Mô tả công việc
Hoàn thành nhiệm vụ phát triển đúng thời hạn và chất lượng cao.
Chịu trách nhiệm phát triển và duy trì các giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ và trực quan hóa dữ liệu bằng Power Apps và Power Automate.
Giao tiếp với bộ phận kinh doanh và người dùng để hiểu nhu cầu, thiết kế và thử nghiệm các giải pháp, đồng thời cung cấp đào tạo và hỗ trợ.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả của chương trình, đồng thời tối ưu hóa và cải thiện dựa trên phản hồi của người dùng và những thay đổi trong kinh doanh.
Yêu cầu công việc
Ưu tiên ứng viên biết thêm tiếng Anh.
Ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến việc phát triển trở lên.
Quen thuộc với các tương tác front- end và back- end và có thể tích hợp liền mạch với các hệ thống back- end.
Tốt nghiệp cao đẳng /đại học các chuyên ngành liên quan: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin…
Làm quen với bất kỳ framework phát triển nào được ghép nối với các ngôn ngữ trên: Microsoft Power Platform, ASP.NET, ASP.NET Core
Làm quen với mọi cú pháp cơ sở dữ liệu: SQL, MySQL
Quen thuộc với ngôn ngữ phát triển: C hoặc Microsoft Power Platform
Làm quen với các công nghệ front- end VueJS, HTML, CSS, JavaScript, TypeScript
Có kỹ năng giao tiếp và cộng tác tốt, đồng thời có thể giao tiếp và phối hợp hiệu quả với các bộ phận và người dùng khác nhau.
Có tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, đồng thời có thể phân tích và xử lý các tình huống nghiệp vụ phức tạp cũng như các vấn đề về dữ liệu.
Có khả năng học hỏi và đổi mới tốt, có khả năng làm chủ và áp dụng các công nghệ, xu hướng mới nhất và liên tục tối ưu hóa, cải tiến các giải pháp.
Quyền lợi
- Đào tạo
- Tăng lương
- Chăm sóc sức khỏe
- Nghỉ phép năm
- Cơm trưa: 50k/ngày
- Trợ cấp con nhỏ
- Trợ cấp ngoại ngữ
- Công tác phí
- BHXH, BHYT, BHTN
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-19 23:30:03
• Được thành lập tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vào ngày 23/2015/100, Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) là nhà máy sản xuất chuyên ngành Dệt may, Quần áo, Polyester, Sợi hóa học, Nhựa, PET, v.v. và các sản phẩm sẽ được cung cấp cho các nhà máy may mặc và xuất khẩu sang các nước khác với các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Decathlon, v.v.
• Với diện tích 120ha và mở rộng thứ hai sẽ là 1500ha nữa, đây là một trong những nhà máy nước ngoài lớn nhất được đầu tư tại Bình Dương. Hiện nay, nhân lực của Công ty là hơn <> nhân viên bao gồm Nhân viên / Kỹ sư, Kỹ thuật viên và Nhân viên vận hành.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,….
- Được tham gia bảo hiểm tai nạn cá nhân
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hằng năm
- Party kỷ niệm công ty, sinh nhật sếp, tiệc cuối năm, các ngày sự kiện….
- Hoạt động thể thao
Lịch sử thành lập
- Được đầu tư thành lập vào ngày 23 tháng 6 năm 2015
Mission
- Chuyên gia, Kỹ thuật viên đến từ Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam và những Công nhân viên ở địa phương đến từ địa bàn tỉnh Bình Dương, các tỉnh ở khu vực lân cận cũng như trong cả nước.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi luôn chú trọng tới việc bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng để mà tăng phúc lợi và cân bằng mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường tự nhiên tại địa phương. Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) không chỉ cung cấp các khóa đào tạo chuyên môn trên kỹ năng nghề nghiệp và tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân viên, mà còn khuyến khích công nhân viên luôn luôn học tập, trau dồi và mở rộng kiến thức và phát triển tương lai.
- Chúng tôi tin chắc rằng nguyên nhân cốt lỗi cho sự tồn tại của chúng tôi là đổi mới, sáng tạo ra những giải pháp bền vững thiết thực cho cuộc sống tốt đẹp hơn, môi trường trong sạch hơn và sự phát triển kinh tế.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư phát triển phần mềm ERP là gì?
1. Kỹ sư phát triển phần mềm ERP là gì?
Kỹ sư phát triển phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và duy trì các hệ thống phần mềm ERP cho các tổ chức và doanh nghiệp. ERP là một loại phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp tích hợp, giúp tổ chức quản lý hiệu quả các quy trình kinh doanh, từ quản lý tài chính, nguồn nhân lực, quản lý sản xuất đến quản lý tồn kho và cung ứng. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh Lập trình nhúng, Lập trình viên, Kĩ sư Lập trình Linux,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Phần mềm ERP là gì? Các phần mềm ERP phổ biến tại Việt Nam
2.1. Phần mềm ERP là gì?
Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp, tích hợp các chức năng như tài chính, nhân sự, sản xuất, bán hàng và quản lý chuỗi cung ứng vào một nền tảng duy nhất. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.2. Các phần mềm ERP phổ biến tại Việt Nam
SAP: Đầu tiên có thể kể đến phần mềm ERP SAP Business One tích hợp nhiều dạng module khác nhau phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần mềm được tích hợp trên nền tảng điện toán đám mây, giúp cho nhiều doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính, điều hành hệ thống, chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
Oracle: Là một trong các phần mềm ERP hiện nay được các doanh nghiệp lựa chọn trong hoạt động quản lý nhân lực, phân phối cũng như sản xuất. Phần mềm là giải pháp ERP được tích hợp trên nền tảng điện toán đám mây phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.
Microsoft Dynamics: Microsoft là phần mềm ERP không chỉ cung cấp kết nối dữ liệu trong hệ thống ERP mà còn trong các công cụ năng suất, thương mại điện tử và thậm chí cả các giải pháp tương tác với khách hàng. Hệ thống giải pháp Microsoft Dynamics mang đến nhiều lợi ích hữu hiệu và tính năng nổi bật dành cho người dùng.
MISA AMIS: Một trong các phần mềm ERP phổ biến hiện nay không thể không nhắc đến Amis, được cung cấp bởi công ty phát triển phần mềm uy tín Misa. Amis là giải pháp quản trị hiệu quả cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Open Bravo: Phần mềm quản trị ERP tiếp theo được nhắc đến trong danh sách này là Open Bravo. Đây là một phần mềm có tốc độ load nhanh, dễ sử dụng và có khoảng 6000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dùng đến phần mềm này.
Apache Ofbiz: Là một trong các phần mềm ERP hiện nay được nhiều công ty tin tưởng để quản lý doanh nghiệp. Phần mềm với thiết kế theo những module có sẵn hoặc hỗ trợ tuỳ chỉnh tuỳ thuộc vào yêu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp.
ERPNext: Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERPNext là phần mềm của Ấn Độ và được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn. ERPNext sở hữu điểm nổi bật là mã nguồn mở “low code, no code”.
FastWork: Khác với các phần mềm ERP hiện nay như Bravo, ERPNext,… FastWork phát triển hệ thống những ứng dụng chuyên biệt thích hợp cho từng nhóm khách hàng vừa và nhỏ. FastWork tập trung vào việc tối ưu chi phí vận hành cũng như cải thiện hoạt động kinh doanh.
Odoo: Phần mềm Odoo có mã nguồn mở cho phép người dùng phát triển. Ngoài ra, Odoo còn tích hợp những tính năng bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
Epicor: Một hệ thống phần mềm hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp. Với những tùy chọn, tính năng có thể mở rộng theo từng quy mô của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP Epicor.
3. So sánh phần mềm SAP và ERP
SAP là một trong những hệ thống ERP phổ biến nhất trên thế giới. Vì vậy, khi so sánh SAP và ERP được hiểu là so sánh SAP với các hệ thống ERP khác. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa SAP và các hệ thống ERP khác:
Độ phổ biến
SAP là một trong những hệ thống ERP phổ biến nhất trên thế giới. Phần mềm ERP này được sử dụng bởi hàng ngàn công ty trên toàn cầu. Trong khi đó, các hệ thống ERP khác có thể không phổ biến như SAP. Tại Việt Nam, bạn có thể gặp các phần mềm ERP khác với khả năng tương thích kinh doanh bản địa tốt hơn.
Tính toàn diện
SAP cung cấp một hệ thống ERP toàn diện, với nhiều module để quản lý các hoạt động khác nhau của một công ty, từ tài chính, sản xuất, quản lý vật liệu đến nhân sự và hệ thống phân phối. Các hệ thống ERP khác có thể không cung cấp đầy đủ các tính năng này. Đây có thể là do hạn chế về nguồn lực và lịch sử phát triển. SAP đã đi tiên phong và có thời gian phát triển lâu đời.
Tính linh hoạt
SAP cung cấp các module có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của một công ty. Tuy nhiên, việc tùy chỉnh này có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Điều này được lý giải là vì phần mềm SAP đã phát triển lâu đời. Các hệ thống ERP mới hơn khác có thể linh hoạt hơn trong việc tùy chỉnh và có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Một số phần mềm ERP hiện nay có độ tương thích và tùy chỉnh cao như: Misa, 1Office, Dogoo Office, Workapp,… phù hợp với tập quán kinh doanh tại Việt Nam.
Chi phí
SAP là một trong những hệ thống ERP đắt tiền nhất trên thị trường. Với mức giá 200.000đ/ người dùng/ tháng, công ty 10 nhân sự sẽ mất khoảng 2.000.000đ để sử dụng. Đối với các công ty có nhu cầu riêng, sửa custom phần mềm, SAP sẽ thu thêm phí khá cao. Hơn nữa, mức phí triển khai cao có thể là rào cản lớn. Các hệ thống ERP khác của Việt Nam có thể có giá thấp hơn đáng kể. Với mức giá khoảng 40.000đ/ tài khoản, miễn phí triển khai sẽ dễ thở hơn với đại đa số doanh nghiệp Việt Nam.
Khả năng tích hợp
SAP có thể tích hợp với các hệ thống khác để cung cấp một hệ thống ERP toàn diện. Tuy nhiên, việc tích hợp này cũng có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các hệ thống ERP khác có thể cũng có khả năng tích hợp tốt hơn hoặc dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một số phần mềm ERP Việt Nam để tích hợp quản lý nội bộ bảo hiểm xã hội, gửi thông tin lên Cổng BHXH Việt Nam.
Tóm lại, SAP là một trong những hệ thống ERP phổ biến và toàn diện nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng SAP hay các hệ thống ERP khác lại đang phổ biến hơn tại Việt Nam. Điều này được lý giải bởi các giải pháp ERP như Dogoo Office, Misa, Fastwork phù hợp với nhu cầu công ty và ngân sách công ty hơn.
4. Lương và các công việc của Kỹ sư phát triển phần mềm ERP
4.1. Lương của Kỹ sư phát triển phần mềm ERP
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Kỹ sư phát triển phần mềm ERP, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về Mức lương Kỹ sư phát triển phần mềm ERP. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Kỹ sư phát triển phần mềm ERP theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh phát triển phần mềm ERP | 5.000.000 - 6.300.000 triệu/tháng |
1 - 3 năm | Nhân viên phát triển phần mềm ERP | 12.000.000 - 20.400.000 triệu/tháng |
3 - 6 năm | Kỹ sư phát triển phần mềm ERP | 15.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Chuyên gia phát triển phần mềm ERP | 25.000.000 - 35.600.000 triệu/tháng |
4.2. Các công việc của Kỹ sư phát triển phần mềm ERP
Kỹ sư phát triển phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống ERP cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của họ:
Theo dõi xu hướng công nghệ và phân tích yêu cầu người dùng
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP phải kể đến là theo dõi xu hướng công nghệ và phân tích yêu cầu người dùng. Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP có trách nhiệm theo dõi và nắm bắt những xu hướng mới trong lĩnh vực phần mềm ERP và công nghệ để đảm bảo rằng hệ thống luôn cập nhật và cạnh tranh. Họ phải tìm hiểu và nắm rõ yêu cầu của khách hàng hoặc tổ chức để hiểu được quá trình kinh doanh và nhu cầu cụ thể của họ. Đối chiếu yêu cầu với các tính năng và khả năng có sẵn trong hệ thống ERP để đảm bảo phù hợp.
Thiết kế hệ thống và phát triển phần mềm
Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP thường là người lên kế hoạch và thiết kế kiến trúc hệ thống ERP dựa trên yêu cầu của khách hàng. Xác định cách tích hợp các mô-đun và chức năng trong hệ thống để đáp ứng tất cả các khía cạnh của quản lý doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ lập trình, phát triển và xây dựng các mô-đun và tính năng của hệ thống ERP. Sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công nghệ phù hợp để tạo ra phần mềm chất lượng cao và dễ bảo trì.
Kiểm tra, hỗ trợ và bảo trì hệ thống
Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP sẽ là người thực hiện các bài kiểm tra để đảm bảo tính ổn định, tính nhất quán và tính bảo mật của hệ thống. Sửa lỗi và tối ưu hóa hiệu suất nếu cần thiết. Họ cũng hỗ trợ quá trình triển khai hệ thống ERP trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách trơn tru và được sử dụng hiệu quả. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP sẽ là người cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng cuối và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng hệ thống. Thực hiện các bản vá, cập nhật và nâng cấp hệ thống khi cần thiết để duy trì tính ổn định và cải thiện tính năng.
5. Khó khăn của công việc Kỹ sư phát triển phần mềm ERP
Đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hệ thống
Việc phát triển phần mềm ERP đòi hỏi kỹ sư phải đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy trình kinh doanh và khả năng phân tích yêu cầu chi tiết.
Quản lý dữ liệu phức tạp
ERP tích hợp nhiều chức năng và dữ liệu từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Kỹ sư phải xử lý và quản lý khối lượng dữ liệu lớn, đảm bảo tính nhất quán và an toàn của thông tin.
Đảm bảo tính linh hoạt và khả năng mở rộng
Hệ thống ERP cần linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của doanh nghiệp và có khả năng mở rộng khi doanh nghiệp phát triển. Kỹ sư phải thiết kế hệ thống sao cho dễ dàng cập nhật và mở rộng trong tương lai.
Đối mặt với sự thay đổi công nghệ liên tục
Ngành công nghệ thông tin thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi kỹ sư phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để áp dụng vào việc phát triển phần mềm ERP. Điều này có thể tạo ra áp lực lớn trong công việc.
Đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ quy định
Hệ thống ERP chứa đựng thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp. Kỹ sư phải đảm bảo hệ thống tuân thủ các quy định về bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân, tránh rủi ro bị tấn công hoặc rò rỉ thông tin.
Quản lý dự án và thời gian
Việc triển khai hệ thống ERP thường kéo dài và phức tạp. Kỹ sư cần có kỹ năng quản lý dự án tốt để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, đồng thời phối hợp hiệu quả với các bộ phận liên quan.
Đối mặt với sự phản đối từ người dùng cuối
Người dùng cuối có thể phản đối việc thay đổi quy trình làm việc khi chuyển sang hệ thống ERP mới. Kỹ sư cần phối hợp với bộ phận đào tạo và hỗ trợ người dùng để giảm thiểu sự phản đối và đảm bảo việc chuyển giao diễn ra suôn sẻ.
Để vượt qua những khó khăn này, kỹ sư phát triển phần mềm ERP cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt, khả năng quản lý thời gian và dự án hiệu quả, cùng với sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi không ngừng.
Kỹ sư phát triển phần mềm ERP có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư phát triển phần mềm ERP
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư phát triển phần mềm ERP, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư phát triển phần mềm ERP?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP
Yêu cầu tuyển dụng cho một vị trí Kỹ sư phát triển phần mềm ERP thường yêu cầu ứng viên đáp ứng được cả hai tiêu chí sau đây: Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản.
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về ERP (Enterprise Resource Planning): Ứng viên cần có kiến thức sâu rộng về ERP, bao gồm hiểu biết về hệ thống ERP phổ biến như SAP, Oracle, Microsoft Dynamics, hoặc các hệ thống ERP tùy chỉnh. Điều này bao gồm hiểu biết về quy trình kinh doanh, quản lý tài nguyên, quản lý dự án, quản lý quan hệ khách hàng, và các khía cạnh khác của ERP.
- Kiến thức về lập trình và cơ sở dữ liệu: Kỹ sư phát triển phần mềm ERP cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, C#, Python, hoặc JavaScript. Họ cũng cần hiểu về cơ sở dữ liệu SQL và biết làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, Oracle Database, SQL Server.
- Kiến thức về quy trình phát triển phần mềm: Đây bao gồm hiểu biết về các phương pháp phát triển phần mềm như Agile, Scrum, Waterfall, và quy trình kiểm thử phần mềm.
Yêu cầu về kỹ năng
- Lập trình và phân tích mã nguồn: Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP cần có khả năng viết mã nguồn chất lượng và phân tích mã nguồn hiện có để tùy chỉnh hoặc mở rộng hệ thống ERP theo yêu cầu của doanh nghiệp hay khách hàng.
- Giao tiếp và làm việc nhóm: Kỹ sư phát triển phần mềm ERP thường phải làm việc cùng với các bộ phận khác trong tổ chức cũng như là khách hàng, lãnh đạo,... vì vậy khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc trong nhóm là rất quan trọng.
- Giải quyết vấn đề và phân tích: Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật và chức năng trong hệ thống ERP là một yêu cầu quan trọng đối với một Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP.
- Tự học và nâng cấp kiến thức: Vì lĩnh vực ERP thường thay đổi liên tục, Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP cần có khả năng tự học và nâng cấp kiến thức liên quan đến công nghệ và ERP mới để đáp ứng cho công việc hàng ngày.
Các yêu cầu khác
- Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học
- Cẩn thận, tỉ mỹ, kỹ càng
- Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
1 - 3 năm | Nhân viên Triển khai phần mềm | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Chuyên viên Triển khai phần mềm | 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư Phát triển phần mềm ER và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh nhúng: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh Android Developer: 3.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng
- Lập trình viên: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên Triển khai phần mềm
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Sau thời gian thực tập, bạn có thể được tuyển dụng làm nhân viên triển khai phần mềm cơ bản. Nhiệm vụ của bạn bao gồm triển khai phần mềm, cài đặt, và hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm. Tiếp tục học hỏi về công nghệ và quy trình triển khai phần mềm. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn cũng có thể phụ trách quản lý dự án nhỏ, tối ưu hóa quy trình triển khai, và hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp hơn.
>> Đánh giá: Việc làm Nhân viên Triển khai phần mềm là sự phù hợp cho những người chưa có kinh nghiệm hoặc đã có kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực phần mềm và muốn phát triển sự nghiệp lên một cấp độ cao hơn. Vị trí này đòi hỏi sự am hiểu về các quy trình phần mềm, kiểm soát lỗi, khả năng xử lý vấn đề và giao tiếp tốt với khách hàng cũng như các bộ phận khác trong công ty.
2. Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Trong vai trò Kỹ sư phát triển phần mềm ERP này, bạn sẽ có kiến thức sâu rộng về hệ thống ERP và có khả năng đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc thiết kế, phát triển và triển khai các module và các phiên bản mới của hệ thống. Bạn cũng có thể tham gia vào việc đưa ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề phát sinh và hỗ trợ khách hàng trong việc triển khai và sử dụng hệ thống ERP.
>> Đánh giá: Công việc Kỹ sư phát triển phần mềm ERP có mức lương khá cao và đi kèm với đó là nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên cũng bao gồm cả những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng chuyên môn tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Chuyên viên Triển khai phần mềm
Mức lương: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Để đạt tới mức này, bạn cần có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực triển khai phần mềm. Nhiệm vụ của bạn bao gồm quản lý các dự án lớn, tư vấn cho khách hàng về các giải pháp triển khai, và đảm bảo rằng quy trình triển khai được thực hiện một cách hiệu quả và an toàn. Có thể phụ thuộc vào công ty, bạn có thể có khả năng quản lý và đào tạo những nhân viên triển khai phần mềm trẻ hơn.
>> Đánh giá: Chuyên viên Triển khai phần mềm là vị trí dành cho những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành và có khả năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ nhân viên triển khai phần mềm. Vị trí này phù hợp với những ai có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên và có khả năng hoạch định chiến lược cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến phát triển phần mềm. Việc làm Chuyên viên triển khai phần mềm có mức lương khá hấp dẫn với với cơ hội thăng tiến cao.
5 bước giúp Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Để nổi bật và nâng cao thu nhập trong vai trò Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP, điều quan trọng nhất là phải có kiến thức vững về các nguyên lý cơ bản của phần mềm và công nghệ thông tin. Việc tham gia vào các khóa học chuyên sâu, các khoá đào tạo trực tuyến hoặc offline, và cả các chứng chỉ quốc tế như CCNA (Cisco Certified Network Associate) hay CompTIA A+ sẽ giúp bạn củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, việc thực hành và áp dụng những kiến thức học được vào các dự án thực tế sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng kỹ năng mạnh mẽ để giải quyết các thách thức trong công việc hàng ngày.
Tích lũy kinh nghiệm và dự án thực tế
Để không chỉ là một Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP thông thạo về lý thuyết mà còn được công nhận về khả năng làm việc thực tế, bạn nên tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế. Đây là cơ hội để áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức. Việc có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường giá trị cá nhân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao thu nhập và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng và công việc một cách rõ ràng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các nhà quản lý. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và thu nhập cá nhân.
Tự phát triển và đề xuất các dự án sáng tạo
Một trong những cách để nổi bật và đạt được thu nhập cao hơn là tự mình phát triển và đề xuất các dự án lập trình. Các dự án này không chỉ giúp bạn thể hiện năng lực và sự sáng tạo mà còn tạo ra giá trị thực tiễn cho tổ chức. Việc đề xuất và triển khai các giải pháp mới, có tính ứng dụng cao sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và có thể dẫn đến cơ hội được tuyển dụng vào vị trí công việc cao hơn và với mức thu nhập tốt hơn.
Đảm nhận thêm các công việc
Kỹ sư Phát triển phần mềm ERP có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Kỹ sư phần mềm đang tuyển dụng