UOB gắn bó với thị trường Việt Nam từ năm 1993. Chúng tôi khởi đầu với một văn phòng đại diện chỉ có ba người, và hai năm sau, trở thành ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập văn phòng chi nhánh tại TP. HCM. Ngày 6/8/2018, chúng tôi ghi dấu mốc tiếp theo với việc chính thức thành lập Ngân hàng UOB Việt Nam (UOB Việt Nam) và mở ra một chương mới trong lịch sử của UOB tại Việt Nam. Với đội ngũ hơn 500 nhân viên, UOB Việt Nam là ngân hàng con thứ năm của tập đoàn UOB tại châu Á, thể hiện niềm tin của tập đoàn UOB vào triển vọng thị trường Việt Nam.
UOB Việt Nam cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp cho cả khách hàng Việt Nam và nước ngoài. Nhằm thực hiện cam kết lâu dài trong việc mang dịch vụ và giải pháp tài chính tốt nhất tới khách hàng trong toàn quốc, chi nhánh ngân hàng UOB tại Hà Nội (chi nhánh đầu tiên bên ngoài trụ sở chính tại TP. HCM) được khai trương vào tháng 6/2019. Với việc mở rộng ra khu vực phía Bắc, cùng với mạng lưới liên kết xuyên suốt của UOB trong khu vực, chúng tôi có được lợi thế tốt nhất để kết nối các khách hàng của mình với những cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt những cơ hội kinh doanh tại thị trường ASEAN và xa hơn nữa.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm toàn diện
- Khám sức khỏe định kỳ
Các hoạt động ngoại khóa
- Các chương trình kết nối
- Chương trình thiện nguyện
Lịch sử thành lập
- Ngày 6/8/1935, doanh nhân Wee Kheng Chiang cùng với sáu người bạn khác đã thành lập ngân hàng sau khi huy động được 1 triệu đô la Singapore. Ngân hàng được đặt tên là United Chinese Bank (UCB) để nhấn mạnh mối liên hệ của nó với cộng đồng người Hoa ở Singapore. Vào tháng 10 năm 1935, UCB mở cửa kinh doanh tại Tòa nhà Bonham ba tầng. Năm 1965, ngân hàng được đổi tên thành United Overseas Bank (tên tiếng Trung không thay đổi) để tránh trùng lặp với một United Chinese Bank khác ở Hồng Kông (tiếng Trung giản thể :中国联合银行; tiếng Trung phồn thể :中國聯合銀行), và mở chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài chi nhánh tại Hồng Kông.
- Năm 1970, UOB được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán của Singapore và Malaysia.
- Năm 1971, ngân hàng lần đầu tiên mua lại cổ phần kiểm soát của Ngân hàng Chung Khiaw, mở rộng sự hiện diện trong nước và cũng cung cấp các văn phòng ngân hàng ở Malaysia và Hồng Kông.
- Tháng 1/1972, một logo mới cho cả United Overseas Bank và Chung Khiaw Bank đã được ra mắt.
- Năm 1973, UOB sau đó mua lại Lee Wah Bank, ngân hàng cung cấp dịch vụ tại Malaysia và Singapore. Cùng năm đó, ngân hàng đã xây dựng một tòa tháp văn phòng 30 tầng mới thay cho Tòa nhà Bonham, được đặt tên là Tòa nhà UOB (nay là UOB Plaza 2).
- Năm 1984, công ty tiếp tục thực hiện các thương vụ mua lại, với Ngân hàng Viễn Đông, Ngân hàng Westmont (nay là UOB Philippines) và Ngân hàng Radanasin (nay là Ngân hàng United Overseas Bank (Thai) Public Company Limited) vào năm 1999.
- Năm 2001, ngân hàng này sáp nhập với Ngân hàng TNHH Liên minh Nước ngoài (OUB) trong một thỏa thuận ước tính trị giá 10 tỷ đô la Singapore.
- Năm 2002, UOB bắt đầu mở rộng sang thị trường Trung Quốc bằng cách mở văn phòng chi nhánh đầy đủ dịch vụ mới tại Thượng Hải và nâng cấp văn phòng Bắc Kinh thành chi nhánh đầy đủ dịch vụ.
- Vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, UOB lần đầu tiên được liệt kê trong Chỉ số bình đẳng giới Bloomberg (GEI) để công nhận bình đẳng giới.
Mission
Sứ mệnh của Ngân hàng UOB Việt Nam là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và chất lượng cao cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính và góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng UOB Việt Nam cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và thực hiện các hoạt động xã hội và môi trường bảo vệ.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng là gì?
Nhân viên tư vấn bán hàng (sales advisor) có thể được hiểu là bộ mặt của công ty với trách nhiệm mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng là người sẽ tư vấn và lựa chọn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất. Thậm chí, với những khách hàng khó tính, Nhân viên tư vấn bán hàng còn phải giao tiếp khéo léo và thuyết phục làm sao để họ cũng phải đồng ý trả tiền mua sản phẩm. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên bán hàng siêu thị, Nhân viên bán hàng thời trang, Nhân viên kinh doanh,....cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn bán hàng
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp hướng đến, công việc của Nhân viên tư vấn bán hàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản họ phụ trách:
Nhận và chịu trách nhiệm kiểm đếm và chất lượng sản phẩm
Nhân viên tư vấn bán hàng có trách nhiệm nhận hàng cũng như kiểm tra số lượng đơn hàng đầy đủ hay chưa. Đồng thời kiểm tra hạn sử dụng bao bì, mẫu mã có hợp lý không. Nếu có vấn đề phát sinh thì cần báo ngay cho cấp trên của mình để có hướng giải quyết phù hợp. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người sắp xếp sản phẩm theo quy định và đảm bảo được yếu tố về tính thẩm mỹ, khoa học, độ bao phủ,…giúp dễ dàng quan sát và kiểm soát cửa hàng.
Bảo quản, trông coi sản phẩm
Sau khâu nhận hàng, nhân viên tư vấn bán hàng có công việc là bảo quản và giữ gìn trông coi sản phẩm. Hàng hóa cần được sắp xếp vào kho theo quy tắc nhập trước – xuất trước. Hàng hóa cần được sắp xếp vào đúng vị trí và thứ tự đã quy định trước đó, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Nhân viên tư vấn bán hàng cũng có trách nhiệm trông coi và giữ gìn các sản phẩm đúng vị trí và giá của từng mặt hàng. Thông báo ngay cho cấp trên khi phát hiện lỗi hàng hóa hỏng, mất mát hay bất kỳ lý do nào khác gây ảnh hưởng đến hàng hóa.
Kiểm kê sản phẩm
Nhân viên tư vấn bán hàng cũng cần kiểm kê sản phẩm hàng ngày. Công việc sẽ bao gồm việc kiểm tra lượng hàng tồn, bán và cập nhật lượng hàng còn lại hàng ngày, từ đó cân đối số liệu nộp tiền. Trong nhiều trường hợp, họ có thể phải so sánh các số liệu cũng như giải thích lý do chênh lệch, thường xuyên tìm hiểu về mức độ hành lòng của khách hàng về sản phẩm và giải quyết những khiếu nại đó.
Tư vấn bán hàng
Là một nhân viên tư vấn bán hàng, tất nhiên công việc chính sẽ là tư vấn bán hàng. Nhân viên tư vấn cần có kiến thức vững vàng về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách để quyết định mua hàng. Nhiệm vụ chính là đưa ra được công dụng, tính năng vượt trội mà sản phẩm đem lại, làm bật được ưu điểm các sản phẩm. Từ đó, họ sẽ giúp khách hàng đưa ra được quyết định nhanh hơn, giúp thu hút khách hàng nhiều hơn.
Giải quyết khiếu nại của khách hàng
Chắc chắn trong quá trình tư vấn bán hàng thì đều không thể tránh khỏi những khiếu nại từ khách hàng. Với những trường hợp này thì nhân viên tư vấn cần nắm được các quy định như đổi, trả, sửa chữa,…để có thể trả lời khách hàng khi được yêu cầu. Một điểm chú ý nữa chính là nhân viên tư vấn bán hàng cần xem xét lỗi là do cửa hàng hay khách hàng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
82 - 122 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tư vấn bán hàng
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Marketing, Kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Sales,... hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, có kinh nghiệm bán hàng là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Nhân viên tư vấn bán hàng phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mà mình đang làm việc. Họ cũng phải là những người hiểu rõ về công dụng của sản phẩm và nhu cầu để khách hàng để có hướng tư vấn phù hợp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên tư vấn bán hàng là một công việc đặc thù với nhiệm vụ tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một nhân viên tư vấn bán hàng ưu tú sẽ rất giỏi trong việc quan sát khách hàng, từ nét mặt, cử chỉ, trang phục, người nhân viên có thể đoán được sở thích, nhu cầu của khách. Từ đó, nhân viên bán hàng sẽ đưa ra cách gợi ý sản phẩm phù hợp, gia tăng khả năng khách mua hàng.
- Khả năng nắm bắt xu hướng thị trường: Công việc của một Nhân viên tư vấn bán hàng chính là bán được những sản phẩm cho doanh nghiệp. Vì vậy, biết nắm bắt xu hướng thị trường chính là chìa khóa giúp họ đánh vào tâm lý chạy theo "trào lưu" của khách hàng.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Nhân viên tư vấn bán hàng phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm bán hàng, làm việc tại các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,... từ 1 năm trở lên
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên tư vấn bán hàng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 2 năm | Nhân viên tư vấn bán hàng | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
1 - 3 năm | Giám sát bán hàng | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Quản lý cửa hàng | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên tư vấn bán hàng và các ngành liên quan:
- Nhân viên bán hàng kỹ thuật: 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên bán hàng showroom: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên tư vấn bán hàng
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm kinh nghiệm
Thường là bước đầu tiên trong lộ trình thăng tiến, nhân viên tư vấn bán hàng thực hiện công việc bán hàng trực tiếp với khách hàng. Họ có thể tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới và đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.
>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí việc làm Nhân viên tư vấn bán hàng có nguồn nhân lực khá dồi dào song nhu cầu tuyển dụng không còn nhiều, thường xuyên bị bão hòa nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này cũng không quá cao, tuy nhiên, bạn có thể được thưởng theo doanh số bán hàng và hoa hồng của từng sản phẩm.
2. Giám sát bán hàng
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Sau khi có kinh nghiệm làm việc như nhân viên bán hàng, một người có thể thăng tiến lên vị trí giám sát bán hàng. Giám sát bán hàng có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nhóm bán hàng, đảm bảo rằng các mục tiêu bán hàng được đạt được và các hoạt động bán hàng được thực hiện hiệu quả.
>> Đánh giá: Việc làm Giám sát bán hàng là một vị trí đòi hỏi nhiều trách nhiệm và cường độ công việc cũng cao hơn so với các vị trí nhân viên. Tuy nhiên, mức lương của Giám sát bán hàng khá cao nên Nhân viên tư vấn bán hàng thường không ngừng nỗ lực để đạt được vị trí này.
3. Quản lý cửa hàng
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Sau khi làm giám sát bán hàng, một người có thể tiếp tục thăng tiến lên vị trí quản lý cửa hàng. Quản lý cửa hàng có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược bán hàng, quản lý và phát triển nhóm bán hàng, và đảm bảo rằng các mục tiêu doanh số bán hàng được đạt được.
>> Đánh giá: Khác với giám sát bán hàng, nhiệm vụ của Quản lý cửa hàng nặng nề hơn rất nhiều vì phải quản lý tất cả các khâu và bộ phận của cửa hàng. Đi kèm với đó là mức lương hậu hĩnh nhưng để đạt được vị trí này bạn phải không ngừng phấn đấu và chứng tỏ được năng lực của mình đối với lãnh đạo. Cơ hội việc làm Quản lý cửa hàng với mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội thăng tiến.
5 bước giúp Nhân viên tư vấn bán hàng thăng tiến nhanh trong công việc
Phát triển kỹ năng chuyên môn
Liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo về quản lý, kỹ năng bán hàng, và kỹ năng lãnh đạo. Tham gia các cuộc thi để đạt được những chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực bán hàng và quản lý giúp tăng giá trị bản thân và mở ra cơ hội thăng tiến với mức lương cao hơn.
Thực hiện và đạt các chỉ tiêu kinh doanh
Đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được hoặc vượt qua các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra. Hiệu suất cao sẽ giúp Nhân viên tư vấn bán hàng dễ dàng được tăng lương thưởng. Thường xuyên suy nghĩ và ứng dụng các phương pháp mới giúp phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả, giúp đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu doanh số.
Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn bán hàng được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Tăng cường mạng lưới quan hệ
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với khách hàng giúp tăng doanh số và tạo cơ hội kinh doanh mới. Tham gia các hội thảo, sự kiện ngành nghề để mở rộng mạng lưới quan hệ và cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành cũng là cách để tăng tốc độ thăng tiến của Nhân viên tư vấn bán hàng.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng. Nhân viên tư vấn nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên tư vấn bán hàng.