9 việc làm
17 - 20 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty CP Tập đoàn NextTech
Phó Phòng Kế Toán
Tập đoàn NextTech
3.4
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 11 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 12 ngày trước
Công Ty TNHH JAC Recruitment Vietnam
Assistant Accounting Manager
JAC Recruitment Vietnam
3.1
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 13 ngày trước
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM - CTCP (Vinalines)
Phó Kế Toán Trưởng
HÀNG HẢI VIỆT NAM
Thỏa thuận
Quảng Ninh
Đăng 19 ngày trước
Foster Electric (Bac Ninh) Co. Ltd
Phó Phòng Kế Toán
Foster Electric
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 20 ngày trước
20 - 30 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
16 - 19 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
14 - 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
Trưởng nhóm Kế toán chi phí
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ 2.0★
3 đánh giá 157 việc làm 3 lượt xem
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: 17 - 20 triệu
Chức vụ: Trưởng nhóm / Giám sát
Ngày đăng tuyển: 25/11/2024
Hạn nộp hồ sơ: 25/12/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 3 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội

Phúc lợi

  • Laptop
  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Công tác phí
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

1. Tổ chức bộ máy kế toán

- Phân công và giám sát công việc của các nhân sự quản lý.

- Định kỳ đánh giá và đề xuất chính sách chế độ cho nhân sự đang quản lý

- Hướng dẫn và đạo tạo nhân viên thực hiện đúng các quy định pháp luật về kế toán.

- Kiểm soát và chịu trách nhiệm công việc của các nhân sự quản lý

2. Xây dựng các quy trình, quy chế

- Phối hợp cùng Trưởng phòng xây dựng các quy trình, quy chế và biểu mẫu hoạt động của bộ phận.

- Tham gia, góp ý trong các quy trình, quy chế có liên quan của các bộ phận khác.

- Phối hợp cùng Trưởng phòng hướng dẫn và phổ biến các quy trình, quy chế trong toàn công ty. Tiếp thu và giải thích cho bộ phận khi có vướng mắc trong quá trình áp dụng.

- Đề xuất thay đổi những điểm chưa phù hợp của bộ phận và công ty.

- Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các quy định liên quan đến công tác tài chính kế toán để tuân thủ và vận dụng tối ưu chi phí thuế của Công ty.

3. Thực hiện công tác kế toán

- Kiểm duyệt hồ sơ thanh toán của team AP và chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và phù hợp với quy định của công ty

- Kiểm soát hạch toán kế toán của team AP và chi phí trên phần mềm kế toán thỏa mãn điều kiện mã chi phí và theo qđ của công ty

- Kiểm soát danh mục chi ngày, cân đối nguồn tiền ngày từ các nguồn tiền được duyệt của tháng/tuần

- Kiểm soát công nợ phải trả theo đối tượng

- Có tránh nhiệm đối chiếu công nợ hàng kỳ và tối thiểu phải ký xác nhận biên bản đối chiếu công nợ 1 lần/năm

4. Lập kế hoạch kinh doanh

- Phối hợp với Trưởng phòng để xây dựng kế hoạch ngân sách liên quan đến team PA và chi phí có thể có trong tháng

- Lập kế hoạch dự chi ngày.

- Theo dõi, kiểm soát các khoản chi phí và đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả.

5. Làm việc với đơn vị bên ngoài: Làm việc với cơ quan thuế, kiểm toán độc lập, thống kê … và các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu của Ban Lãnh đạo.

6. Công việc khác theo phân công từ cấp trên.

Yêu Cầu Công Việc

- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, ưu tiên có bằng CPA hoặc ACCA, MBA.

- Có từ 03 năm kinh nghiệm vị trí tương đương của các mô hình kinh doanh bán lẻ, dịch vụ, hoặc tương đồng.

Kiến thức :

- Am hiểu về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, các chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước

- Nắm vững các quy chế, quy định, quy trình có liên quan đến hoạt động tài chính kế toán theo mô hình công ty.

Kỹ năng:

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai công việc

- Kỹ năng phân tích tài chính

- Kỹ năng quản trị dòng tiền

- Kỹ năng quản trị rủi ro

- Kỹ năng lãnh đạo

- Kỹ năng thuyết phục, thuyết trình, giao tiếp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh tốt

Phẩm chất:

- Tận tâm với công việc và công ty

- Làm việc đến cùng cho ra kết quả

- Phù hợp với bộ giá trị cốt lõi của công ty: tận tâm, kiên định, làm việc có kết quả, cam kết, học hỏi liên tục.

Địa điểm làm việc

Hà Nội
424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Thời gian thử việc: 2 tháng
  • Độ tuổi: Trên 26
  • Thời gian làm việc: 8h00 - 17h00 từ thứ 2 đến sáng thứ 7
  • Lương: 17 Tr - 20 Tr VND
Khu vực
Báo cáo

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:

Nhà Sách Tiến Thọ là tổ hợp nhà sách và khu vui chơi dành cho trẻ em. Tầng 1 là nơi chuyên cung cấp cho mọi lứa tuổi các loại sách như: văn học, giáo khoa, ngoại văn,... cùng các loại văn phòng phẩm, đồ trang trí,... Tầng 2 là khu vui chơi dành cho các bé với các trò chơi như: nhà bóng, cầu trượt. Nhà Sách Tiến Thọ còn thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn nhỏ để các bé có trải nghiệm vui vẻ và sống động hơn.

Chính sách bảo hiểm

  • Hưởng chế độ chính sách BHYT
  • Hưởng BHXH

Các hoạt động ngoại khóa

  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thân thiện
  • Team building

Lịch sử thành lập

  • Nhà sách Tiến Thọ được thành lập từ năm 1997, ban đầu chỉ là một cửa tiệm sách cũ ở 612 Đường Láng. Sau đó, nhà sách Tiến Thọ đã phát triển lĩnh vực bán buôn và bán lẻ sách, văn phòng phẩm, đồ chơi, quà tặng, phụ kiện. Năm 2010, nhà sách Tiến Thọ đã chuyển sang cơ sở mới ở 828 Đường Láng với diện tích 620m2.

Mission

  • Nhà sách Tiến Thọ không chỉ là nơi bán hàng mà còn là nơi giao lưu, học hỏi và giải trí cho các bạn đọc yêu sách. Nhà sách Tiến Thọ luôn cập nhật các tựa sách mới và hot nhất trên thị trường, có nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Review NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

2.0
3 review

04/01/2025
Nhân viên tại Hà Nội

Môi trường làm việc thiếu công bằng và không tôn trọng quyền lợi của nhân viên.

25/11/2024
Nhân viên tại Hồ Chí Minh

Việc chân tay ko quá vất vả nên lương thấp

17/10/2024
Nhân Viên Khu Vui Chơi tại Hà Nội

Công việc đơn giản lương thấp

Công việc của Phó phòng kế toán là gì?

1. Phó phòng kế toán là gì?

Phó phòng Kế toán là vị trí quản lý trực tiếp dưới lãnh đạo của Phòng Kế toán trong một tổ chức. Người giữ chức vụ này chịu trách nhiệm hỗ trợ quản lý các hoạt động kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính. Phó phòng Kế toán thường có nhiệm vụ giám sát công việc hàng ngày của nhóm, đảm bảo tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán. Họ thường liên lạc chặt chẽ với bộ phận quản lý và đảm bảo rằng mọi giao dịch tài chính được ghi chép đúng và chính xác. Với vai trò lãnh đạo và kỹ năng quản lý, họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự minh bạch và độ chính xác của thông tin tài chính trong tổ chức. Bên cạnh đónhững công việc như Kế toán dịch vụKế toán thuế, Kế toán nội bộKế toán công,...cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

2. Lương và mô tả công việc của Phó phòng kế toán

Mức lương của phó phòng kế toán là một vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm khi xét đến sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán. Mức lương này thường phản ánh không chỉ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn mà còn phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin về mức lương giúp phó phòng kế toán có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ hội thăng tiến và sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Số năm kinh nghiệm

Mức lương

Dưới 01 năm

khoảng từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

01 - 03 năm

khoảng từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

03 - 05 năm

khoảng từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Trên 05 năm

khoảng từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng/tháng

Phó phòng Kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì tính chính xác của thông tin tài chính trong một tổ chức. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của Phó phòng Kế toán, bao gồm nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng:

Quản lý nhóm kế toán

Phó phòng Kế toán chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý nhóm kế toán. Điều này bao gồm việc phân công nhiệm vụ, đề xuất và thực hiện các biện pháp để cải thiện hiệu suất làm việc của đội ngũ. Họ phải giữ cho đội ngũ luôn được đào tạo, động viên và duy trì môi trường làm việc tích cực.

Chuẩn bị và kiểm tra bảng cân đối kế toán

Phó phòng Kế toán thường tham gia vào quá trình chuẩn bị và kiểm tra bảng cân đối kế toán. Điều này đòi hỏi kiểm soát cẩn thận của tất cả các tài khoản tài chính để đảm bảo tính chính xác và cân đối. Họ cũng phải giải quyết mọi không khớp và sự chênh lệch một cách nhanh chóng và chính xác.

Quản lý quy trình kế toán hàng ngày

Phó phòng Kế toán thường chịu trách nhiệm quản lý quy trình kế toán hàng ngày của tổ chức. Điều này bao gồm việc giám sát việc ghi chép và xác minh mọi giao dịch tài chính, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán.

Thực hiện kiểm toán nội bộ và ngoại bộ

Phó phòng Kế toán thường là người liên lạc chính với các đội kiểm toán nội bộ và ngoại bộ. Họ cung cấp thông tin và hỗ trợ cần thiết để đảm bảo rằng quá trình kiểm toán diễn ra suôn sẻ và mọi yếu tố được kiểm tra kỹ lưỡng. Họ có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề hoặc thắc mắc xuất hiện trong quá trình kiểm toán.

3. Quyền hạn và nhiệm vụ của phó phòng kế toán

Phó phòng kế toán là một vị trí quan trọng trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp, đóng vai trò hỗ trợ trưởng phòng và đảm nhận các công việc chuyên môn. Những quyền hạn và nhiệm vụ của phó phòng kế toán không chỉ liên quan đến công việc quản lý tài chính mà còn giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong báo cáo tài chính. Dưới đây là chi tiết quyền hạn và nhiệm vụ của phó phòng kế toán.

Quyền hạn Nhiệm vụ
Quyền ra quyết định trong phạm vi công việc kế toán Giám sát và chỉ đạo nhân viên kế toán trong các công việc hàng ngày.
Được phân công các nhiệm vụ quan trọng thay mặt trưởng phòng Kiểm tra và duyệt các báo cáo tài chính, chứng từ kế toán.
Có quyền yêu cầu các bộ phận khác cung cấp thông tin tài chính Đảm bảo việc tuân thủ các quy định tài chính, thuế và kế toán của doanh nghiệp.
Quyền đề xuất và cải tiến các quy trình kế toán Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới và nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán.
Quyền báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng hoặc ban giám đốc Xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác kế toán, đảm bảo tính minh bạch và chính xác.

4. Phó phòng kế toán tiếng Anh là gì?

Phó phòng kế toán, hay còn gọi là Deputy Head of Accounting Department, là người hỗ trợ trưởng phòng kế toán trong việc quản lý và giám sát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi khả năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ nhân viên kế toán, đồng thời đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các báo cáo tài chính. Phó phòng kế toán còn chịu trách nhiệm kiểm tra, duyệt chứng từ và báo cáo tài chính, cũng như phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo các quy trình tài chính được tuân thủ đúng đắn. Đây là một vị trí quan trọng trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp, yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn cao.

5. Phó phòng kế toán có cần kinh nghiệm không?

Phó phòng kế toán cần kinh nghiệm để có thể xử lý các công việc phức tạp và quản lý các nhiệm vụ tài chính quan trọng trong doanh nghiệp. Thông thường, ứng viên cần có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, tài chính hoặc các vị trí tương tự. Kinh nghiệm này giúp họ nắm vững quy trình kế toán, xử lý các báo cáo tài chính, đồng thời quản lý và giám sát đội ngũ nhân viên kế toán hiệu quả.

Ngoài kinh nghiệm, một số chứng chỉ chuyên môn cũng có thể hỗ trợ ứng viên trong việc thăng tiến, như:

  • Chứng chỉ Kế toán trưởng (Chief Accountant Certification): Là chứng chỉ chuyên môn cấp cho những người có khả năng quản lý và điều hành công tác kế toán tại các doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và xử lý các vấn đề tài chính phức tạp.
  • ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Chứng chỉ quốc tế cao cấp trong lĩnh vực kế toán và tài chính, chứng nhận khả năng chuyên môn vững vàng và tuân thủ các chuẩn mực kế toán toàn cầu.
  • CPA (Certified Public Accountant): Là chứng chỉ kế toán công chứng, giúp chứng nhận năng lực và kiến thức chuyên sâu về kế toán, thuế, kiểm toán, tài chính cho các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực này.

Những chứng chỉ này không chỉ nâng cao khả năng chuyên môn mà còn chứng tỏ sự cam kết của ứng viên đối với nghề nghiệp và việc phát triển bản thân.

>> Đọc thêm: Việc làm Phó phòng kế toán hiện nay

>> Đọc thêm: Việc làm Phó phòng nhân sự mới nhất

>> Đọc thêm: Việc làm Phó phòng kinh doanh đang tuyển dụng

Phó phòng kế toán có mức lương bao nhiêu?

520 - 650 triệu /năm
Tổng lương
480 - 600 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
40 - 50 triệu
/năm

Lương bổ sung

520 - 650 triệu

/năm
520 M
650 M
325 M 780 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Phó phòng kế toán

Tìm hiểu cách trở thành Phó phòng kế toán, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Kế toán
39 - 52 triệu/năm
Nhân viên kế toán
91 - 130 triệu/năm
Phó phòng kế toán
520 - 650 triệu/năm
Kế toán trưởng
221 - 325 triệu/năm
Phó phòng kế toán

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
%
2 - 4
13%
5 - 7
54%
8+
33%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phó phòng kế toán?

Yêu cầu tuyển dụng của Phó phòng kế toán 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Phó phòng kế toán còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
  • Kiến thức chuyên môn: Phó phòng kế toán phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
  • Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Phó phòng kế toán có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...

Yêu cầu về kỹ năng 

  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
  • Kỹ năng tin học văn phòng: Phó phòng kế toán phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
  • Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kế toán, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có. 
  • Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...  

Các yêu cầu khác

  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
  • Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác

Lộ trình nghề nghiệp của Phó phòng kế toán

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh kế toán 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
2 - 4 năm Nhân viên kế toán 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Phó phòng kế toán 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Trên 7 năm Kế toán trưởng 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Phó phòng kế toán và các ngành liên quan:

Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh kế toán có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:

1. Thực tập sinh kế toán

Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.

>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.

2. Nhân viên kế toán

Mức lương: 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vai trò là Nhân viên kế toán. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.

>> Đánh giá: Nhân viên kế toán sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc của phòng kế toán dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Nhân viên kế toán có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào. 

3. Phó phòng kế toán

Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán.Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.

4. Kế toán trưởng

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.

>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

5 bước giúp Phó phòng kế toán thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao kiến thức chuyên môn

Những kiến thức về lĩnh vực kế toán luôn được thay đổi và cập nhật từng giây từng phút. Vì vậy, là một Phó phòng kế toán, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chương trình đào tạo nâng cao dành cho nhân viên kế toán. Phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc với các công nghệ, phần mềm kế toán mới nhất cũng là một điều vô cùng cần thiết để bắt kịp xu hướng làm việc của lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu cho mình, sử dụng công cụ phân tích kinh doanh sẽ giúp công việc hiệu quả hơn. 

Xây dựng các mối quan hệ

Trong bất kỳ một lĩnh vực, nghề nghiệp nào, quan hệ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khá lớn đến sự thăng tiến của một cá nhân. Để xây dựng được các mối quan hệ cho mình, bạn cần phải thường xuyên tham gia vào các cộng đồng, hội nghị ngành kế toán để mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra các cơ hội mới. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành để nhận được hỗ trợ, khuyến khích động viên. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới để tạo tiền đề tốt cho sự thăng tiến.

Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao

Làm kế toán thường liên quan tới rất nhiều con số vì vậy người làm kế toán cần thực sự cẩn thận, tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đã gây tổn thất và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như bản thân mình. Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao, hiệu suất của bạn cũng sẽ luôn được đảm bảo, đây sẽ cơ sở để lãnh đạo nhìn nhận năng lực cá nhân của một Phó phòng kế toán, từ đó, cất nhắc lên các vị trí cao hơn. 

Có khả năng phân tích làm việc với con số tốt

Như đã nói ở trên kế toán làm việc với rất nhiều số cho nên bạn cần nhanh nhạy, phân tích tốt. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tính toán, cộng trừ nhân chia liên miên nên nếu muốn trở thành một Phó phòng kế toán tốt, bạn buộc phải nhanh nhạy trong câu chuyện này. 

Tính minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực công việc

Ngoài ra, để có thể thăng tiến nhanh và thành công trong công việc, thì tính cách minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề về tài chính luôn nhạy cảm vì vậy làm kế toán cần phải đổi hỏi tính trung thực tuyệt đối. Công việc kế toán thường cũng sẽ rất áp lực vì vậy đòi hỏi Phó phòng kế toán phải chịu được áp lực với cường độ làm việc cao.

Xem thêm:

Việc làm Phó phòng tài chính đang tuyển dụng

Việc làm Phó phòng kinh doanh đang tuyển dụng

Việc làm Phó phòng nhân sự đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp