Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên lễ tân là gì?
Nhân viên lễ tân là một trong những vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ khách hàng. Người làm công việc này thường đóng vai trò như một điểm tiếp xúc đầu tiên giữa khách hàng và tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của lễ tân không chỉ đơn giản là chào đón và hướng dẫn khách đến đúng nơi, mà còn bao gồm việc cung cấp thông tin hữu ích, trả lời thắc mắc và giải quyết vấn đề nếu có. Họ cũng có thể quản lý cuộc gọi điện thoại đến, đặt phòng hoặc dịch vụ, và thực hiện các tác vụ quản lý lịch trình. Nhân viên lễ tân cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kiên nhẫn và thân thiện để tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức.
Mô tả công việc Nhân viên lễ tân:
- Tiếp đón khách hàng: Chào hỏi, hướng dẫn khách hàng đến các khu vực khác nhau, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm.
- Thủ tục hành chính: Nhận và lưu giữ hồ sơ, thông tin của khách hàng, đối tác. Hỗ trợ các thủ tục check-in, check-out, đặt phòng, đặt bàn,...
- Giao tiếp: Tiếp nhận và trả lời điện thoại, email, tin nhắn của khách hàng. Xử lý các khiếu nại, phản hồi của khách hàng một cách chuyên nghiệp, lịch sự.
- Quản lý quầy lễ tân: Giữ gìn vệ sinh, sắp xếp quầy lễ tân gọn gàng, ngăn nắp. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho công việc.
- Hỗ trợ các bộ phận khác: Hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty khi cần thiết.
Nhân viên lễ tân có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
86 - 114 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên lễ tân
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên lễ tân, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên lễ tân?
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên lễ tân
Mức lương trung bình Nhân viên lễ tân tại Việt Nam khoảng từ 7 triệu - 15 triệu VND/tháng. Mức lương của từng cấp bậc thăng tiến vị trí Nhân viên lễ tân tại Việt Nam có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như khu vực địa lý, ngành nghề, quy mô của công ty, và cả mức độ kỹ năng và kinh nghiệm của từng cá nhân.
1. Thực tập sinh lễ tân
Mức lương: 1 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Thực tập sinh Lễ tân là khởi đầu của ngành lễ tân, mang lại nhiều cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng cá nhân, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng chịu áp lực cao. Đây là cơ hội tốt cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành dịch vụ và du lịch.
2. Nhân viên lễ tân
Mức lương: 7 - 9 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 4 năm
Đánh giá: Vị trí này giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, vì nhân viên lễ tân thường xuyên tương tác với khách hàng và đồng nghiệp. Công việc yêu cầu sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng tổ chức cá nhân. Tiếp xúc với nhiều khách hàng từ các ngành nghề và nền văn hóa khác nhau, nhân viên lễ tân có cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức.
3. Giám sát lễ tân
Mức lương: 8 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 4 - 6 năm
Đánh giá: Giám sát lễ tân chịu trách nhiệm về hiệu suất làm việc của toàn bộ đội ngũ lễ tân, bao gồm việc đào tạo và phát triển nhân viên, điều này có thể gây áp lực lớn. Vị trí này đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm và cứng như quản lý, giao tiếp, giải quyết vấn đề, và thường xuyên phải cập nhật kiến thức mới. Với trách nhiệm lớn hơn, giám sát lễ tân thường phải đối mặt với áp lực công việc cao, đặc biệt khi phải giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc xử lý khiếu nại từ khách hàng.
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên lễ tân
Yêu cầu về trình độ học vấn và chuyên môn
Nhân viên lễ tân là công việc không quá quan trọng bằng cấp, hầu hết các công ty tuyển dụng nhân viên lễ tân chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông hay có ứng viên có bằng cấp liên quan đến quản trị khách sạn, du lịch hoặc dịch vụ.
Yêu cầu về kỹ năng và ngoại ngữ
- Kỹ năng giao tiếp tốt, cả bằng lời nói và viết.
- Khả năng lắng nghe và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh).
- Ưu tiên ứng viên biết thêm nhiều ngoại ngữ khác.
Yêu cầu về ngoại hình và tác phong
- Ngoại hình ưa nhìn, gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong chuyên nghiệp, lịch sự.
Xem thêm: