Làm việc với Giám đốc sản phẩm, Quản lý sản phẩm để nắm rõ yêu cầu chung của sản phẩm.
Nghiên cứu, phân tích thị trường và người dùng để hiểu rõ nhu cầu / vấn đề mà sản phẩm cần giải quyết, đồng thời đặt ra mức độ ưu tiên của giải pháp.
Xác định mục tiêu, định hướng của sản phẩm. Từ đó, hoạch định giải pháp và đề ra lộ trình phát triển. Tổng hợp, phân tích dữ liệu từ các công cụ đo đếm để sắp xếp mức độ ưu tiên xây dựng các nhóm tính năng.
Lên danh sách đầu việc cho lộ trình đã đề ra, kèm thứ tự ưu tiên và kỳ hạn hoàn thành.
Quản lý và thúc đẩy kế hoạch phát triển sản phẩm:
Truyền tải mục tiêu, định hướng, lộ trình sản phẩm một cách minh bạch và cập nhật với team sản phẩm của mình. Duy trì sự thống nhất thông tin trong team sản phẩm và các bên liên quan.
Phối hợp với các bộ phận như Product Design, Tech Engineer, Quality Assurance, Marketing. Qua đó: đảm bảo sự đúng đắn và hiệu quả của giải pháp, tham chiếu kết hợp khả năng cung ứng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng thực thi, phối hợp tốt với chiến dịch quảng bá sản phẩm.
Phối hợp với Product Manager cũng như Product Owner khác để đồng bộ định hướng, đưa ra thay đổi kịp thời cho kế hoạch sản phẩm dựa trên chiến lược chung.
Sắp xếp nguồn lực hợp lý, đảm bảo tiến độ và mục tiêu phát triển sản phẩm.
Tối ưu và nâng cấp giá trị sản phẩm:
Vận dụng các công cụ phân tích dữ liệu (Google Analytics, Holistics...) để đo lường chất lượng sản phẩm.
Tham gia support khách hàng khi cần thiết để nắm rõ nhu cầu, khó khăn của họ trong trải nghiệm sản phẩm.
Bổ sung, nâng cấp tính năng sản phẩm dựa trên nhu cầu mới. Nhận yêu cầu hoặc đề xuất kế hoạch phát triển tiếp theo cho sản phẩm.
Tiếp thị sản phẩm đến tay người dùng
Thấm nhuần tư tưởng "tiếp thị sản phẩm bằng chính nó", từ đó xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm theo từng giai đoạn.
Vận hành các hoạt động tiếp thị theo mô hình AARRR vớ sự ưu tiên từ R cho đến A.
Đặc biệt chú trọng đến hoạt động chăm sóc khách hàng và khai thác phương pháp "word of mouth".Chúng tôi đang tìm kiếm ứng viên sở hữu những điều sau đây:
Khả năng kết hợp 3 yếu tố:
"User mindset" để tập trung vào sự thành công của khách hàng thay cho "sức mạnh" của tính năng.
"Business mindset" luôn nhớ đến sự thành công của doanh nghiệp trong mọi quyết định.
"Technical mindset" để đưa ra giải pháp có tính khả thi cao, nhưng không giảm lợi ích cho khách hàng.
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí Product Owner/Business Analytics Leader/Product Manager
Tinh thần "sở hữu" (ownership) và trách nhiệm cao với những việc mình làm.
Khả năng đọc hiểu và giao tiếp Tiếng Anh ở mức tương đương IELTS 6.5.
Có kỹ năng logic, phân tích, truyền đạt và giải quyết vấn đề tốt.
Khả năng chú ý đến chi tiết cao.
Kỹ năng làm việc nhóm và quản lý đội nhóm tốt.
Sự khao khát để phát triển bản thân tốt hơn mỗi ngày.
Tuy không là điều kiện tiên quyết, nhưng sẽ là lợi thế nếu bạn có:
Kinh nghiệm trong việc quản trị sản phẩm digital.
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Thương mại điện tử.
Khả năng sử dụng các công cụ như Figma, Balsamiq Mockups, Axure RP, Sketch .. để xây dựng wireframe & prototype.
Hiểu biết về cách hoạt động HTML/CSS hoặc Javascript.
Kinh nghiệm startup sản phẩm riêng hoặc trong 1 nhóm.Công việc BraveBits sẽ làm
Cung cấp môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp:
Với không gian làm việc rộng mở, hiện đại và phong cách, có khu làm việc và phòng họp riêng, đây sẽ là nơi bạn được truyền cảm hứng làm việc mỗi ngày.
Thiết bị mạnh mẽ: Để đội ngũ làm việc luôn hiệu quả, BraveBits cam kết cung cấp các thiết bị tốt nhất có thể. Chúng tôi liên tục nâng cấp, bổ sung các thiết bị mới để các đội ngũ có thể thực hiện hoá các ý tưởng của mình.
Quản lý đầu việc hiệu quả: Tại BraveBits, công việc luôn luôn đúng giờ và được sắp xếp ngăn nắp nhờ có công cụ quản lý công việc. Chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc lên kế hoạch và luôn có chỉ dẫn rõ ràng cho từng đầu việc.
Khai phá tiềm năng của bạn:
Kết nối bạn với những nguồn lực từ mọi team trong công ty, hỗ trợ bạn các công cụ cần thiết để bạn có thể nắm quyền chủ động trong công việc của mình.
Mang tới cho bạn cơ hội để trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp mà bạn hướng tới, từ đó góp phần hiện thực hoá tương lai mà bạn theo đuổi.
Thay đổi sự tham gia của bạn trong nhiều sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng cung ứng của bạn.
Giúp bạn tập trung phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong công việc.
Tham dự các hội thảo nội bộ mà công ty tổ chức hàng tháng về các lĩnh vực chuyên môn và đời sống.
Tiếp cận với các nguồn thông tin trả phí như research, khóa học và sách chuyên ngành.
Phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn:
Ăn trưa và ăn nhẹ lành mạnh: Ăn ngon, ăn no mà không lo hại sức khỏe với tủ đồ tại BraveBits. Không chỉ giúp bạn làm việc tốt hơn, đồ ăn tại công ty còn là cơ hội tốt để gắn bó thêm với đồng nghiệp!
Cơ hội đi nước ngoài học tập, trải nghiệm cho bạn nhiều hiểu biết về các quốc gia, địa điểm và các nền văn hóa khác nhau giúp bạn mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
Các hoạt động tích cực, câu lạc bộ thể thao, đọc sách, xem phim,...
Khám sức khỏe tổng quát hàng năm tại BV lớn.
Lương và phúc lợi bạn sẽ được hưởng:
Lương chính: từ $1200/tháng, thương lượng tuỳ khả năng. Xét tăng lương, thăng cấp 6 tháng / lần
Thưởng định kỳ theo quý dựa trên đóng góp và kết quả thực tế của sản phẩm, sau khi kết thúc thử việc.
Thưởng tháng 13 và các bảo hiểm đầy đủ theo pháp luật.
SellerSmith là một công ty con của BraveBits - một trong những startup đầu tiên của Việt Nam thành công trong việc phát triển sản phẩm công nghệ trên nền tảng mã nguồn mở cho hàng trăm nghìn khách hàng trên thị trường quốc tế. Công ty là ngôi nhà chung thu hút nhiều bạn trẻ say mê với lĩnh vực lập trình, thiết kế, marketing - cùng có hoài bão tạo ra những sản phẩm công nghệ mang tính đột phá cho người dùng trên toàn cầu. Điều luôn thúc đẩy chúng tôi chính là niềm đam mê cháy bỏng đối với công việc, những công nghệ không ngừng thay đổi và yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm từ phía cộng đồng khách hàng.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Product Owner là gì?
Product Owner là một vai trò quan trọng trong phạm vi quản lý dự án phát triển phần mềm, thường được sử dụng trong mô hình Agile hoặc Scrum. Product Owner là người đại diện cho khách hàng, người sở hữu sản phẩm hoặc dự án, và có trách nhiệm định hình và quản lý sự phát triển của sản phẩm.
Mô tả công việc của Product Owner
Xác định và quản lý yêu cầu sản phẩm
Product Owner phải thu thập, phân tích và ưu tiên các yêu cầu của sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng, phân tích thị trường, và mục tiêu kinh doanh. Họ tạo và duy trì backlog sản phẩm, bao gồm các user stories và tính năng cần thiết cho sự phát triển của sản phẩm.
Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án
Product Owner phối hợp với đội ngũ phát triển để lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện các tính năng của sản phẩm. Họ tham gia vào các buổi họp lập kế hoạch, kiểm tra tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm được phát triển đúng hạn và trong ngân sách dự kiến.
Giao tiếp và phối hợp với các bên liên quan
Product Owner cần phải giao tiếp rõ ràng với các bên liên quan như khách hàng, nhóm phát triển, marketing, và các bộ phận khác để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu và mục tiêu của sản phẩm được hiểu và thực hiện đúng. Họ cũng phải giải quyết các vấn đề phát sinh và điều chỉnh chiến lược khi có sự thay đổi về yêu cầu hoặc thị trường.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Product Owner kiểm tra và đánh giá chất lượng của sản phẩm để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đã đặt ra. Họ tham gia vào quá trình kiểm thử, nhận phản hồi từ người dùng và điều chỉnh các tính năng để cải thiện sản phẩm.
Phát triển và thực hiện chiến lược sản phẩm
Họ xác định các mục tiêu dài hạn cho sản phẩm, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Điều này bao gồm việc phân tích xu hướng thị trường, theo dõi các đối thủ cạnh tranh và đưa ra các quyết định chiến lược về tính năng và ưu tiên phát triển.
Product Owner có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
298 - 498 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Product Owner
Tìm hiểu cách trở thành Product Owner, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Product Owner?
Yêu cầu tuyển dụng của Product Owner
Tuyển dụng một Product Owner (PO) đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sản phẩm cụ thể và một loạt các kỹ năng cơ bản liên quan đến vai trò này. Dưới đây là một tóm tắt về hai tiêu chí quan trọng khi tuyển dụng một Product Owner:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, hoặc các ngành tương tự. Bằng cấp cao hơn như thạc sĩ trong các lĩnh vực này có thể là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên cần có kiến thức vững về quy trình phát triển sản phẩm, bao gồm các phương pháp quản lý dự án như Agile, Scrum, hoặc Kanban. Kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý backlog sản phẩm, viết user stories, và lập kế hoạch phát triển sản phẩm là rất quan trọng. Hiểu biết về các công cụ quản lý sản phẩm như Jira, Trello, hoặc Asana cũng là yêu cầu cần thiết.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp của Product Owner phải cực kỳ xuất sắc để có thể truyền đạt rõ ràng và hiệu quả các yêu cầu sản phẩm tới các bên liên quan, bao gồm đội ngũ phát triển, khách hàng, và các bộ phận khác trong công ty. Khả năng thuyết phục và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc giúp đảm bảo rằng tất cả các bên đều hiểu và đồng ý với các mục tiêu sản phẩm. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng hỗ trợ trong việc giải quyết xung đột và tạo ra sự đồng thuận giữa các nhóm làm việc khác nhau.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Product Owner cần có khả năng phân tích các yêu cầu và vấn đề của sản phẩm một cách sâu sắc. Kỹ năng phân tích giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục chúng. Sự nhạy bén trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề là chìa khóa để đảm bảo rằng sản phẩm phát triển đúng hướng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kỹ năng này còn bao gồm khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin chính xác.
- Kỹ năng chiến lược và định hướng thị trường: Product Owner cần có khả năng phát triển và thực hiện chiến lược sản phẩm dựa trên sự hiểu biết sâu rộng về thị trường và các xu hướng ngành. Kỹ năng này bao gồm khả năng dự đoán xu hướng, phân tích đối thủ cạnh tranh, và điều chỉnh các kế hoạch phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng và mục tiêu kinh doanh. Sự hiểu biết về thị trường giúp đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phù hợp với các xu hướng và yêu cầu tương lai.
Các yêu cầu khác
Tinh thần học hỏi và cải tiến liên tục: Ứng viên cần có tinh thần học hỏi và cải tiến liên tục để cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới trong lĩnh vực phát triển sản phẩm. Sự cởi mở với phản hồi và khả năng điều chỉnh phương pháp làm việc dựa trên kinh nghiệm và phản hồi giúp Product Owner không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả công việc, từ đó đóng góp tích cực vào sự thành công của sản phẩm và công ty.
Lộ trình thăng tiến của Product Owner
1. Thực tập sinh Product Owner
Mức lương: 3 - 5 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh Product Owner là vị trí thích hợp cho sinh viên năm cuối hoặc người mới tốt nghiệp có mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý sản phẩm. Thực tập sinh sẽ được làm việc chặt chẽ với đội ngũ phát triển và các bên liên quan để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thị trường.
>> Đánh giá: Vị trí này phù hợp với những ứng viên có nền tảng học vấn trong các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, và có đam mê với công nghệ và quản lý sản phẩm. Ứng viên cần có kỹ năng phân tích, giao tiếp tốt, và khả năng làm việc nhóm. Ngoài ra, khả năng học hỏi nhanh và làm việc độc lập cũng rất quan trọng để phát triển trong vai trò này.
2. Product Owner
Mức lương: 25 - 40 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Product Owner là vị trí chủ chốt trong việc phát triển và quản lý sản phẩm từ giai đoạn ý tưởng đến khi ra mắt thị trường. Người đảm nhận vai trò này chịu trách nhiệm xác định yêu cầu sản phẩm, quản lý backlog, và đảm bảo rằng đội ngũ phát triển thực hiện đúng kế hoạch. Product Owner cần có tầm nhìn chiến lược và khả năng làm việc chặt chẽ với các bên liên quan như đội phát triển, marketing, và bán hàng để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
>> Đánh giá: Vị trí Product Owner phù hợp với những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý sản phẩm hoặc các vai trò tương tự, có kiến thức sâu rộng về thị trường và khả năng lãnh đạo đội ngũ. Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và tư duy chiến lược là rất quan trọng để thành công trong vai trò này.
3. Assistant Product Owner
Mức lương: 15 - 25 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Assistant Product Owner là vị trí hỗ trợ trực tiếp cho Product Owner trong việc quản lý và phát triển sản phẩm. Người đảm nhận vai trò này sẽ tham gia vào việc thu thập và phân tích yêu cầu sản phẩm, quản lý backlog, và phối hợp với đội ngũ phát triển để đảm bảo các tính năng được triển khai đúng thời hạn và đạt chất lượng cao.
>> Đánh giá: Ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và khả năng làm việc nhóm để hỗ trợ Product Owner trong việc thực hiện các mục tiêu dự án. Đây là một cơ hội tuyệt vời để phát triển kỹ năng quản lý sản phẩm và tiến lên các vị trí cao hơn trong tương lai.
>> Xem thêm:
Việc làm Intern Product Owner đang tuyển dụng
Việc làm Senior Product Owner đang tuyển dụng
Việc làm Product Owner mới cập nhật