20 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
8 - 10 triệu
Hà Nội
Đăng 15 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Reigate Grammar Việt Nam
Trợ giảng tiếng Anh (Teaching Assistant/Support Staff)
Trường TH, THCS và THPT Reigate Grammar
10 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 9 ngày trước
7 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 4 ngày trước
Tới 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
8 - 15 triệu
Hà Nội & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tuyển hợp đồng lao động đợt 3 năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 25/10/2024
Hạn nộp hồ sơ: 25/10/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 39
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
456 Minh Khai- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 8 tháng 4 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp ban hành Quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý người lao động theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn;
Căn cứ Nghị quyết số 05 ngày 19 tháng 01 năm 2024 của Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp về việc thông qua cơ cấu lao động và chủ trương tuyển dụng năm 2024;
Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp thông báo tuyển hợp đồng lao động đợt 3 năm 2024 với các nội dung cụ thể như sau:

1. CHỈ TIÊU BỔ SUNG, VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG, TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
1.1 Chỉ tiêu hợp đồng lao động toàn thời gian
– Khoa Cơ khí: 01 giảng viên bộ môn Cơ điện tử
– Khoa Công nghệ thông tin:
+ 03 trợ giảng bộ môn Mạng máy tính và Công nghệ đa phương tiện
+ 02 trợ giảng bộ môn Hệ thống thông tin
– Khoa Công nghệ thực phẩm: 01 GS/PGS ngành Công nghệ thực phẩm
– Khoa Điện – Tự động hóa: 02 giảng viên và 02 trợ giảng
– Khoa Điện tử và Kỹ thuật máy tính: 02 Tiến sĩ; 01 Thạc sĩ và 02 trợ giảng
– Khoa Du lịch khách sạn:
+ 01 GS/PGS khối ngành Kinh tế hoặc Tiến sĩ chuyên ngành Du lịch, văn hóa hoặc các ngành gần
+ 01 giảng viên
+ 01 trợ giảng
– Khoa Kế toán Kiểm toán: 02 GS/PGS khối ngành Kinh tế hoặc Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán
– Khoa Tài chính – Ngân hàng và Bảo hiểm: 02 GS/PGS khối ngành Kinh tế
– Khoa Quản trị và Marketing:
+ 01 GS/PGS khối ngành kinh tế
+ 01 Tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh hoặc Marketing
+ 01 trợ giảng
– Khoa Thương mại:
+ 01 Tiến sĩ ngành Kinh doanh thương mại
+ 01 Thạc sĩ ngành Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng hoặc ngành gần
+ 01 trợ giảng bộ môn Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
– Khoa Lý luận chính trị và Pháp luật: 01 giảng viên trình độ tiến sĩ
– Phòng Công nghệ thông tin:
+ 02 cán bộ nghiệp vụ phụ trách quản lý, xây dựng, phát triển và ứng dụng các hệ thống phần mềm.
+ 02 Nhân viên nghiệp vụ Quản trị hệ thống mạng, vận hành hệ thống thiết bị giảng đường, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, trực họp / học trực tuyến.
1.2. Chỉ tiêu hợp đồng lao động làm việc không trọn thời gian:
– Phòng Tuyển sinh truyền thông: 01 cộng tác viên phụ trách công tác truyền thông
– Phòng Khoa học – Công nghệ: 01 cộng tác viên
– Phòng Công nghệ thông tin: 03 cộng tác viên
1.3. Tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký theo từng vị trí tuyển dụng:
– Chi tiết về tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký của các vị trí tuyển dụng bổ sung như Phụ lục 1.

2. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TUYỂN
2.1. Đối với giảng viên, trợ giảng ký hợp đồng lao động toàn thời gian:
– Được trả lương theo thỏa thuận hợp đồng;
– Được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định. Trường hợp giảng viên đang hưởng chế độ hưu trí thì ngoài tiền lương theo thỏa thuận hợp đồng, giảng viên được nhận thêm khoản tiền tương đương với mức Nhà trường đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
– Được thanh toán khối lượng giảng dạy, khối lượng nghiên cứu khoa học,viết báo, khối lượng tham gia đề án mở ngành và các khối lượng khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
– Được hưởng chế độ ngày lễ, tết và chế độ trang phục làm việc theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
2.2. Đối với người lao động ký hợp đồng lao động toàn thời gian:
– Được trả lương theo thỏa thuận hợp đồng;
– Được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định. Trường hợp người lao động đang hưởng chế độ hưu trí thì ngoài tiền lương theo thỏa thuận hợp đồng, người lao động được nhận thêm khoản tiền tương đương với mức Nhà trường đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
– Được hưởng chế độ ngày lễ, tết và chế độ trang phục làm việc theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.

2.3. Đối với người lao động ký hợp đồng lao động làm việc không trọn thời gian:

– Được trả lương dựa trên tổng số giờ làm việc thực tế hàng tháng (giờ công); lương theo giờ công và định mức khối lượng làm việc hàng tháng theo thỏa thuận hợp đồng;
– Được làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp.
3. QUY ĐỊNH NỘP HỒ SƠ ỨNG TUYỂN
3.1 Hồ sơ ứng tuyển:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển: Mẫu 1b;
b) Bản sơ yếu lý có xác nhận của địa phương nơi cư trú (trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin tuyển dụng) (Mẫu 4);
c) Giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp.
d) Bản sao Giấy khai sinh;
đ) Bản photo công chứng các văn bằng, bảng điểm theo từng vị trí ứng tuyển. Các trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm do nước ngoài cấp phải dịch sang tiếng Việt, có chứng nhận kiểm định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
e) Bản photo công chứng các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, chứng chỉ nghề nghiệp… (nếu có);
g) Bản photo công chứng các bằng khen, giấy khen, các giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
3.2 Thời gian nhận hồ sơ ứng tuyển:
Đợt 3: Nhận hồ sơ từ ngày 21/10/2024 cho đến hết ngày 20/12/2024. Lưu ý:
– Các hồ sơ đăng ký ứng tuyển HĐLĐ đã được Phòng Tổ chức cán bộ tiếp nhận trước ngày 21/10/2024 nhưng chưa tiến hành phỏng vấn sẽ gộp vào hồ sơ của đợt 3 để tiến hành phỏng vấn theo kế hoạch của đợt 3.
3.3 Hình thức nộp, địa điểm nộp hồ sơ ứng tuyển:
– Hồ sơ ứng tuyển (bản cứng) nộp trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ cơ sở 456 Minh Khai Hà Nội hoặc cơ sở 353 Trần Hưng Đạo Nam Định.
4. KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN
4.1. Thời gian thông báo lịch phỏng vấn
– Ứng viên đáp ứng yêu cầu và nộp đủ hồ sơ ứng tuyển sẽ được Nhà trường mời tham dự phỏng vấn, đánh giá năng lực làm việc.
– Lịch phỏng vấn được thông báo trực tiếp đến các ứng viên và thông báo trên website trường trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 hằng tháng.
Riêng đối với các ứng viên trình độ cao Nhà trường sẽ tiến hành phỏng vấn trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận được hồ sơ ứng tuyển.
4.2. Tiểu ban phỏng vấn
– Thành phần của tiểu ban phỏng vấn gồm 05 đ/c như sau:
+ 01 đ/c là phó Hiệu trưởng phụ trách công tác nhân sự hoặc một thầy cô đại diện cho tập thể lãnh đạo trường;
+ 01 đ/c là trưởng/hoặc phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ;
+ 01 đ/c thư ký là chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ
+ 01 đ/c là trưởng hoặc phụ trách đơn vị có ứng viên đăng ký;
+ 01 đ/c là cán bộ chuyên môn cao của đơn vị có ứng viên đăng ký.
– Căn cứ vào lịch phỏng vấn và vị trí đăng ký ứng tuyển của các ứng viên; phòng Tổ chức cán bộ làm việc với các đơn vị và báo cáo với lãnh đạo trường để lập danh sách các tiểu ban phỏng vấn.
4.3. Nội dung phỏng vấn
– Giới thiệu thành phần tiểu ban phỏng vấn;
– Ứng viên trình bày về quá trình đào tạo; kinh nghiệm bản thân (nếu có); các sở trường năng lực của bản thân;
– Ứng viên trả lời các câu hỏi của thành viên tiểu ban về hồ sơ ứng tuyển; văn bằng chứng chỉ; về chuyên môn; khả năng đáp ứng vị trí công tác dự tuyển,…
4.4. Công bố kết quả
Kết quả sẽ được gửi trực tiếp bằng văn bản đến từng ứng viên trong vòng 1 tuần sau khi kết thúc phỏng vấn.
5. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
– Phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối trong việc đăng thông báo tuyển dụng, tập hợp các hồ sơ ứng tuyển và trao đổi với các đơn vị có liên quan để lập lịch phỏng vấn, lập danh sách tiểu ban phỏng vấn báo cáo Hiệu trưởng Nhà trường trước và sau khi kết thúc phỏng vấn;
– Phòng Hành chính quản trị căn cứ vào tình hình thực tế của các đợt phỏng vấn để chuẩn bị phòng cho các tiểu ban hoặc chuẩn bị xe di chuyển giữa hai cơ sở Nam Định và Hà nội để đảm bảo điều kiện làm việc cho thành viên của các tiểu ban;
– Các đơn vị trong toàn trường chịu trách nhiệm phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ để lập danh sách tiểu ban và rà soát hồ sơ ứng tuyển của ứng viên./.

*****Tệp đính kèm:

– Phụ lục chi tiết

Nguồn tin: uneti.edu.vn

Khu vực
Báo cáo

Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:
Số 456 Minh Khai, P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, tiền thân là Trường Trung cấp Kỹ thuật III, được thành lập năm 1956. Trải qua hơn nửa thế kỷ, tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân, viên chức và học sinh sinh viên của Nhà trường đã bền bỉ phấn đấu, tập trung trí tuệ và sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đưa Nhà trường liên tục phát triển bền vững với những thành tích vẻ vang trong sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Công việc của Trợ giảng là gì?

Theo Luật Giáo dục tại khoản 2 Điều 54 được ban hành năm 2012 và sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định Trợ Giảng (Tutors)  như sau: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”. Vì vậy, trợ giảng cũng có thể được xem có vai trò như một giảng viên. Tuy nhiên, từ “trợ” trong cụm “trợ giảng” mang ý nghĩa là hỗ trợ, nên công việc chính của một trợ giảng sẽ là hỗ trợ các giảng viên thuộc các cơ sở giáo dục Nhà nước và tư nhân trong công cuộc giảng dạy. Bên cạnh đó những công việc như Trợ giảng Tiếng Anh, Trợ giảng Toán, Trợ giảng Ngữ văn,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.

Mô tả công việc của Trợ giảng

Chuẩn bị tài liệu, slide và hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên

Trợ giảng cần chuẩn bị slide bài giảng sao cho thu hút, sinh động và dễ hiểu từ các tài liệu của giáo viên và chương trình giảng dạy của trung tâm cũng như in các tài liệu, bài tập ra khi giáo viên yêu cầu trong khoảng thời gian vài ngày trước khi buổi học chính thức bắt đầu. 

Trợ giảng là người kiểm tra và chấm điểm bài tập của học viên

Giáo viên có thể đưa ra các bài tập cho học viên hoặc giao các bài tập về nhà vào mỗi buổi học. Và việc kiểm tra và chấm điểm các bài tập đó, theo dõi tình hình học tập của học viên và báo lại với giáo viên để có định hướng giảng dạy tốt hơn chính là một trong các công việc của trợ giảng. Trong nhiều trường hợp, trợ giảng sẽ là người giải đáp các thắc mắc của học viên khi họ gặp khó khăn trong quá trình học tập, hay làm sai bài tập thông qua các group trao đổi hoặc trước mỗi buổi học mới. 

Công việc phụ đạo cho học sinh kém của trợ giảng

Phụ đạo cho những học viên có thành tích kém sau mỗi giờ lên lớp cũng là một trong các công việc của trợ giảng. Đây không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với trợ giảng. Tùy thuộc vào dịch vụ tại mỗi trung tâm cũng như đặc điểm của từng khóa học để quyết định lớp phụ đạo này có tồn tại hay không.  

Tổ chức các hoạt động trên lớp và ngoại khóa

Để có không khí sôi nổi trong các giờ học, thường trợ giảng và giáo viên sẽ cần tổ chức thêm các trò chơi, cuộc thi giữa các nhóm để học viên tương tác tích cực học và hiểu bài hơn. Nhiều trung tâm cũng sẽ có một khoản chi phí hỗ trợ để khuyến khích cho các hoạt động liên hoan hay sinh nhật của học viên để tăng tính tương tác, liên kết giữa các thành viên trong lớp cũng như giữa các học viên với giáo viên. Và trợ giảng sẽ là người triển khai các nội dung này với trung tâm để tổ chức các hoạt động kể trên.

Trợ giảng có mức lương bao nhiêu?

78 - 130 triệu /năm
Tổng lương
72 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

78 - 130 triệu

/năm
78 M
130 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ giảng

Tìm hiểu cách trở thành Trợ giảng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng
78 - 130 triệu/năm
Giảng viên
130 - 260 triệu/năm
Cố vấn học tập
144.000.000 triệu/năm
Trợ giảng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
48%
2 - 4
33%
5 - 7
19%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ giảng?

Yêu cầu tuyển dụng của Trợ giảng

Trợ giảng cùng là một vị trí quan trọng sẽ đóng góp vào chất lượng đào tạo của các cơ sở vì vậy khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí thường có sẽ bao gồm:

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.
  • Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử  dụng photoshop và các phần mềm design khác.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Trợ giảng cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
  • Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Trợ giảng sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Trợ giảng có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên. 
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Trợ giảng phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Trợ giảng cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Trợ giảng cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Trợ giảng nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.

Các yêu cầu khác 

  • Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng, gia sư,... hoặc các nghề nghiệp liên quan
  • Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
  • Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận

Lộ trình nghề nghiệp của Trợ giảng

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Trợ giảng 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
3 - 5 năm Giảng viên 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Cố vấn học tập 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Phó Trưởng khoa trường Đại học 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Trợ giảng và các ngành liên quan:

1. Trợ giảng 

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở. 

2. Giảng viên 

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.

3. Cố vấn học tập

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

4. Phó Trưởng khoa trường Đại học 

Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn. 

5 bước giúp Trợ giảng thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Trợ giảng, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trợ giảng. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Trợ giảng là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Trợ giảng nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc chính của Trợ giảng là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. 

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, khối lượng công việc của Trợ giảng là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Xem thêm:

Việc làm Trợ giảng ngữ văn đang tuyển dụng

Việc làm Trợ giảng Toeic đang tuyển dụng

Việc làm Trợ giảng lớp học lập trình đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp