Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Xe đưa đón
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
• Thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường ống như: đường ống công nghệ, ống nước, ống khí nén, ống hơi, ống thoát nước,…
• Thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa theo sự chỉ định của giám sát và trưởng phòng
• Quản lý vật tư tiêu hao như: que hàn, gas, dao cắt,..
• Duy trì GMP trong nhà máy, đảm bảo mọi thiết bị đều sạch sẽ và vệ sinh cá nhân
• Duy trì sự an toàn trong nhà máy bao gồm: khí nén, dầu, hơi và an toàn điện
• Tuân thủ các quy định về chất thải nguy hại (bụi, dầu, rác thải chứa dầu) và vùng làm việc nhiệt độ cao
• Hỗ trợ hệ thống hoàn thành các mục tiêu sản xuất hàng ngày, tháng, năm
• Hỗ trợ hệ thống đạt được các tiêu chuẩn như: ISO, GMP, HACCP, HALAL, KOSHER, …
Yêu Cầu Công Việc
- Học vấn: Tốt nghiệp Cao Đẳng trở lên chuyên ngành Cơ khí, Kĩ thuật
- Kinh nghiệm: Tối thiểu 1-2 năm kinh nghiệm liên quan. Sẵn sàng làm việc trong môi trường năng động (nhà máy bán tự động và tự động hóa, môi trường thân thiện, cộng tác, cấp trên hỗ trợ cao), cường độ cao, yêu cầu trách nhiệm và chủ động. Có kiến thức về hàn cắt/thiết bị làm lạnh/máy nén khí nồi hơi là một lợi thế.
- Thời gian làm việc: theo ca 12 tiếng, thường xuyên tăng ca
- Địa điểm làm việc: Nhà máy Cà Phê (số 22, đường số 29, KCN Việt Nam – Singapore IIA (VSIP IIA), Vĩnh Tân, Tân Uyên, Bình Dương).
- Mức lương cơ bản: Thỏa thuận
- Phúc lợi: Hưởng các quyền lợi theo luật định, tham gia BHXH, BHYT & BHTN ngay trong thời gian thử việc, bữa ăn giữa ca miễn phí, mua BHTN 24/24, du lịch hàng năm, môi trường làm việc trong ngành Thực Phẩm, quản lý thân thiện, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, đào tạo chuyên môn kỹ thuật...).
- Hồ sơ ứng tuyển: CV (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh), bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Cao đẳng
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: 24 - 30
- Lương: Cạnh tranh
URC bắt đầu hoạt động vào năm 2003 với tư cách là công ty thương mại chuyên kinh doanh sản phẩm nhập khẩu cho đến khi nhà máy URC đầu tiên được xây dựng tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương). Hiện nay, các nhà máy của CÔNG TY TNHH URC VIỆT NAM đã được nhân rộng trên khắp cả nước với 3 nhà máy ở Bình Dương, 1 nhà máy ở Quảng Ngãi, 1 nhà máy ở Hà Nội và sẽ còn vươn xa hơn thế nữa.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ BHYT, BHXH, BHTN, … theo chế độ của Nhà Nước
- Được tham gia bảo hiểm tai nạn 24/24
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch nghỉ mát 1 lần/ năm
- Teambuilding cuối tuần thư giãn tại công ty
Lịch sử thành lập
- Năm 2003, Các sản phẩm của URC được chính thức giới thiệu đến thị trường Việt thông qua các công ty nhập khẩu từ năm 2003. Khi đó, URC Việt Nam bắt đầu hoạt động với tư cách là công ty thương mại chuyên kinh doanh sản phẩm nhập khẩu cho đến khi nhà máy URC đầu tiên được xây dựng tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương).
- Năm 2005, Cung cấp các sản phẩm snack SeaCruch và kẹo Dynamite.
- Năm 2006, URC Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm Trà xanh đóng chai C2.
- Năm 2007, URC Việt Nam bắt đầu sản xuất bánh, snack, nay có thêm nước tăng lực Rồng Đỏ...
- Tháng 9/2008, Trà xanh C2 đã chiếm một thị phần lớn trên thị trường nước giải khát trà xanh, và là đối thủ chính của Trà xanh Không độ dù vẫn chưa thể vượt qua được sản phẩm của Tân Hiệp Phát này do rơi vào thế bị động đến sau.
- Năm 2009, doanh thu từ các thị trường BCFG International chiếm 22,9% trong tổng doanh thu của Tập đoàn, đạt 240 triệu USD. Tại Việt Nam, nhờ vào mức tăng trưởng của Trà xanh C2, URC Việt Nam đạt doanh thu 65 triệu USD, chỉ đứng sau Thái Lan ở mức 96 triệu USD. Cũng trong năm này, URC cho biết đã vươn lên dẫn đầu thị phần (sản phẩm RTD Tea) tại TP.HCM.
- Năm 2012, Trong vòng 7 năm (từ 2006 - 2012), tốc độ tăng trưởng (cộng dồn hằng năm) của URC Việt Nam là 300%.
- Năm 2013, Theo thống kê của Euromonitor International về thị trường RTD Tea năm 2013, Công ty TNHH URC Việt Nam đứng thứ hai về thị phần bán sỉ với sản phẩm C2 (sau Tân Hiệp Phát dẫn đầu về thị phần bán sỉ với 41% hai sản phẩm chính là trà xanh Không Độ và Dr. Thanh). Ngoài ra, nếu chỉ tính ở các thành phố lớn, tháng 10/2013, C2 vươn lên dẫn đầu thị trường, đồng thời nằm trong Top 5 nhà sản xuất đồ uống và có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.
- Tháng 9/2013, URC Việt Nam đã mở rộng đầu tư thêm 35 triệu USD để phát triển nhà máy mới ở KCN VSIP ở Quảng Ngãi. Nhà máy này chủ yếu sản xuất khoai tây chiên Jack n Jill - cùng với C2, đây là thương hiệu mà URC mong muốn tạo dựng ở thị trường ASEAN.
- Tháng 3/2016, C2 chiếm gần 38% thị phần, vượt mặt cả những đối thủ lớn trong ngành như Trà Xanh Không độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh (Tân Hiệp Phát) và Trà ô-long TEA+ (Pepsi). Nhưng thị phần C2 đã sụt giảm lần lượt xuống mức 23% và 17% trong các quý II và III/2016. Đến cuối năm 2016, thị phần ngành trà uống liền đã được phân chia lại rõ nét, khi Trà xanh Không độ vươn lên vị trí số một tuyệt đối với gần 41%, C2 xếp thứ hai với hơn 16% và trà ô-long TEA+ (gần 14%) và Dr.Thanh (gần 13%).
- Ngày 1/6/2016, Công ty TNHH URC Việt Nam chủ động đề nghị và sẵn sàng hợp tác với Bộ Y Tế lấy mẫu các sản phẩm C2 và Rồng Đỏ đi kiểm nghiệm các tiêu chuẩn An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của Bộ Y tế Việt Nam mỗi tháng một lần
- Năm 2019, URC Việt Nam được công nhận là một trong Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam bởi giải thưởng CSI Award do Phòng Công Nghiệp & Thương Mại Việt Nam VCCI khởi xướng.
- Ngày 22/10/2020, Công ty TNHH URC Việt Nam được vinh danh trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) bởi Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo điện tử VietNamNet – Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và thực hiện.
Mission
“Làm cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày”.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ thuật viên là gì?
1. Kỹ thuật viên là gì?
Kỹ thuật viên là một người có chuyên môn về lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật hoặc công nghệ. Công việc của họ liên quan đến việc thiết lập, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị, máy móc, hệ thống kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kỹ thuật viên thường phải có kiến thức vững về các nguyên lý kỹ thuật, sử dụng các công cụ và thiết bị kỹ thuật cũng như nắm vững các quy trình tiêu chuẩn. Công việc của họ đóng góp quan trọng vào việc duy trì và phát triển các hệ thống công nghiệp, đồng thời đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của các thiết bị kỹ thuật.
2. Kỹ thuật viên lương bao nhiêu?
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Kỹ thuật viên, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Kỹ thuật viên. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Kỹ thuật viên theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị Trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kỹ thuật | 5.000.000 - 7.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Kỹ thuật viên | 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên Kỹ thuật | 12.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Quản lý Kỹ thuật | 20.000.000 - 35.000.000 triệu/tháng hoặc cao hơn. |
Bên cạnh mức lương cơ bản, Kỹ thuật viên còn được thưởng theo lợi nhuận, số thời gian làm việc. Kỹ thuật viên càng nhiều thời gian sẽ có mức lương càng cao. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.
Đó là thống kê khái quát về mức lương Kỹ thuật viên được chúng tôi thống kê lại, những thông tin trên hy vọng sẽ mang đến rất nhiều điều thú vị để giúp cho các bạn nhận được những điều tuyệt vời và thú vị nhất để giúp cho mình có được một công việc có mức lương ổn định và đủ để trang trải cho cuộc sống.
3. Mô tả các công việc kỹ thuật viên phổ biến
Vị trí | Mô tả công việc | Mức lương |
Chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị làm việc và các loại tài sản khác của công ty, doanh nghiệp. |
8.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng |
|
|
Là một chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ, bảo trì, và sửa chữa các thiết bị và hệ thống máy tính. Kỹ thuật viên máy tính có khả năng phân tích và giải quyết sự cố phần cứng và phần mềm, cũng như cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho người dùng cuối. |
7.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng |
Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô | Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các vấn đề về động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền động, hệ thống treo,.. | 11.000.000 - 22.000.000 triệu/tháng. |
Kỹ thuật viên bảo trì | Thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ trên các thiết bị và hệ thống để đảm bảo rằng chúng đang hoạt động đúng cách, thực hiện các biện pháp sửa chữa cần thiết,.. | 15.000.000 - 25.000.000 triệu/tháng |
Kỹ thuật viên SMT | Lắp ráp các linh kiện điện tử lên PCB theo hướng dẫn, hàn các linh kiện điện tử vào PCB,... | 10.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
4. Kỹ thuật viên và kỹ sư khác nhau thế nào?
Đôi khi, các kỹ thuật viên và kỹ sư được sử dụng đồng nghĩa; tuy nhiên có một số khác biệt đáng kể giữa hai. Về cơ bản, một kỹ sư là trưởng nhóm của một nhóm kỹ sư, trong khi đó, các kỹ thuật viên là người thực hiện và thực hiện. Kỹ thuật viên tập trung vào các yếu tố thực tế của công việc và là nhóm hỗ trợ cho các kỹ sư.
Trình độ học vấn và bằng cấp:
- Kỹ sư thường có trình độ học vấn cao hơn so với kỹ thuật viên. Họ thường phải tốt nghiệp từ các trường đại học với bằng cấp chính thức trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ hoặc ngành liên quan.
- Kỹ thuật viên có thể có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học, và bằng cấp của họ có thể linh động hơn.
Quyền hạn và trách nhiệm:
- Kỹ sư thường có quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn. Họ thường đảm nhận vai trò quản lý dự án, đưa ra quyết định chiến lược và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng.
- Kỹ thuật viên thường thực hiện công việc cụ thể hơn, tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể dưới sự giám sát của kỹ sư hoặc người quản lý cao cấp.
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý:
- Kỹ sư thường được đào tạo và mong đợi phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án để có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.
- Kỹ thuật viên thường không đảm nhận vai trò quản lý, mặc dù có thể được giao nhiệm vụ lãnh đạo nhóm nhỏ hoặc thực hiện các công việc cụ thể.
Khả năng đưa ra quyết định:
- Kỹ sư thường phải có khả năng đưa ra quyết định chiến lược và quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
- Kỹ thuật viên thường thực hiện theo hướng dẫn và chỉ thực hiện công việc theo yêu cầu được đặt ra.
Kiến thức chuyên sâu:
- Kỹ sư thường có kiến thức chuyên sâu rộng và sâu trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
- Kỹ thuật viên thường có kiến thức chuyên sâu hơn so với người không chuyên, nhưng không đạt đến mức độ của kỹ sư.
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp:
- Kỹ sư thường nhận được mức lương cao hơn và có cơ hội nghề nghiệp lớn hơn, bao gồm cả khả năng thăng tiến lên các vị trí quản lý cao cấp.
- Kỹ thuật viên thường có mức lương thấp hơn và có cơ hội nghề nghiệp giới hạn hơn so với kỹ sư.
5. Những khó khăn thường gặp của công việc kỹ thuật viên
- Công nghệ mới hay thay đổi: Ngành công nghiệp công nghệ thay đổi nhanh chóng, vì vậy việc theo kịp xu hướng mới và học các công nghệ mới là một thách thức lớn. Cách giải quyết: Liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khóa học trực tuyến, đọc sách và theo dõi các blog, diễn đàn chuyên ngành.
- Vấn đề kỹ thuật phức tạp: Đôi khi, các vấn đề kỹ thuật có thể rất phức tạp và khó khăn để tìm ra giải pháp. Cách giải quyết: Tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống, sử dụng nguyên tắc phân tích và kiểm tra từng bước một.
-
Áp lực thời gian: Kỹ thuật viên thường phải hoàn thành nhiều dự án trong thời gian ngắn hoặc phải xử lý sự cố một cách nhanh chóng. Cách giải quyết: Quản lý thời gian hiệu quả, ưu tiên công việc quan trọng và ứng phó với tình huống khẩn cấp.
-
Tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe: Kỹ thuật viên ai mà làn về mảng điện tử thường phải làm việc nhiều giờ liên tục trên bàn giấy, đồng thời thường phải ngồi ở vị trí cố định trong nhiều giờ mỗi ngày. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, đau cổ, đau vai và bệnh lý về mắt như căng thẳng mắt, mỏi mắt, và khô mắt.
-
Nguy cơ Stress: Việc làm việc trong môi trường công nghệ có thể mang lại áp lực và stress đặc biệt từ việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp. Thời gian làm việc dài hạn và áp lực không ngừng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần kỹ thuật viên máy tính.
>> Xem thêm:
Kỹ thuật viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
172 - 256 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ thuật viên
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ thuật viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ thuật viên?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ thuật viên
Yêu cầu tuyển dụng cho một vị trí Kỹ thuật viên thường bao gồm các tiêu chí sau:
Kiến thức chuyên môn
- Hiểu biết về lĩnh vực công việc: Kỹ thuật viên cần phải có kiến thức sâu về lĩnh vực công nghệ hoặc ngành công nghiệp mà họ sẽ làm việc. Ví dụ, nếu đó là lĩnh vực IT, họ cần hiểu biết về hệ điều hành, mạng, phần mềm, phần cứng, và các công nghệ liên quan khác.
- Kiến thức về kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật viên cần phải có kiến thức vững về các công cụ và phần mềm liên quan đến lĩnh vực công việc của họ. Điều này có thể bao gồm các phần mềm chuyên dụng, ngôn ngữ lập trình, các nền tảng phát triển, vv.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ thuật viên cần phải có khả năng giao tiếp tốt, bao gồm việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiểu được các yêu cầu công việc.
- Giải quyết vấn đề: Kỹ thuật viên cần có khả năng phân tích vấn đề, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Điều này quan trọng để có thể quản lý công việc và ưu tiên nhiệm vụ một cách hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ thuật viên thường sẽ làm việc trong một nhóm hoặc làm việc với khách hàng và cần có khả năng hợp tác và làm việc cùng nhau.
Tùy thuộc vào ngành công nghiệp và lĩnh vực cụ thể, các yêu cầu có thể có sự biến đổi. Tuy nhiên, những tiêu chí trên đây thường là cơ bản cho một vị trí Kỹ thuật viên.
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ thuật viên
1. Thực tập sinh kỹ thuật
Mức lương: 8 - 11 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Thực tập sinh kỹ thuật là một bước khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp kỹ thuật. Đây là cơ hội để các sinh viên và những người mới tốt nghiệp học hỏi từ thực tế, phát triển kỹ năng và tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Dù có thể gặp phải nhiều thách thức, nhưng với sự nỗ lực và tận tâm, thực tập sinh kỹ thuật có thể thu được nhiều kinh nghiệm quý báu và tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực của mình.
2. Trợ lý kỹ thuật
Mức lương: 15 - 22 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 4 năm
Đánh giá: Trợ lý kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật trong việc thực hiện các dự án, bảo trì thiết bị và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Đây là một vị trí đa năng, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng quản lý công việc.
3. Kỹ thuật viên
Mức lương: 13 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 5 năm
Đánh giá: Đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, đến y tế và nhiều lĩnh vực khác, kỹ thuật viên thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật và bảo trì, đảm bảo rằng các hệ thống và thiết bị hoạt động hiệu quả và an toàn.
4. Trưởng phòng kỹ thuật
Mức lương: 17 - 45 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 4 - 8 năm
Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật xuất sắc, khả năng quản lý và lãnh đạo, cùng với kỹ năng giao tiếp và lập kế hoạch.Để trở thanh Trưởng phòng kỹ thuật bạn phải có tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức.
5. Giám đốc Kỹ thuật
Mức lương: 30 - 65 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: từ 8 - 10 năm hoặc hơn
Đánh giá: Giám đốc Kỹ thuật là một vai trò lãnh đạo quan trọng, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng lãnh đạo và khả năng lập chiến lược. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn định hình và thúc đẩy sự phát triển công nghệ của công ty.
Xem thêm:
Việc làm Kỹ thuật viên đang tuyển dụng