Mô tả công việc
Hỗ trợ tuyển dụng hoạt động tuyển dụng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân sự cho khối kinh doanh của công ty.
Thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
Liên hệ, sắp xếp lịch phỏng vấn và hỗ trợ trong các buổi phỏng vấn.
Đề xuất cải tiến quy trình tuyển dụng để nâng cao hiệu quả
Chuẩn bị tài liệu, câu hỏi phỏng vấn hoặc bài kiểm tra cần thiết.
Xây dựng và duy trì mạng lưới ứng viên tiềm năng.
Lọc hồ sơ, sàng lọc ứng viên sơ bộ qua điện thoại hoặc email.
Chuẩn bị báo cáo định kỳ về tình hình tuyển dụng: số lượng ứng viên, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian hoàn thành tuyển dụng, v.v.
Hỗ trợ phối hợp giữa các phòng ban trong các đợt tuyển dụng đặc biệt.
Đảm bảo quy trình tuyển dụng diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ và phù hợp với chiến lược kinh doanh
Đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng trực tuyến (website công ty, mạng xã hội, các trang tuyển dụng).
Theo dõi, cập nhật tình trạng ứng viên trong quy trình tuyển dụng.
Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp Đại học chính quy các chuyên ngành liên quan (Quản trị Nhân lực, Kinh tế, Hành chính, Luật...).
Khả năng làm việc độc lập và quản lý thời gian hiệu quả.
Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự, đặc biệt trong tuyển dụng lĩnh vực Bất động sản
Biết cách sử dụng các công cụ tuyển dụng và mạng xã hội (LinkedIn, Facebook, v.v.).
Nhanh nhẹn, chủ động, kiên nhẫn, chịu được áp lực cao.nhiệt huyết, có trách nhiệm và cầu tiến trong công việc.
Thành thạo tin học văn phòng đặc biệt là Excel, Word, Powerpoint, Outlook,...
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt thông tin và xử lý tình huống tốt.
Quyền lợi
Tham gia du lịch, teambuilding, sinh nhật Tập đoàn hàng năm.
Được hòa vào văn hóa" Ăn chơi nhảy múa" của "Gia đình Cen" sau những giờ làm việc căng thẳng để kết nối mọi người gần với nhau hơn.
Được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo đúng Luật lao động hiện hành.
Được thưởng lương tháng 13.
Môi trường làm việc thân thiện, năng động, chuyên nghiệp.
Lương: 12 – 18 triệu + hoa hồng
Được trang bị bảo hiểm sức khỏe PTI.
Được tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ.
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-28 02:20:02
Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) tiền thân là Công ty CP Phát triển Công nghệ Trường Thành thành lập ngày 20/08/2001. Đến năm 2007, Công ty đổi tên thành Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ năm 2018 với mã CRE.
Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn CENGROUP-Tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam. CenLand là công ty đi đầu trong lĩnh vực phân phối bất động sản với hệ thống phân phối đa dạng trên khắp cả nước. CenLand đã xây dựng được hệ thống kinh doanh vững chắc kết hợp cả hình thức kinh doanh truyền thống và hiện đại với 4 kênh phân phối bao gồm: Hệ thống siêu thị Dự án Bất động sản STDA, nền tảng công nghệ bất động sản Cenhomes.vn, hệ thống văn phòng đại diện trên cả nước và nước ngoài và hơn 700 sàn liên kết và 10.000 đại lý. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn của CenLand so với các doanh nghiệp trong ngành.
Chính sách bảo hiểm
- Được trang bị Bảo hiểm sức khỏe hàng năm.
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT và BHTN theo luật Lao động Việt Nam hiện hành
Các hoạt động ngoại khóa
- Giải golf kỉ niệm sinh nhật 20 năm
- Beauty- party dịp lễ 8/3
- Đại lễ hội “ Hiện thực hoá triệu ước mơ”
- Miss bikini 2022
- Du lịch trong nước 1 lần/ năm (nghỉ 4 ngày).
Lịch sử thành lập công ty
- Năm 2002, Công ty cổ phần BĐS Thế kỷ 21 Trường Thành ra đời, là dấu mốc quan trọng đầu tiên trong hành trình gần 20 năm trên thị trường BĐS của Cen Land.
- Năm 2007, công ty được đổi tên mới thành BĐS Thế Kỷ và tăng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng.
- Năm 2015, Cen Land tăng vốn điều lệ lên 130 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh ghi nhận, Cen STDA chính thức trở thành Quán quân môi giới BĐS, với 34% thị phần Hà Nội.
- Năm 2017, Cen Land liên tục tăng vốn điều lệ từ 130 tỷ lên mức 250
- Năm 2018, CENLAND sẽ tiếp tục mở rộng quy mô với hệ thống văn phòng đại diện trên 20 tỉnh thành trên toàn quốc, cùng các chi nhánh văn phòng tại 3 Quốc gia khác: Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông
Mission
Tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản; Cung cấp các dịch vụ bất động sản tiện lợi, an toàn và minh bạch; Giúp mọi người dân đều có thể tham gia mua bán và đầu tư bất động sản một cách dễ dàng; Đưa nghề môi giới tại Việt Nam trở thành nghề nghiệp có tính chuyên môn cao và được ghi nhận ngang tầm quốc tế.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trợ lý là gì?
1. Trợ lý là gì ?
Trợ lý là một công việc quan trọng và đa dạng, đòi hỏi người làm phải có khả năng hỗ trợ và giúp đỡ người khác trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc. Trợ lý có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ văn phòng, y tế, giáo dục đến kinh doanh và công nghệ thông tin. Công việc của họ có thể bao gồm quản lý lịch trình, tạo và quản lý tài liệu, giao tiếp với khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, những vị trí như Management Consultant cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
2. Muốn làm trợ lý thì học ngành gì?
Hiện nay, chưa có chuyên ngành đào tạo dành riêng cho trợ lý. Nhưng để ứng tuyển thành công vị trí này và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bạn có thể lựa chọn theo học chuyên ngành
-
Quản trị văn phòng
Đây là lựa chọn không thể bỏ qua cho những ai mong muốn đầu quân cho các vị trí trợ lý, thư ký với nghiệp vụ quản lý, quản trị văn bản cũng như nguồn nhân lực trong các môi trường văn phòng. Thư ký là vị trí giúp việc, song là người đảm nhiệm, thấu hiểu hầu hết các nhiệm vụ, công việc của lãnh đạo, nắm rõ lịch trình , lên kế hoạch, giải quyết hồ sơ giấy tờ. Nhiều trường hợp, thư ký còn là “quân sư” người tham gia trực tiếp vào kế hoạch quản lý, điều hành doanh nghiệp và có mặt trong bộ máy ban giám đốc. Trong ngành quản trị văn phòng là ngành chuyên đào tạo về các nghiệp vụ văn phòng bao gồm quản lý, công tác lưu trữ quản trị hồ sơ, văn thư, thông tin...và nghiệp vụ quản lý con người. Đây sẽ ngành học, bạn có thể củng cố nền tảng cho tương lai trở thành thư ký văn phòng truyền thống một cách bài bản nhất. Chuyên ngành này, bạn có thể học tại một số cơ sở như Đại học Nội vụ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện hành chính Quốc gia nhé… -
Ngành nhân sự
Là ngành học chính đào tạo lực lượng“bảo mẫu”của doanh nghiệp, các cử nhân ngành nhân sự đảm nhiệm hầu hết các công việc trong văn phòng và chuyên sâu sát giải quyết xử lý hồ sơ giấy tờ, tuyển dụng, lan tỏa văn hóa doanh nghiệp. Họ cũng chính là những con ong chăm chỉ là nhiệm vụ kết nối tiếng nói của các phòng ban, giữa ban lãnh đạo và bộ phận nhân viên. Trong một doanh nghiệp nhỏ, thường thì những ứng cử viên được đào tạo về nghiệp vụ này sẽ đảm nhiệm luôn vị trí giúp việc trực tiếp cho các trưởng bộ phận trong doanh nghiệp. Bên cạnh nghiệp vụ, các cử nhân ngành HR sẽ sẽ được đào tạo bài bản về kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng, xử lý hồ sơ và ngoại ngữ cơ bản để đáp ứng được khâu tuyển dụng ứng viên bằng tiếng Anh với am hiểu sâu sắc về lĩnh vực công ty phụ trách. Với ngành hành chính nhân sự, một số trường bạn có thể theo đuổi như Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Đại học kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng... - Ngành luật cho vị trí thư ký tòa án
Bên cạnh thư ký văn phòng thường thấy trong những doanh nghiệp lớn, thư ký tòa soạn, luôn đồng hành với tổng biên tập trong những tòa soạn báo chí...thì thư ký tòa soạn là vị trí thư ký đặc thù được theo đuổi bởi những tín đồ của ngành tòa án, luật, kiểm sát… và chặng đường để theo đuổi nghiệp thư ký không hề dễ dàng như vị trí “giúp việc” chúng ta hay nghĩa. Là ngành học liên quan đến pháp luật, chịu trách nhiệm cho tình công minh của các vụ án, hỗ trợ thẩm phán đọc các quyết định tố tụng, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ, hướng dẫn đương sự như quy định của pháp luật...các bạn phải thi đỗ ngành luật và có bằng cử nhân luật. Sau đó, tham gia vào kỳ thi công chức cho ngành tòa án và đi học nghiệp vụ để trở thành thư ký tòa án. Quá trình này buộc bạn phải là người kiên trì bên cạnh đam mê to lớn với ngành luật. Một số địa hạt hỗ trợ bạn trong chặng đường trở thành thư ký toà án là là :Ngành luật tại một số trường đại học như : Đại học Luật Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh…
3. Mô tả công việc của vị trí Trợ lý.
Hỗ trợ ban lãnh đạo
Hỗ trợ chủ tịch, giám đốc, trưởng phòng xử lý những công việc như: tiếp nhận báo cáo, sắp xếp lịch trình công việc, lên lịch họp, đối nội đối ngoại,...Họ là người sẽ làm việc trực tiếp với Ban giám đốc cũng như trưởng bộ phận các phòng ban. Trợ lý sẽ hỗ trợ cấp trên giải quyết những công việc ở nhiều mảng khác nhau. Có thể khẳng định trợ lý là cánh tay đắc lực với Ban lãnh đạo.
Thiết lập kế hoạch hoạt động theo tuần cho công ty
Theo dõi và sắp xếp lịch trình cho lãnh đạo, kiểm tra lịch di chuyển cũng như các chuyến công tác khác nhau. Nhận và gửi đi các loại thư tín liên quan tới công việc. Tổ chức những buổi họp hay hội nghị lớn nhỏ trong công ty.
Hợp tác với nhân viên ở các phòng ban
Hợp tác với nhân viên ở các phòng ban trong công ty để hoàn thành công việc, đồng thời có thể thực hiện một số việc hành chính để hỗ trợ nếu cần. Thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu nội bộ định kỳ hoặc phát sinh. Giải đáp thắc mắc cho nhân viên các phòng ban khác hoặc liên hệ bộ phận nhân sự để giải đáp.
4. Lương của trợ lý có cao không?
Mỗi vị trí trợ lý ở các phòng ban sẽ có sự chênh lệch nhất định, công việc càng áp lực thì mức lương sẽ càng cao. Tùy thuộc vào quy mô công ty và năng lực cá nhân mà mức lương này cũng sẽ có những sự chênh lệch nhất định. Không ngừng trau đồi năng lực cá nhân và kỹ năng, bạn sẽ đạt được mức lương mà mình mong muốn
Vị trí |
Mô tả công việc |
Mức lương |
Trợ lý giám đốc là người làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, hỗ trợ đảm bảo các công việc, hoạt động hàng ngày của giám đốc diễn ra suôn sẻ, hiệu suất và đảm bảo chất lượng. |
khoảng 10.500.000 - 16.500.000 đồng/tháng |
|
Trợ lý phiên dịch là người hỗ trợ trong việc chuyển đổi thông tin từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. Trợ lý biên/phiên dịch có khả năng lắng nghe và hiểu thông điệp trong ngôn ngữ gốc, sau đó diễn đạt thông điệp đó một cách chính xác và tự nhiên trong ngôn ngữ đích. |
khoảng 11.000.000 - 16.500.000 đồng/tháng |
|
Trợ lý hành chính là người hỗ trợ cho giám đốc/trưởng phòng hành chính của một công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ của một Trợ lý hành chính là hoàn thành các công việc được giao về hành chính và hỗ trợ các bộ phận khác để đảm bảo hệ thống làm việc của công ty được duy trì trong trạng thái tốt nhất. |
khoảng 7.500.000 - 11.000.000 đồng/tháng |
|
Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc tài chính. |
khoảng 11.000.000 - 16.500.000 đồng/tháng |
|
Trợ lý giám đốc thương hiệu là những hỗ trợ Giám đốc thương hiệu xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. |
khoảng 13.000.000 - 22.000.000 đồng/tháng |
5. Trợ lý và thư ký khác nhau như thế nào?
Tuy đã tìm hiểu rõ ràng trợ lý là gì, nhưng không ít người vẫn đang nhầm lẫn giữa hai vị trí - thư ký và trợ lý. Vậy liệu hai công việc này có thật sự giống nhau?
Thực chất, giữa trợ lý và thư ký có một số yếu tố tương đồng như:
● Chịu trách nhiệm và thay mặt ban lãnh đạo xử lý một số công việc khi cấp trên tạm vắng mặt.
● Có trách nhiệm quản lý văn thư, văn phòng phẩm và các tài liệu quan trọng.
● Lưu trữ và tìm kiếm các hồ sơ giấy tờ liên quan khi ban lãnh đạo cần.
● Thay mặt ban lãnh đạo gửi thư tín liên quan đến công việc.
● Sắp xếp, tổ chức các buổi họp lớn/nhỏ trong công ty.
● Lên kế hoạch theo tuần hoặc tháng cho doanh nghiệp. Theo dõi, tiếp nhận và sắp xếp lịch trình cho ban lãnh đạo. Có nhiệm vụ kiểm tra lịch trình di chuyển, hoặc các chuyến công tác của ban lãnh đạo.
Tuy có nhiều điểm tương đồng, công việc của trợ lý thực tế có rất nhiều khác biệt so với thư ký.
● Trợ lý có quyền hạn cũng như vai trò lãnh đạo cao hơn thư ký. Một người trợ lý có thể đảm nhiệm tất thảy những công việc của một thư ký, trách nhiệm theo đó cũng nhiều hơn.
● Trợ lý sẽ được trao quyền phân công, giám sát và nghiệm thu một vài công việc tại các phòng ban khác, sau đó báo cáo lại lên ban lãnh đạo.
● Tại một số doanh nghiệp, trợ lý có thể đảm nhiệm luôn phần quản lý ngân sách, các khoản thu chi và công nợ của công ty, và làm việc với vai trò như một kế toán.
● Trợ lý được ban lãnh đạo trao quyền hạn để làm việc trực tiếp với các nhân viên cấp dưới, gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Từ những yếu tố kể trên, có thể thấy trợ lý là người liên kết và tương tác với hầu hết phòng ban trong công ty, đảm nhiệm khối lượng công việc lớn hơn và mang quyền hạn, trách nhiệm cao hơn thư ký, cũng là vị trí "dưới một người, trên vạn người".
6. Những điều cần lưu ý khi làm công việc trợ lý.
Khi đã hiểu rõ công việc của trợ lý là gì, bạn cần nắm rõ những yêu cầu của công việc này. Bên cạnh năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, để chinh phục nhà tuyển dụng trợ lý, bạn còn phải tích lũy nhiều kỹ năng như:
Kỹ năng giao tiếp
Vị trí trợ lý yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, đàm phán đỉnh cao và nắm bắt được tâm lý đối phương. Kỹ năng này giúp bạn thu hút, tạo thiện cảm tốt với đối tác, khách hàng cũng như truyền tải nội dung công việc xuống cấp dưới, báo cáo công việc lên cấp trên một cách rõ ràng.
Kỹ năng tin học
Tính chất công việc của trợ lý là gì? Đó là liên quan đến tài liệu, giấy tờ nên người làm vị trí này phải thành thạo kỹ năng tin học. Đồng thời, am hiểu về thiết bị công nghệ mới cũng góp phần giúp công việc của trợ lý trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn cũng như tiết kiệm thời gian cho những nhiệm vụ khác.
Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc
Vị trí này thường phải sắp xếp lịch trình công tác, di chuyển cho cấp trên và các thành viên khác trong công ty. Vì vậy, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một trợ lý chuyên nghiệp và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bạn cũng cần biết cách phân chia thời gian, sắp xếp công việc hợp lý, ưu tiên việc đầu việc quan trọng,… để đảm bảo tiến độ luôn diễn ra theo đúng kế hoạch.
Kỹ năng ra quyết định
Trong nhiều trường hợp, bạn phải thay mặt quản lý giải quyết một số vấn đề phát sinh hay khắc phục hậu quả nhanh chóng. Kỹ năng ra quyết định chính xác sẽ giúp bạn làm tốt công việc này.
Ngoài ra, một người trợ lý cần phải biết nắm bắt, học hỏi từ lãnh đạo. Từ đó, bạn mới có thể nhanh chóng phát triển toàn diện và thăng tiến trong công việc.
>>> Xem thêm:
Trợ lý tuyển dụng
Việc làm trợ lý giám đốc
Việc làm trợ lý phiên dịch viên
Việc làm trợ lý hành chính
Việc làm trợ lý kinh doanh
Việc làm trợ lý giám đốc thương hiệu
Trợ lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
112 - 157 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trợ lý
Tìm hiểu cách trở thành Trợ lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ lý?
Yêu cầu tuyển dụng của Trợ lý
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trợ lý cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên môn: Từng có kinh nghiệm đảm nhận những công việc ở vị trí trợ lý hoặc tương đương. Tốt nghiệp cao đẳng, ĐH chuyên ngành kinh doanh, kinh tế, văn phòng,...
-
Kiến thức về lĩnh vực công việc cụ thể: Trợ lý cần phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoặc ngành công việc của sếp hoặc tổ chức mà họ sẽ làm việc. Điều này giúp họ hiểu được ngôn ngữ chuyên ngành, thuật ngữ, và yêu cầu công việc.
-
Hiểu biết về công cụ và phần mềm: Trợ lý nên biết sử dụng các công cụ văn phòng như Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint), Google Workspace (Google Docs, Sheets, Slides), và phần mềm quản lý thời gian như Google Calendar.
-
Kiến thức ngoại ngữ: Nếu công việc yêu cầu giao tiếp bằng tiếng ngoại, Trợ lý cần phải có kiến thức về ngôn ngữ đó. Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thường được đánh giá cao trong nhiều tình huống.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng quản lý thời gian: Trợ lý phải có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để lên lịch làm việc cho sếp và đảm bảo các cuộc họp, nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn.
-
Kỹ năng giao tiếp: Trợ lý là vị trí đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, đàm phán, thuyết phục và nắm bắt tâm lý đối phương. Kỹ năng này sẽ giúp bạn thu hút và gây được thiện cảm với đối tác, nhằm phục vụ cho việc gặp gỡ hay tiếp khách hàng thay lãnh đạo.
-
Kỹ năng vi tính: Với đặc thù công việc liên quan đến tài liệu, trợ lý phải là người thành thạo kỹ năng máy tính. Hiểu biết về các thiết bị công nghệ mới sẽ góp phần giúp công việc trợ lý tốt hơn, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, năng suất.
-
Kỹ năng lập kế hoạch: Công việc của trợ lý thường phải sắp xếp lịch trình, di chuyển cho lãnh đạo và một số thành viên của công ty trong các chuyến công tác. Vì vậy, nắm vững kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức rất quan trọng. Điều này sẽ giúp một trợ lý giỏi hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó một cách chuyên nghiệp hơn.
-
Kỹ năng ra quyết định: Đôi lúc bạn cần phải thay lãnh đạo giải quyết một số vấn đề phát sinh hoặc khắc phục hậu quả kịp thời. Do đó, kỹ năng ra quyết định là một trong những điều cần phải rèn luyện.
Yêu cầu khác
-
Phẩm chất con người
Để đảm nhận vị trí Trợ lý, thường yêu cầu có trách nhiệm với công việc được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, luôn chủ động trong công việc, đề xuất ý tưởng sáng tạo để cải thiện hiệu quả công việc, cẩn thận trong mọi công việc, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới để trở thành trợ lý chuyên nghiệp.
Lộ trình thăng tiến của Trợ lý
Lộ trình thăng tiến của Trợ lý có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Trợ lý
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Trợ lý là một công việc quan trọng và đa dạng, đòi hỏi người làm phải có khả năng hỗ trợ và giúp đỡ người khác trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc. Trợ lý có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ văn phòng, y tế, giáo dục đến kinh doanh và công nghệ thông tin. Công việc của họ có thể bao gồm quản lý lịch trình, tạo và quản lý tài liệu, giao tiếp với khách hàng và đối tác.
>> Đánh giá: Trợ lý không phải là nghề đơn giản, khối lượng công việc cần xử lý không hề nhỏ. Tuy nhiên đây cũng là công việc thú vị, có thách thức nhưng cơ hội thăng tiến cùng mức thu nhập cực tốt. Theo đó, nếu Trợ lý mới ra trường mức lương có thể không quá cao, nên bạn phải có thêm các khoản thu nhập khác mới đủ sống.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý hiện tại
2. Trợ lý cao cấp
Mức lương: 11 - 16 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 4 năm
Trợ lý cao cấp là một vai trò quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại, nơi mà sự quản lý thời gian, thông tin, và các nhiệm vụ phức tạp đang ngày càng trở nên quan trọng.Trợ lý cao cấp không chỉ đơn thuần là người hỗ trợ một cấp quản lý hoặc lãnh đạo, mà họ thường được đào tạo và trang bị kiến thức và kỹ năng đặc biệt để đảm nhận những nhiệm vụ đa dạng và quan trọng.
>> Đánh giá: Trợ lý cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận với nhiều thông tin bảo mật, quan trọng của doanh nghiệp, việc này đôi khi cũng tạo cho họ áp lực rất lớn. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể chuyên nghiệp trong vai trò là trợ lý giám đốc. Một khi đã giữ trọng trách này thì phải đảm bảo bản thân đủ sức gánh vác được các vấn đề xảy ra.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý cao cấp mới cập nhật
3. Trợ lý giám đốc
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trợ lý giám đốc (Assistant Director) là người làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, hỗ trợ đảm bảo các công việc, hoạt động hàng ngày của giám đốc diễn ra suôn sẻ, hiệu suất và đảm bảo chất lượng. Trợ lý giám đốc được xem là cánh tay phải có lực cho giám đốc, do vị trí này yêu cầu một người phải có tâm nhìn, kinh nghiệm và khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong mọi tình huống.
>> Đánh giá: Trợ lý giám đốc được xem là cánh tay phải đắc lực cho giám đốc, do đó vị trí này đòi hỏi một người phải có tầm nhìn, kinh nghiệm và khả năng giải quyết nhạy bén trong mọi tình huống. Công việc của họ thường bị nhầm lẫn với thư ký, tuy nhiên ngoài việc xử lý các công việc sổ sách, sắp xếp lịch họp, các buổi gặp với khách hàng, đối tác,… trợ lý giám đốc trong nhiều trường hợp còn phải thay giám đốc quyết định và ký kết các hợp đồng quan trọng.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý giám đốc lương cao
5 bước giúp Trợ lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Học thêm chứng chỉ chuyên môn. Tham gia các khóa học và nhận các chứng chỉ như PMP (Project Management Professional), chứng chỉ hành chính văn phòng, hoặc các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề cụ thể của công ty bạn. Thành thạo các công cụ quản lý dự án, phần mềm văn phòng, và các ứng dụng công nghệ mới giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tạo ấn tượng tốt với cấp trên.
Đóng góp vào các dự án quan trọng
Tham gia dự án chiến lược tìm cơ hội tham gia vào các dự án lớn hoặc chiến lược của công ty, nơi bạn có thể đóng góp ý kiến và chứng tỏ khả năng của mình. Đóng góp ý kiến và đưa ra các giải pháp sáng tạo để tăng hiệu quả công việc, để cấp trên nhìn thấy được khả năng và năng lực của bạn. Từ đó sẽ được cất nhắc lên các vị trí cao hơn khi có cơ hội.
Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp
Mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp tham gia vào các sự kiện, hội thảo và các tổ chức nghề nghiệp để kết nối với các chuyên gia khác trong ngành. Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và lãnh đạo xây dựng mối quan hệ vững chắc trong công ty giúp bạn dễ dàng thăng tiến và nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.
Nâng cao năng lực bản thân
Tham gia các khóa học đào tạo, hội thảo chuyên ngành để cập nhật kiến thức mới nhất về lĩnh vực bạn đang làm việc, trau dồi kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là kỹ năng quan trọng giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, theo học chương trình thạc sĩ hoặc cao học để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn.
Hoàn thành xuất sắc công việc
Đề xuất ý tưởng sáng tạo, giải pháp hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn cố gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng cao nhất, tự giác học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cấp trên và những người đi trước, luôn giữ thái độ tích cực, hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp và hỗ trợ cấp trên hoàn thành tốt công việc.
Đọc thêm: