- Communicate with guests, other employees or departments to ensure guest needs are met (Giao tiếp với khách, các nhân viên hoặc bộ phận khác để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách)
- Respond to and try to fulfil any special event arrangements (Đáp ứng và cố gắng thực hiện bất kỳ sự sắp xếp sự kiện đặc biệt)
- Welcome and acknowledge all guests according to company standards (Chào đón và trân trọng tất cả khách hàng theo tiêu chuẩn của công ty)
- Manage (and fill) our events calendar (Quản lý (và ghi chép) lịch sự kiện)
- Build and maintain guest relationship (Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng)
- Determine sales goals (Xác định mục tiêu bán hàng)
- Collaborate with our chef on menu requests (Phối hợp với bếp trưởng theo yêu cầu thực đơn)
- Negotiate contracts and assist with accounts receivable (Đàm phán hợp đồng và hỗ trợ các khoản phải thu)
- Work with the marketing to develop promotional materials (Làm việc với bộ phận tiếp thị để phát triển các tài liệu quảng cáo)
- Work and support sales team on social media and follow up (Làm việc và hỗ trợ nhóm bán hàng trên mạng xã hội và theo dõi)
- Develop promotions or specialty packages to entice new guests (Xây dựng các chương trình khuyến mãi hoặc các gói đặc biệt để thu hút khách hàng mới)
- Develop Synergies Partner for Collaborations (Phát triển đối tác hiệp lực để hợp tác)
- Contact international and Local company regarding corporate event all year around and especially
during festive season (Liên hệ với công ty quốc tế và địa phương về các sự kiện thường niên của công ty và đặc biệt là trong mùa lễ hội)
- Work together with Operation team and Chef to create sales Kit menu, benefits and more (Làm việc cùng với nhóm Vận hành và Bếp trưởng để tạo thực đơn Bộ công cụ bán hàng, lợi ích...)
- Develop sales brochure to be use during business meeting with clients/companies (Xây dựng tài liệu quảng cáo bán hàng để sử dụng trong cuộc họp kinh doanh với khách hàng/công ty)Yêu Cầu Công Việc
1. Trình độ chuyên môn/ Qualification:
- Bachelor's Degree in Sales & Marketing Management or equivalent (Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh doanh, Marketing hoặc các chuyên ngành khác tương đương)
2. Kinh nghiệm/ Experience:
- Minimum 2 years of experience as a Sales & Events Manager for restaurant, especially Japanese restaurant (Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm Quản ký Kinh doanh cho nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng Nhật Bản)
3. Kỹ năng/ Skills:
- Exceptional, interpersonal, communication/presentation skills (Có kỹ năng giao tiếp/thuyết trình vượt trội)
- Decision maker and influencer - public speaking (Là người ra quyết định và người có ảnh hưởng - nói trước công chúng)
- Ability to communicate with the team and other departments (Có khả năng làm việc, giao tiếp với nhóm và với các bộ phận khác)
- Ability to communicate and build strong relationships with internal/external guests (Có khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng nội bộ/bên ngoài)
4. Trình độ ngoại ngữ/ Foreign languages:
- Written and Spoken English (Có khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo: Tiếng Anh nói và viết)
5. Trình độ tin học/ Computer proficiency:
- Computer literacy skills (Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng)
6. Đạo đức nghề nghiệp/ Phẩm chất cá nhân/ Professional ethics:
- Independent, sociable, energetic, presentable, creative with strong leadership (Độc lập, hòa đồng, năng động, sáng tạo với khả năng lãnh đạo mạnh mẽ)
- Pro-active, takes initiative to complete tasks (Tích cực, chủ động hoàn thành công việc)
- Organized, prioritizes tasks effectively to meet deadlines (Có tổ chức, sắp xếp thứ tự ưu tiên hiệu quả để đáp ứng thời hạn)Laptop
Chế độ bảo hiểm
Du Lịch
Phụ cấp
Chế độ thưởng
Chăm sóc sức khỏe
Đào tạo
Tăng lương
Công tác phí
Nghỉ phép năm
Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BIM phát triển hạ tầng du lịch và đầu tư bất động sản theo định hướng toàn cầu, song hành với các đối tác hàng đầu thế giới nhằm đưa đến Việt Nam và các thị trường lân cận những thương hiệu nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp quốc tế. Đồng thời, trong các lĩnh vực Năng Lượng Tái Tạo, Nông Nghiệp Thực Phẩm, BIM Group bắt tay với những đối tác danh tiếng, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, từ đó tạo ra những dự án năng lượng tầm cỡ khu vực, những sản phẩm sạch chất lượng cao, cải thiện môi trường sống. Khẳng định mục tiêu chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, BIM Group phát triển chuỗi câu lạc bộ thể thao cao cấp trên khắp cả nước với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, từ đó tạo nên một cộng đồng tinh hoa cùng chia sẻ giá trị sống ưu tú, lành mạnh và khỏe mạnh.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH Sức khỏe, BH 24/7
Các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động tập thể : Các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn nghệ...
- Nghỉ mát, du lịch hàng năm hoạt động văn nghệ...
Lịch sử thành lập
- Năm 1994, Thành lập BIM Group
- Năm 1997, Khách sạn Halong Plaza đi vào hoạt động
- Năm 2001, Khu nuôi tôm Minh Thành đi vào hoạt động
- Năm 2003, Khánh thành đường bao biển Hùng Thắng (đường Hoàng Quốc Việt)
- Năm 2004, Khu nuôi tôm Đồng Hòa đi vào hoạt động
- Năm 2005, Trung tâm đầu tư và Phát triển nguồn giống tại đảo Phú Quốc đi vào hoạt động
- Năm 2007, Nhà máy chế biến thủy sản Tắc Cậu đi vào hoạt động
- Năm 2008, Khai trương khu căn hộ cho thuê Fraser Suites và Trung tâm thương mại Syrena tại Hà Nội. Khu nuôi hàu Vân Đồn đi vào hoạt động
- Năm 2009, Trở thành cổ đông chi phối của CTCP Muối Ninh Thuận - NISACO. Khu đồng muối Quán Thẻ đi vào hoạt động. Hệ thống trung tâm Giáo trí TiniWorld đi vào hoạt động
- Năm 2010, Hệ thống CLB Sức khỏe Elite Fitness đi vào hoạt động. Khai trương chuỗi nhà hàng Zpizza
- Năm 2011, Du thuyền Syrena đi vào hoạt động
- Năm 2013, Khai trương Tổ hợp Thương mại & Giải trí Halong Marine Plaza. Khai trương Chung cư Green Bay Towers. Mua lại Công ty Đồ chơi Phương Nga
- Năm 2014, Hoàn thiện nhà liền kề San Hô (Coral Bay Halong). Hoàn thiện dự án dựng Chung cư Ánh Dương (Sunrise Apartments Halong)
- Năm 2015, Ra mắt dự án Royal Lotus Halong Resort & Villas. Phát triển cộng đồng dân cư khép kín đầu tiên tại Hạ Long - Green Bay Village. Ký hợp tác với IHG để phát triển 2 dự án InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort và hạng mục khách sạn - căn hộ dịch vụ dưới thương hiệu Holiday Inn Hotel & Suites tại Viêng Chăn - Lào
- Năm 2016, Khai trương dự án Little Vietnam. Khởi công chung cư Green Bay Premium. Ra mắt dự án Biệt thự Ngọc trai (Pearl Villas). Phát triển khu phức hợp du lịch Phu Quoc Marina. Ra mắt InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort. Ra mắt dự án Phu Quoc WaterFront
- Năm 2017, Ra mắt dự án Citadines Marina Halong do The Ascott Limited quản lý & vận hành. Ra mắt chung cư Green Bay Garden. Công bố phát triển dự án Aeon Mall Hà Đông. Khởi công dự án Regent Phu Quoc. Giới thiệu Sailing Club Phu Quoc. Khai trương khách sạn Crown Plaza Vientiane thuộc tổ hợp TTTM & Văn phòng cho thuê cao cấp Royal Square - Lào
- Năm 2018, Tái cấu trúc tập đoàn, thành lập thương hiệu BIM Land và BIM Energy. Khởi công dự án cụm nhà máy điện mặt trời BIM 1-2-3 có công suất lên tới hơn 300mw, lớn nhất Đông Nam Á. Ký kết hợp tác dự án Park Hyatt Phu Quoc và Grand Bay Halong. Ra mắt dự án Halong Marina Square; Phu Quoc Marina Square & Sailing Club Villas Phu Quoc. Ra mắt Quảng trường biển Phu Quoc Marina. Tổ hợp vui chơi giải trí Sailing Club Phu Quoc đi vào hoạt động. InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort đi vào hoạt động
- Năm 2019, Ra mắt Quảng trường biển Halong Marina. Ra mắt dự án Palm Garden Shop Villas Phu Quoc. Ra mắt Grand Bay Ha Long Residences. BIM Group ký kết thỏa thuận với Samsung C&T, phát triển dự án công viên nước Phu Quoc Marina. BIM Land và Tập đoàn Hyatt ký kết hợp tác triển khai Park Hyatt Phu Quoc. Khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời BIM tại Ninh Thuận
- Năm 2020 - 2021, Ra mắt biệt thự mẫu dự án Park Hyatt Phu Quoc. Ra mắt dự án nghỉ dưỡng cao cấp InterContinental Residences Halong Bay. Ra mắt các dự án Aqua City Ha Long, Park Hyatt Phu Quoc. Ra mắt dự án Sailing Club Signature Resort Ha Long Bay. Ra mắt dự án Horizon Bay. Hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào hoạt động Regent Phu Quoc và Citadines Marina Halong. Khánh thành Nhà máy Điện Gió BIM công suất 88MW tại Ninh Thuận
Mission
Lấy Tri thức và Trí tuệ làm nền tảng, sứ mệnh của BIM Group là kiến tạo những tổ hợp kinh tế và công trình theo tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác quốc tế, phát triển sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tốt cho môi trường sống, góp phần nâng tầm giá trị sống cho cộng đồng.
Review TẬP ĐOÀN BIM
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, chính sách kém, áp lực công việc cao (ID)
Môi trường làm việc thoải mái và năng động, cấp quản lý biết lắng nghe, chuyên nghiệp (ID)
Môi trường thuận lợi, áp lực công việc không cao, công ty cung cấp bữa ăn sáng và trưa (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý kinh doanh là gì?
Quản lý kinh doanh là người có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Vai trò của người Quản lý kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược, định hướng hoạt động, quản lý nguồn lực và nhân lực, đưa ra quyết định chiến lược, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, và đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Bên cạnh đó những công việc như Quản lý dự án, Quản lý thương hiệu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc quản lý kinh doanh
Xác định chiến lược kinh doanh
Quản lý kinh doanh phải xác định chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm việc định hình mục tiêu kinh doanh, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định các phương pháp và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
Lập kế hoạch kinh doanh
Quản lý kinh doanh cũng phải đảm nhiệm việc lập kế hoạch chi tiết để thực hiện chiến lược kinh doanh. Điều này bao gồm xác định các hoạt động cần thực hiện, phân bổ nguồn lực và thiết lập mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động,... cũng như các vấn đề liên quan khác.
Giám sát và đánh giá hiệu quả
Quản lý kinh doanh cũng là người trực tiếp giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Điều này bao gồm theo dõi chỉ số và mục tiêu kinh doanh, đánh giá kết quả và đưa ra biện pháp để cải thiện hiệu suất. Ngoài ra, họ còn là người giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả trong công việc của nhân sự.
Tổ chức và điều phối hoạt động kinh doanh
Quản lý kinh doanh phải tổ chức và điều phối các hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự phối hợp và hiệu quả. Điều này bao gồm phân công nhiệm vụ, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý quan hệ khách hàng.
Quản lý kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
182 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý kinh doanh
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kinh doanh?
Yêu cầu tuyển dụng của quản lý kinh doanh
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Vị trí Quản lý kinh doanh đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
- Kiến thức về kinh tế và quản lý: Quản lý kinh doanh cần có kiến thức vững và sâu về các nguyên lý kinh tế, quy trình quản lý, phân tích dữ liệu và định lượng, kế toán, tiếp thị, quản lý tài chính và các khía cạnh quản lý khác.
- Kiến thức về lĩnh vực hoạt động: Quản lý kinh doanh cần hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp mà họ quản lý. Điều này bao gồm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành và các yếu tố ảnh hưởng khác.
- Kiến thức về pháp luật kinh doanh: Quản lý kinh doanh cần hiểu về các quy định và quy tắc pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh như luật lao động, luật thuế, luật doanh nghiệp, v.v.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng phân tích và quyết định: Quản lý kinh doanh cần có khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Họ cần có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra giải pháp tối ưu.
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân sự: Quản lý kinh doanh cần có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm, xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo động lực cho nhân viên và phát triển tài năng trong tổ chức.
- Kỹ năng quản lý dự án: Quản lý kinh doanh cần có khả năng quản lý dự án, lập kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ và đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiêu chuẩn và thời gian.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp Quản lý kinh doanh thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật,...
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trở thành một người lãnh đạo có nghĩa là bạn phải tìm cách vượt qua nhiều trở ngại mà mình chắc chắn phải đối mặt trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi có cách tiếp cận sáng tạo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận những trở ngại này từ những quan điểm mới và độc đáo.
- Kỹ năng giao tiếp lưu loát: Quản lý kinh doanh cần có khả năng giao tiếp lưu loát và hiệu quả trong việc truyền đạt ý kiến, thông tin và hướng dẫn cho nhân viên và đối tác. Họ cần biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục người nghe.
- Kỹ năng lắng nghe: Quản lý kinh doanh cần có khả năng lắng nghe chân thành và hiểu rõ ý kiến, ý kiến và nhu cầu của nhân viên và khách hàng. Họ cần biết cách tạo môi trường lắng nghe tích cực và đồng thời biết phản hồi một cách thích hợp và xây dựng.
Các kỹ năng khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Quản lý kinh doanh từ 2 - 3 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn
- Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Quản lý kinh doanh
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kinh doanh | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên kinh doanh | 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Quản lý kinh doanh | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Phó phòng kinh doanh/Trưởng phòng kinh doanh | 14.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
8 - 10 năm | Phó giám đốc/giám đốc kinh doanh | 20.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Quản lý kinh doanh và các ngành liên quan:
- Quản lý nhân sự: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên quản lý đơn hàng: 13.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh kinh doanh
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Thực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Nhân viên kinh doanh
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập sinh kinh doanh có thể thăng chức lên vị trí Nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ và thực hiện các hoạt động bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Quản lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
4. Phó phòng và Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 - 8 năm
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.
>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.
>> Xem thêm: Việc làm Phó phòng Kinh doanh đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất
5. Phó giám đốc và giám đốc kinh doanh
Mức lương: 20 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 10 năm kinh nghiệm hoặc cao hơn
Vị trí Phó Giám đốc và Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh với yêu cầu cao cả về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Họ là những người đưa ra chiến lược và đề xuất kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Cả hai vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh và Giám đốc Kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi Phó Giám đốc Kinh doanh hỗ trợ và giám sát các hoạt động hàng ngày, Giám đốc Kinh doanh lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và định hướng dài hạn cho công ty. Cả hai vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Phó Giám đốc Kinh doanh hiện nay
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám đốc Kinh doanh mới nhất
5 bước giúp Quản lý kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Quản lý kinh doanh là người đảm nhận công việc bán hàng, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, nhân viên kinh doanh có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Quản lý kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Quản lý kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp cũng là điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Quản lý kinh doanh ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi Quản lý kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số.
Đảm nhận thêm các công việc
Quản lý kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý dự án mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý thương hiệu đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Quản lý cửa hàng hiện nay