Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Quyết định số 48/QĐ-SNV ngày 17/4/2024 của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sóc Trăng trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 38/KH-STP ngày 11/4/2024 của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng về tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sóc Trăng trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, năm 2024;
Sở Tư pháp thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sóc Trăng trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, năm 2024, như sau:
I. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
1. Chỉ tiêu tuyển dụng: 03 chỉ tiêu. Trong đó:
– Vị trí việc làm Hành chính văn phòng: 01 chỉ tiêu (tuyển dụng vào ngạch Chuyên viên, mã ngạch 01.003).
– Vị trí việc làm Trợ giúp viên pháp lý hạng III: 01 chỉ tiêu (tuyển dụng vào ngạch Chuyên viên, mã ngạch 01.003).
– Vị trí việc làm Phụ trách kế toán: 01 chỉ tiêu (tuyển dụng vào ngạch Kế toán viên, mã ngạch 06.031).
2. Kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sóc Trăng trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng không có vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng.
II. PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG, ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VIÊN
CHỨC
1. Phương thức tuyển dụng: Xét tuyển.
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức; khoản 1 Điều 5 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
b) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển viên chức
Tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển viên chức theo từng vị trí việc làm thực hiện theo Phụ lục đính kèm.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC XÉT TUYỂN, ĐIỂM ƯU TIÊN VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Nội dung và hình thức xét tuyển
Xét tuyển viên chức được thực hiện 2 vòng theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. Trong đó:
– Các điều kiện, tiêu chuẩn phải đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Mục II Thông báo này.
– Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ được thực hiện như sau: Đối với tất cả các vị trí tuyển dụng phải có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thí sinh có một trong các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) thì được miễn tham gia sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ, cụ thể:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
+ Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
– Trường hợp thí sinh không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng tuyển dụng viên chức tiến hành sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nội dung, cách thức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ và phương thức thực hiện Sở Tư pháp sẽ có thông báo cụ thể.
Hội đồng tuyển dụng kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo thông tin người dự tuyển kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển. Sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP).
b) Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức thi: Vấn đáp.
– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi).
– Thang điểm vấn đáp: 100 điểm.
– Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả vấn đáp.
2. Điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) cụ thể như sau:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
e) Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định nêu trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
a) Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả điểm tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định khoản 2 Mục III Thông báo này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm.
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Giám đốc Sở Tư pháp quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ LỆ PHÍ DỰ TUYỂN
1. Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng.
2. Địa điểm nhận hồ sơ: Người đăng ký dự tuyển nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP theo địa chỉ: Số 197 Hùng Vương, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng tại địa chỉ http://sotuphapsoctrang.gov.vn (Mục Thông báo – Hướng dẫn).
Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ nộp 01 phiếu đăng ký dự tuyển.
3. Lệ phí dự tuyển
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC XÉT TUYỂN
1. Thời gian: Dự kiến thực hiện trong quý II năm 2024.
2. Địa điểm tổ chức: Tại Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, số 197 Hùng Vương, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Thông báo này được đăng trên Báo Sóc Trăng, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp tại địa chỉ http://sotuphapsoctrang.gov.vn và niêm yết công khai tại trụ sở Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sóc Trăng.
Thí sinh có nhu cầu đăng ký dự tuyển muốn biết thêm chi tiết liên hệ Văn phòng Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng theo số điện thoại 0299.3611425 để được hướng dẫn.
*****Tài liệu đính kèm:
– Phụ lục
– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức
Nguồn tin: sotuphap.soctrang.gov.vn
Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2012, ba nhà đồng sáng lập là chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP Việt Nam), chị Nguyễn Thị Giang (Tổng giám đốc IMAP Việt Nam) và chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (Phó Tổng giám đốc IMAP Việt Nam). Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, IMAP đã sở hữu 5 thương hiệu đào tạo tiếng Anh uy tín với mạng lưới hệ thống cơ sở trải rộng khắp các tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Hành trình truyền cảm hứng học tiếng Anh bắt nguồn từ niềm đam mê ngôn ngữ và cách tiếp cận, giảng dạy ngôn ngữ khác biệt của chị Nguyễn Thị Hoa (thường được gọi là Ms Hoa). Thời sinh viên, chị Hoa từng đi giảng dạy tình nguyện cho các bạn làng trẻ Birla, Hà Nội. Nhìn thấy nụ cười của các bạn nhỏ khi được tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa mới, chị nhận ra bản thân có khả năng truyền tải ngôn ngữ dễ hiểu đồng thời khơi dậy được tình yêu ngôn ngữ ở người học. Sau đó, chị kiên trì đi dạy tại một số trung tâm và ngày càng nhận được nhiều sự tin yêu từ học trò. Chị quyết tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếng Anh.
Chị nuôi dưỡng ước mơ mang tiếng Anh đến với hàng triệu người Việt. Đó cũng chính là thời điểm IMAP Việt Nam được nhen nhóm thành lập. Với sự đồng hành của Ms Giang và đội ngũ cộng sự chung khát khao, chung mục tiêu, chị bắt đầu xây dựng thương hiệu riêng vào năm 2012, đó là trung tâm đào tạo TOEIC mang tên Ms Hoa TOEIC (tiền thân của Anh ngữ Ms Hoa - một thương hiệu trực thuộc IMAP Việt Nam). Sau đó không lâu, những thương hiệu đào tạo tiếng Anh khác ra đời và ngày càng nhận được nhiều sự tin yêu từ học viên.
Một thập kỷ trôi qua, từ một lớp học ban đầu, Ms Hoa cùng cộng sự đã phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có quy mô lên tới trên 100 cơ sở trải rộng ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... Cùng với sự phát triển về số lượng cơ sở, IMAP đang ngày càng tập trung cải tiến phương pháp đào tạo nhằm nâng cao giá trị trải nghiệm và khơi nguồn cảm hứng học tiếng Anh trong mỗi học viên.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe & tai nạn
- Bảo hiểm xã hội
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Bóng đá
- Bóng bàn
- Cầu lông
- Teambuilding
Lịch sử thành lập
- Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 2012, ba nhà đồng sáng lập là chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT IMAP Việt Nam), chị Nguyễn Thị Giang (Tổng giám đốc IMAP Việt Nam) và chị Nguyễn Thị Nhật Lệ (Phó Tổng giám đốc IMAP Việt Nam).
Mission
IMAP tự hào là đơn vị giáo dục và đào tạo tiếng Anh chất lượng, uy tín, đi lên bằng nỗ lực mang tới những giá trị bền vững cho học viên. Đội ngũ IMAP miệt mài với hành trình truyền cảm hứng và giúp học viên nuôi dưỡng niềm đam mê ngôn ngữ nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “Giúp 10 triệu người Việt tự tin nói tiếng Anh”.
Trên con đường phát triển, IMAP phấn đấu trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếng Anh, trở thành thương hiệu “Top of Mind” trong lòng học viên khi họ có nhu cầu nâng cao kỹ năng tiếng Anh. Xa hơn nữa là trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ giáo dục Việt Nam.
Review IMAP Việt Nam
Công ty có tinh thần làm việc “hết mình chơi hết sức” nhưng việc tăng lương diễn ra khá chậm
Đồng nghiệp vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau, và văn phòng hiện đại, dọn dẹp sẽ nhưng áp lực công việc cao, đặc biệt ở các bộ phận kinh doanh khi phải đạt KPI cao
Trả lương đúng hẹn. Nhiều khi làm việc thiếu kế hoạch .(IT)