiêu kinh doanh, đánh giá kết quả và đưa ra biện pháp để cải thiện hiệu suất. Ngoài ra, họ còn là người giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả trong công việc của nhân sự.
Tổ chức và điều phối hoạt động kinh doanh
Quản lý kinh doanh phải tổ chức và điều phối các hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự phối hợp và hiệu quả. Điều này bao gồm phân công nhiệm vụ, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý quan hệ khách hàng.
Quản lý kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
182 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý kinh doanh
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kinh doanh?
Yêu cầu tuyển dụng của quản lý kinh doanh
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Vị trí Quản lý kinh doanh đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
- Kiến thức về kinh tế và quản lý: Quản lý kinh doanh cần có kiến thức vững và sâu về các nguyên lý kinh tế, quy trình quản lý, phân tích dữ liệu và định lượng, kế toán, tiếp thị, quản lý tài chính và các khía cạnh quản lý khác.
- Kiến thức về lĩnh vực hoạt động: Quản lý kinh doanh cần hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp mà họ quản lý. Điều này bao gồm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành và các yếu tố ảnh hưởng khác.
- Kiến thức về pháp luật kinh doanh: Quản lý kinh doanh cần hiểu về các quy định và quy tắc pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh như luật lao động, luật thuế, luật doanh nghiệp, v.v.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng phân tích và quyết định: Quản lý kinh doanh cần có khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Họ cần có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra giải pháp tối ưu.
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân sự: Quản lý kinh doanh cần có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm, xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo động lực cho nhân viên và phát triển tài năng trong tổ chức.
- Kỹ năng quản lý dự án: Quản lý kinh doanh cần có khả năng quản lý dự án, lập kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ và đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiêu chuẩn và thời gian.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp Quản lý kinh doanh thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật,...
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trở thành một người lãnh đạo có nghĩa là bạn phải tìm cách vượt qua nhiều trở ngại mà mình chắc chắn phải đối mặt trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi có cách tiếp cận sáng tạo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận những trở ngại này từ những quan điểm mới và độc đáo.
- Kỹ năng giao tiếp lưu loát: Quản lý kinh doanh cần có khả năng giao tiếp lưu loát và hiệu quả trong việc truyền đạt ý kiến, thông tin và hướng dẫn cho nhân viên và đối tác. Họ cần biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục người nghe.
- Kỹ năng lắng nghe: Quản lý kinh doanh cần có khả năng lắng nghe chân thành và hiểu rõ ý kiến, ý kiến và nhu cầu của nhân viên và khách hàng. Họ cần biết cách tạo môi trường lắng nghe tích cực và đồng thời biết phản hồi một cách thích hợp và xây dựng.
Các kỹ năng khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Quản lý kinh doanh từ 2 - 3 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn
- Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Quản lý kinh doanh
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kinh doanh | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên kinh doanh | 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Quản lý kinh doanh | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Phó phòng kinh doanh/Trưởng phòng kinh doanh | 14.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
8 - 10 năm | Phó giám đốc/giám đốc kinh doanh | 20.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Quản lý kinh doanh và các ngành liên quan:
- Quản lý nhân sự: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên quản lý đơn hàng: 13.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh kinh doanh
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Thực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Nhân viên kinh doanh
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập sinh kinh doanh có thể thăng chức lên vị trí Nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ và thực hiện các hoạt động bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Quản lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
4. Phó phòng và Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 - 8 năm
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.
>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.
>> Xem thêm: Việc làm Phó phòng Kinh doanh đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất
5. Phó giám đốc và giám đốc kinh doanh
Mức lương: 20 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 10 năm kinh nghiệm hoặc cao hơn
Vị trí Phó Giám đốc và Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh với yêu cầu cao cả về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Họ là những người đưa ra chiến lược và đề xuất kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Cả hai vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh và Giám đốc Kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi Phó Giám đốc Kinh doanh hỗ trợ và giám sát các hoạt động hàng ngày, Giám đốc Kinh doanh lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và định hướng dài hạn cho công ty. Cả hai vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Phó Giám đốc Kinh doanh hiện nay
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám đốc Kinh doanh mới nhất
5 bước giúp Quản lý kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Quản lý kinh doanh là người đảm nhận công việc bán hàng, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, nhân viên kinh doanh có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Quản lý kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Quản lý kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp cũng là điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Quản lý kinh doanh ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi Quản lý kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số.
Đảm nhận thêm các công việc
Quản lý kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý dự án mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý thương hiệu đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Quản lý cửa hàng hiện nay