Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban QLCDA) thông báo tuyển dụng lao động hợp đồng công tác tại Ban QLCDA năm 2024 như sau:
I. ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn/phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc;
– Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
II. VỊ TRÍ, CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG THEO YÊU CẦU CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM
1. Tổng chỉ tiêu tuyển dụng: 05 chỉ tiêu, chi tiết như sau:
– 01 chỉ tiêu vị trí Phát triển và quản lý dự án đầu tư chuyên ngành Khoa học công nghệ (KHCN), Công nghệ thông tin (CNTT);
– 03 chỉ tiêu vị trí Phát triển và quản lý dự án đối với các dự án có cấu phần xây dựng;
– 01 chỉ tiêu vị trí Kế toán;
2. Vị trí tuyển dụng, chỉ tiêu từng vị trí, yêu cầu công việc và điều kiện tuyển dụng theo yêu cầu của vị trí việc làm chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Thông báo này.
III. HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUYỂN DỤNG
1. Hình thức: Phỏng vấn
2. Nội dung: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
IV. ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Hồ sơ dự tuyển (đựng trong túi hồ sơ) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ và danh mục thành phần tài liệu gồm:
– Bản sao/bản chính các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt theo quy định.
– Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu Phụ lục II kèm theo Thông báo này).
Ban QLCDA chỉ tiếp nhận hồ sơ đủ theo quy định tại Thông báo này và không gửi trả lại hồ sơ nếu không được tuyển dụng.
2. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển:
– Thời gian thí sinh nộp hồ sơ: Từ ngày 01/3/2024 đến hết ngày 01/4/2024 (trong giờ làm việc hành chính, từ thứ Hai đến thứ Sáu).
– Người đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Phòng Tổ chức – Hành chính, Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo, tầng 2, Tòa nhà 8C, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, P. Bách Khoa, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội (điện thoại: 024.7108.8799).
Mọi chi tiết xin liên hệ Phòng Tổ chức – Hành chính, Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điện thoại: 024.7108.8799, Email: [email protected]
Trân trọng thông báo.
*****Đính kèm:
Nguồn tin: pmb.edu.vn
Chính thức thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT.
Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.
Trường hiện đang đào tạo các nhóm ngành CNTT, Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật ứng dụng.
Tất cả sinh viên Đại học FPT đều phải trải qua 1 năm hoàn thiện tiếng Anh, để có thể theo học chương trình chính khoá được đào tạo bằng tiếng Anh. Trong một năm đầu tiên học tiếng Anh, sinh viên được gửi sang các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh (trong vòng 2 tháng) để thật sự lưu loát ngôn ngữ bắt buộc cho học tập và làm việc sau này.
Sau 5 học kỳ đầu tiên, với tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản của ngành học, sinh viên được gửi vào làm thực tập sinh trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4 đến 8 tháng. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương. Đó là giai đoạn On-the-Job-Training (OJT) đặc thù của trường đại học FPT. Một số ngành như tiếng Nhật, Quản trị Khách sạn, sinh viên đi OJT tại Nhật Bản, tại Malaysia,…
Tỉ lệ việc làm của trường cũng đạt được con số ấn tượng. 96% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng, 100% sinh viên có cơ hội làm việc ở FPT sau khi tốt nghiệp; 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài (số liệu năm 2017).