Căn cứ Quyết định số 893/QĐ- ĐHYHN ngày 04/4/2024 của Trường Đại học Y Hà Nội về việc Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024, cụ thể như sau:
I. SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC ỨNG VỚI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CẦN TUYỂN: 282 người.
II. VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG
1. Vị trí tuyển dụng: 159 vị trí (Có danh sách kèm theo)
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
2.1. Tiêu chuẩn chung
Người đăng ký dự tuyển phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức tuyển dụng và có đủ các điều kiện sau:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Không mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2.2. Điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng vị trí tuyển dụng.
2.3. Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học:
Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Hồ sơ tham gia dự tuyển
3.1. Phiếu đăng ký dự tuyển
– Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ. Người dự tuyển khai đúng theo hướng dẫn, ký tên từng trang của Phiếu đăng ký và phải cam kết những thông tin đã khai trên phiếu là đúng sự thật; trường hợp khai sai thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ và người dự tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Trường Đại học Y Hà Nội không có các vị trí việc làm được đăng ký 02 nguyện vọng, người dự tuyển không điền “Nguyện vọng 2 của Mục V – Thông tin đăng ký dự tuyển”.
3.2. Phong bì có ghi rõ địa chỉ, họ và tên, số điện thoại người nhận: 02.
4. Thông báo tuyển dụng này được công khai trên Báo Sức khỏe và Đời sống và website của Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp hồ sơ dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính.
III. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG, XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN, ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN
1. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
1.1. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Trường Đại học Y Hà Nội sẽ thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2. Thời gian cụ thể tổ chức vòng 2 được ghi trong thông báo triệu tập thí sinh.
1.2. Vòng 2:
a) Hình thức thi: Vấn đáp.
b) Nội dung:
+ Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;
+ Kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
+ Hiểu biết về Trường Đại học Y Hà Nội.
c) Thời gian thi: Thi vấn đáp 30 phút (trước khi thi vấn đáp, thí sinh dự thi có 10 phút chuẩn bị);
d) Thang điểm: Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
đ) Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi vấn đáp.
2. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức (tính theo thang điểm 100 điểm)
2.1 Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2.2 Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 2.1 nêu trên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn (không cộng điểm ưu tiên) là người trúng tuyển. Nếu vẫn chưa phân định được thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên: văn bằng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, thâm niên công tác. Cuối cùng nếu vẫn không xác định được thì Chủ tịch Hội đồng xét tuyển sẽ quyết định người trúng tuyển.
2.3 Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
3. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
3.1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong kỳ xét tuyển viên chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
* Các đối tượng nêu trên nộp bản sao (không cần chứng thực) giấy tờ các loại có xác nhận là:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh hùng Lao động; Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ; Thẻ (thương binh, bệnh binh); Quyết định hưởng chính sách là thương binh; Quyết định trợ cấp đối với người kháng chiến nhiễm chất độc hóa học.
– Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu đãi do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện trở lên xác nhận.
– Quyết định xuất ngũ hoặc các giấy tờ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân; giấy tờ xác nhận đã tốt nghiệp các khóa đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.
– Giấy khai sinh của thí sinh ghi rõ dân tộc thiểu số. Trong trường hợp giấy khai sinh của thí sinh không ghi rõ thành phần dân tộc, đề nghị thí sinh bổ sung căn cước công dân, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của thí sinh đăng ký dự tuyển (áp dụng theo Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xác nhận thành phần dân tộc).
– Giấy xác nhận của người đứng đầu đơn vị hoặc công đoàn cấp có thẩm quyền về việc xác nhận đối tượng là cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân.
– Trường hợp người dự tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2 theo quy định hiện hành.
– Thông tin đối tượng ưu tiên phải được kê khai trên Phiếu đăng ký dự tuyển. Trường hợp kê khai bổ sung sau khi hết hạn nộp hồ sơ sẽ không được tính cộng điểm ưu tiên.
Lưu ý: Hồ sơ ưu tiên nêu trên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm hết hạn nhận phiếu đăng ký dự tuyển. Nếu thời điểm cấp sau thời điểm hết hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển thì không được cộng điểm ưu tiên theo quy định.
IV. KINH PHÍ
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 92/2021/TTBTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng và dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Lệ phí dự tuyển như sau:
– Dưới 100 thí sinh: mức thu 500.000 đồng/thí sinh/lần;
– Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: mức thu 400.000 đồng/thí sinh/lần;
– Từ 500 thí sinh trở lên: mức thu 300.000 đồng/thí sinh/lần.
Trường Đại học Y Hà Nội tạm thu 400.000 đồng/thí sinh. Hình thức nộp chuyển khoản về tài khoản sau:
– Số tài khoản: 1401206000173
– Tên tài khoản: Trường Đại học Y Hà Nội
– Tại: Ngân hàng Agribank – CN Hà Nội 1
– Nội dung chuyển khoản: Họ tên – Đơn vị dự tuyển – nộp phí tuyển dụng (Ví dụ: Nguyen Van A Bo mon Noi tong hop nop phi tuyen dung).
Lưu ý:
– Thí sinh không nộp kinh phí tuyển dụng sẽ không được tham dự kỳ xét tuyển.
– Thí sinh đăng ký dự tuyển mà không tham dự vấn đáp hoặc không trúng tuyển, Nhà trường không hoàn lại hồ sơ và kinh phí dự tuyển.
V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Thời gian
Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển là 30 ngày.
– Nộp trực tiếp: Kể từ ngày 08/4/2024 đến hết ngày 07/5/2024 (Giờ hành chính các ngày làm việc).
– Nộp qua đường bưu chính: Kể từ ngày 08/4/2024 đến hết ngày 07/5/2024 (Thời gian được tính theo dấu của bưu điện).
2. Địa điểm
Phòng Tổ chức Cán bộ (Phòng 409, Tầng 4, Nhà A1) Trường Đại học Y Hà Nội, Số 01, phố Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
*****Chi tiết cụ thể như sau:
*****Tài liệu đính kèm:
– Hướng dẫn viết phiếu đăng ký
Nguồn tin: hmu.edu.vn
Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, thông qua những nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong khoa học – công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế.
Một trăm năm trường Đại học Y Hà Nội kể từ năm đầu thành lập trong thời kỳ thuộc Pháp đến ngày nước nhà được độc lập, rồi kế tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến giữ nước khốc liệt cho đến ngày hôm nay chắc chắn có rất nhiều sự kiện. Để sưu tập tư liệu và viết nên một cuốn sách lịch sử quả là một công việc hết sức khó khăn. Rất sớm, ngay từ năm 1962, các thế hệ tiền bối của nhà trường đã có ý tưởng viết lịch sử trường. Năm 1982 và đặc biệt năm 1992 khi kỷ niệm 80 năm và 90 năm thành lập trường, các ý tưởng về cuốn lịch sử càng được thôi thúc và trên các mảng về lịch sử của nhà trường bắt đầu xuất hiện. Cũng từ giai đoạn này, Ban biên soạn tư liệu lịch sử nhà trường gồm các nhà giáo và cán bộ tâm huyết đã được thành lập để tiến hành một công việc hết sức khó khăn. Các tư liệu quý giá đã dần được thu thập và những nét đặc trưng của nhà trường qua các giai đoạn đã được tạo dựng.
Review Trường Đại học Y Hà Nội (HMU)
Tuyệt
Môi trường làm việc tốt; đồng nghiệp thân thiện; nhiều cơ hội
Là một trong những trường đại học danh tiếng nhất Việt Nam
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giảng viên là gì?
Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Giảng viên
Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.
Giảng dạy
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.
Nghiên cứu khoa học
Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.
Hướng dẫn sinh viên
Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.
Giảng viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giảng viên
Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?
Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận
Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Trợ giảng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Giảng viên | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Cố vấn học tập | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Phó Trưởng khoa trường Đại học | 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:
- Giảng viên đại học: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên giáo vụ: 10.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên thư viện: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
1. Trợ giảng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.
>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở.
2. Giảng viên
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Cố vấn học tập
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.
>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
4. Phó Trưởng khoa trường Đại học
Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn.
5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng