Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Quản lý Sản Xuất:
- Triển khai kế hoạch sản xuất và quản lý nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhân lực trong ca sản xuất của bộ phận công nghệ các công đoạn nấu - lên men - lọc.
- Đảm bảo tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất cao và giảm chi phí.
- Điều phối hoạt động của bộ phận công nghệ trong ca được phân công
Quy trình Sản Xuất:
- Giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn theo yêu cầu của công ty.
- Đề xuất cải tiến liên tục quy trình làm việc và đề xuất bảo trì hệ thống máy móc.
Quản lý Nhân Sự:
- Quản lý, giám sát, điều hành hoạt động, công việc trong ca sản xuất của bộ phận công nghệ.
- Đào tạo nhân sự về quy trình, công nghệ sản xuất và nâng cao tay nghề.
Báo Cáo và Tham Mưu:
- Thực hiện báo cáo kết quả sản xuất và các công việc phát sinh.
- Tham gia vào quá trình nghiên cứu các dòng sản phẩm và công thức nấu bia mới.
Yêu Cầu Công Việc
- Kinh nghiệm: tối thiểu 2 năm trở lên tại vị trí tương đương trong ngành thực phẩm (ưu tiên ngành Bia).
- Bằng cấp: Đại học trở lên, chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học hoặc Hoá phân tích.
- Độ tuổi: Không quá 40 tuổi
- Giới tính: Nam
- Thực hiện báo cáo kết quả sản xuất và các công việc phát sinh.
- Kiến thức ATTP, Công nghệ thực phẩm.
- Kiến thức về quản lý sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng.
- Thành thạo MS Office và kỹ năng giao tiếp tốt.
- Sự chú ý đến chi tiết và tinh thần hợp tác cao.
QUYỀN LỢI:
- Lương thỏa thuận tuỳ theo năng lực
- Xét nâng lương hàng năm.
- Môi trường làm việc cởi mở và nhiều cơ hội thăng tiến.
- Tham gia BHXH, BHTN, BHYT đầy đủ.
- Thưởng Lễ - Tết, tháng lương 13, 14 vào dịp cuối năm.
- Hỗ trợ nhà ở và du lịch.
- Chăm sóc sức khỏe và tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn.
- Chế độ nghỉ phép năm và nhiều chế độ phúc lợi khác.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Dưới 40
- Lương: Cạnh tranh
Vinaken được thành lập năm 1998, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển không ngừng, chúng tôi sẵn sàng đổi mới về tư duy, công thức nấu Bia, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để đem tới thị trường dòng sản phẩm Bia mang thương hiệu VINAKEN
Là một trong Top những nhà máy bia có công xuất lớn tại thị trường Việt Nam. VINAKEN nỗ lực từng ngày để cải tiến chất lượng sản phẩm và đem tới người tiêu dùng nhiều dòng Bia được đánh giá cao như Vinaken, vinaken craft, Vinager Green, vinager Light... Ngoài ra VINAKEN còn cung cấp cho thị trường sản phẩm nước ION kiềm tốt cho sức khỏe.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHYT, BHXH, BHTN
- Hưởng quyền lợi bảo hiểm 24/7
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Team building theo quý
- Các hoạt động vui chơi, giải trí, ca hát thường xuyên
- Thể thao: Đá bóng, bóng chuyền,..
Lịch sử thành lập
- Công ty được thành lập năm 1998
Mission
Mong muốn phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn cùng với đó là trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường luôn được các cấp ban lãnh đạo VINAKEN quan tâm như tiết kiệm điện, nước, giảm phát thải ra thiên nhiên qua đó góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp bia Việt Nam cũng như nhu cầu thưởng thức bia hảo hạng toàn cầu.
Công việc của Quản lý xưởng là gì?
Quản lý xưởng là vị trí công việc thuộc bộ phận quản lý, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, bao gồm quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý - xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. Quản lý xưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/ Giám đốc công ty. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Quản lý Sản xuất, Trưởng kho...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Quản lý xưởng
Quản lý vấn đề an toàn xưởng sản xuất
Mô hình quản lý sản xuất hiệu quả bắt đầu từ sự an toàn của môi trường làm việc. Những rủi ro về môi trường làm việc có thể kể đến: môi trường vệ sinh không đáp ứng tiêu chuẩn, thiếu ánh sáng, không có trang phục bảo hộ lúc làm việc, môi trường độc hại- chứa nhiều vi khuẩn, cách sắp xếp hàng hóa chưa hợp lý và có thể gây đổ vỡ...Tuân thủ các quy định về an toàn lao động là yêu cầu đầu tiên để đảm bảo hoạt động của nhà xưởng đạt hiệu quả cao!
Quản trị kho vật liệu, thiết bị
Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất không thể bỏ qua chính là quản trị vật liệu, thiết bị. Quản trị kho vật liệu thường có một số rủi ro như việc phân loại chồng chéo máy móc, thiết bị dẫn đến thất lọc, hư hỏng. Bạn có thể phải mất thời gian cho việc tìm kiếm hoặc chi phí cho việc mua lại nếu máy móc bị hỏng trong khi thất lạc. Sử dụng phương pháp quản lý kho hiện đại, ứng dụng công nghệ sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn công việc này.
Quản trị cơ cấu vận hành nhà xưởng
Quản trị cơ cấu vận hành nhà xưởng sẽ liên quan đến quản lý về quy mô và chức năng sản xuất. Cơ cấu vận hành có thể chia thành các tổ, đội, nhóm chuyên môn hóa. Việc này giúp nhà quản lý dễ kiểm soát và phát hiện lỗi hoặc sai sót hơn.
Quản trị phân đoạn sản xuất
Phân đoạn sản xuất là một phân đoạn trong quy trình sản xuất chung, được nhà quản lý chia theo từng giai đoạn để dễ kiểm soát. Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất hiệu quả là phân đoạn chi tiết quy trình sản xuất để theo dõi về tiến độ, nhân sự, chất lượng sản phẩm…
Quản lý xưởng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
221-494 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý xưởng
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý xưởng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý xưởng?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý xưởng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý xưởng cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn về quản lý sản xuất: Tham gia các khóa học đào tạo về quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, lãnh đạo,..để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất.
-
Hiểu biết về quy trình sản xuất: Hiểu biết sâu rộng về quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị trong ngành sản xuất liên quan, có kiến thức về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, an toàn lao động,về các phần mềm quản lý sản xuất thông dụng,..
-
Trình độ chuyên môn: Có bằng cao đẳng hoặc đại học liên quan. Ứng viên có bằng cao đẳng hoặc đại học liên quan đến lĩnh vực sản xuất sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn, vì họ có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng quản lý: Quản lý xưởng cần có kỹ năng tổ chức và quản lý xuất sắc. Họ phải có khả năng lập kế hoạch sản xuất chi tiết, từ việc xác định lịch trình, phân bổ tài nguyên đến việc quản lý tiến độ và chi phí. Kỹ năng này đòi hỏi khả năng tổ chức công việc hiệu quả, quản lý thời gian và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng. Họ cũng phải có khả năng quản lý dự án, theo dõi tiến độ, kiểm soát chi phí và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và thời gian giao hàng.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề là một yêu cầu thiết yếu trong vai trò này. Điều phối viên phải có khả năng phân tích nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và đưa ra các giải pháp kịp thời để khắc phục. Điều này bao gồm việc xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố, đánh giá các lựa chọn giải pháp và thực hiện các biện pháp sửa chữa để giảm thiểu gián đoạn trong quy trình sản xuất. Kỹ năng này giúp đảm bảo rằng sản xuất không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các sự cố bất ngờ và có thể duy trì hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
-
Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng đối với Quản lý xưởng. Họ phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với các bộ phận trong tổ chức, bao gồm đội ngũ sản xuất, phòng kế hoạch, phòng chất lượng và các phòng ban khác. Kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm khả năng làm việc và thương thảo với các nhà cung cấp để đảm bảo cung ứng nguyên liệu và vật tư đúng hạn. Giao tiếp hiệu quả giúp truyền đạt thông tin chính xác, giải quyết các vấn đề nhanh chóng và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác bên ngoài.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm làm việc: Đối với công việc nào cũng vậy, đã có kinh nghiệm sẽ luôn luôn được trả mức lương cao hơn với người bắt đầu. Ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất sẽ được đánh giá cao hơn, vì họ đã có sẵn kinh nghiệm thực tế và hiểu rõ về công việc.
-
Sức khỏe: Đặc biệt Quản lý xưởng đòi hỏi phải có sức khoẻ thật tốt và khả năng chịu đựng áp lực cao. Vì đa số tại doanh nghiệp công việc này yêu cầu tăng ca nhiều và nhân viên cũng sẽ nhận được mức lương cao hơn.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý xưởng
Lộ trình thăng tiến của Quản lý xưởng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 - 2 năm |
7,5 - 10 triệu/tháng |
|
2 – 5 năm |
8,5 - 13 triệu/tháng |
|
5 – 8 năm |
12 - 30 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Quản lý xưởng và các ngành liên quan
-
Trưởng kho 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Quản lý sản xuất 20.000.000 - 40.000.000 (1 tháng)
1. Nhân viên sản xuất
Mức lương: 7,5 - 10 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm
Nhân viên sản xuất là người thực hiện các công việc cơ bản trong quy trình sản xuất hàng hóa, bao gồm vận hành máy móc, thực hiện các bước chế tạo và lắp ráp sản phẩm theo hướng dẫn kỹ thuật. Họ đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện các kiểm tra cần thiết, và phối hợp với các bộ phận khác để duy trì hiệu suất sản xuất liên tục. Nhân viên sản xuất cần phải chú ý đến chi tiết, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và quản lý nguyên vật liệu.
>> Đánh giá: Vị trí nhân viên sản xuất là phù hợp cho những người yêu thích công việc thực tiễn và có khả năng làm việc tập trung, chính xác. Kỹ năng quan trọng bao gồm khả năng vận hành máy móc và thiết bị, sự chú ý đến chi tiết, và khả năng tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Nhân viên sản xuất cũng cần có khả năng làm việc theo nhóm, vì họ thường làm việc trong môi trường tập thể và phối hợp với các đồng nghiệp để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.
2. Tổ trưởng sản xuất
Mức lương: 8,5 - 13 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Tổ trưởng sản xuất là người quản lý trực tiếp một nhóm nhân viên sản xuất, đảm bảo rằng quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và đạt các chỉ tiêu chất lượng. Họ giám sát công việc hàng ngày, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng cũng chịu trách nhiệm về việc đào tạo nhân viên mới, duy trì kỷ luật làm việc và phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả.
>> Đánh giá: Nhân viên kế hoạch sản xuất phù hợp với những người có khả năng phân tích và lập kế hoạch tốt, cùng với kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả. Kỹ năng quan trọng bao gồm việc lập kế hoạch chi tiết, theo dõi tiến độ sản xuất, và phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác để đảm bảo rằng nguyên vật liệu và tài nguyên luôn sẵn sàng.
3. Quản lý xưởng
Mức lương: 12 - 30 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Quản lý xưởng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, bao gồm quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý - xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao.
>> Đánh giá: Đây là vai trò lý tưởng cho những ai có kỹ năng lãnh đạo, quản lý chiến lược, và khả năng đưa ra quyết định trong môi trường sản xuất phức tạp. Kỹ năng quan trọng bao gồm khả năng quản lý ngân sách, lập kế hoạch chiến lược, và giám sát hiệu suất sản xuất.
Đọc thêm:
Việc làm Quản lý xưởng đang tuyển dụng
Việc làm Tổ trưởng sản xuất đang tuyển dụng