120 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nam
Đăng 11 ngày trước
Trên 6.8 triệu
Thái Bình
Đăng 18 ngày trước
10 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 21 ngày trước
11 - 13 triệu
Bắc Giang
Đăng 23 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Smartcom VIỆT NAM
Giáo Viên Quản Lý Lớp
Smartcom VIỆT NAM
4.3
10 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 23 ngày trước
11 - 13 triệu
Bắc Giang
Đăng 23 ngày trước
8 - 10 triệu
Đà Nẵng
Đăng 23 ngày trước
Tới 3 triệu
Hà Nội
Đăng 23 ngày trước
7 - 10 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 23 ngày trước
9 - 12 triệu
Đăng 24 ngày trước
8 - 11 triệu
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
8 - 10 triệu
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
9 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Tây Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Tới 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
10 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
17 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
17 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC AEG VIỆT NAM
Us Dual Program Advisor
AEG VIETNAM EDU., JSC
8 - 10 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
1 - 4 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Tương Lai Mỹ Anh - Trung tâm Anh ngữ Amslink
Quản Lý Lớp Học
Amslink English Center
7 - 9 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Đại học Bách khoa Hà Nội
Thông báo tuyển hỗ trợ giảng dạy - Học kỳ 2024.1
Đại học Bách khoa Hà Nội
3.7
13 đánh giá 5 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 05/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 05/09/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Địa điểm làm việc: Hà Nam
- Đang cập nhật ...
Khu vực
Báo cáo
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội Xem trang công ty
Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hanoi University of Science and Technology hay còn gọi là Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập năm 1956, các thế hệ giảng viên và cán bộ ĐHBK Hà Nội luôn tận tụy làm việc, cống hiến để “phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước”. Sự đóng góp lớn lao của Người Bách khoa - đội ngũ hàng trăm ngàn cựu sinh viên, những người đã và đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và giáo dục đào tạo, đã làm nên danh tiếng ĐHBK Hà Nội ngày nay.

Công việc của Trợ giảng là gì?

Theo Luật Giáo dục tại khoản 2 Điều 54 được ban hành năm 2012 và sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định Trợ Giảng (Tutors)  như sau: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”. Vì vậy, trợ giảng cũng có thể được xem có vai trò như một giảng viên. Tuy nhiên, từ “trợ” trong cụm “trợ giảng” mang ý nghĩa là hỗ trợ, nên công việc chính của một trợ giảng sẽ là hỗ trợ các giảng viên thuộc các cơ sở giáo dục Nhà nước và tư nhân trong công cuộc giảng dạy. 

Mô tả công việc của Trợ giảng

Chuẩn bị tài liệu, slide và hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên

Trợ giảng cần chuẩn bị slide bài giảng sao cho thu hút, sinh động và dễ hiểu từ các tài liệu của giáo viên và chương trình giảng dạy của trung tâm cũng như in các tài liệu, bài tập ra khi giáo viên yêu cầu trong khoảng thời gian vài ngày trước khi buổi học chính thức bắt đầu. 

Trợ giảng là người kiểm tra và chấm điểm bài tập của học viên

Giáo viên có thể đưa ra các bài tập cho học viên hoặc giao các bài tập về nhà vào mỗi buổi học. Và việc kiểm tra và chấm điểm các bài tập đó, theo dõi tình hình học tập của học viên và báo lại với giáo viên để có định hướng giảng dạy tốt hơn chính là một trong các công việc của trợ giảng. Trong nhiều trường hợp, trợ giảng sẽ là người giải đáp các thắc mắc của học viên khi họ gặp khó khăn trong quá trình học tập, hay làm sai bài tập thông qua các group trao đổi hoặc trước mỗi buổi học mới. 

Công việc phụ đạo cho học sinh kém của trợ giảng

Phụ đạo cho những học viên có thành tích kém sau mỗi giờ lên lớp cũng là một trong các công việc của trợ giảng. Đây không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với trợ giảng. Tùy thuộc vào dịch vụ tại mỗi trung tâm cũng như đặc điểm của từng khóa học để quyết định lớp phụ đạo này có tồn tại hay không.  

Tổ chức các hoạt động trên lớp và ngoại khóa

Để có không khí sôi nổi trong các giờ học, thường trợ giảng và giáo viên sẽ cần tổ chức thêm các trò chơi, cuộc thi giữa các nhóm để học viên tương tác tích cực học và hiểu bài hơn. Nhiều trung tâm cũng sẽ có một khoản chi phí hỗ trợ để khuyến khích cho các hoạt động liên hoan hay sinh nhật của học viên để tăng tính tương tác, liên kết giữa các thành viên trong lớp cũng như giữa các học viên với giáo viên. Và trợ giảng sẽ là người triển khai các nội dung này với trung tâm để tổ chức các hoạt động kể trên.

Trợ giảng có mức lương bao nhiêu?

78 - 130 triệu /năm
Tổng lương
72 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

78 - 130 triệu

/năm
78 M
130 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ giảng

Tìm hiểu cách trở thành Trợ giảng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng
78 - 130 triệu/năm
Giảng viên
130 - 260 triệu/năm
Cố vấn học tập
144.000.000 triệu/năm
Trợ giảng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
48%
2 - 4
33%
5 - 7
19%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng?

Yêu cầu tuyển dụng của Trợ giảng

Trợ giảng cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.
  • Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử  dụng photoshop và các phần mềm design khác.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Trợ giảng cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
  • Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Trợ giảng sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Trợ giảng có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên. 
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Trợ giảng phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Trợ giảng cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Trợ giảng cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Trợ giảng nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.

Các yêu cầu khác 

  • Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng, gia sư,... hoặc các nghề nghiệp liên quan
  • Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
  • Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận

Lộ trình nghề nghiệp của Trợ giảng

1. Trợ giảng 

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn.

2. Giảng viên 

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

>> Đánh giá: Công việc Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.

3. Cố vấn học tập

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

4. Phó Trưởng khoa trường Đại học 

Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

>> Đánh giá: Đây là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn.

5 bước giúp Trợ giảng thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Trợ giảng, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trợ giảng. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Trợ giảng là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Trợ giảng nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc chính của Trợ giảng là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. 

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, khối lượng công việc của Trợ giảng là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Tìm việc theo nghề nghiệp