Căn cứ Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm năm 2024,
Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thông báo về việc tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm năm 2024, cụ thể:
I. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
Tổng chỉ tiêu tuyển dụng: 113 chỉ tiêu, trong đó:
1. Khối Mầm non:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 23 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Giáo viên Mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) : 17 chỉ tiêu
+ Kế toán viên (mã số 06.031) : 06 chỉ tiêu
2. Khối Tiểu học:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 45 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Giáo viên Tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) : 40 chỉ tiêu
+ Thư viện viên hạng III (mã số V.10.02.06) : 02 chỉ tiêu
+ Kế toán viên (mã số 06.031) : 02 chỉ tiêu
+ Văn thư viên (mã số 02.007) : 01 chỉ tiêu
3. Khối Trung học cơ sở:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 44 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) : 37 chỉ tiêu
+ Thư viện viên hạng III (mã số V.10.02.06) : 03 chỉ tiêu
+ Kế toán viên (mã số 06.031) : 02 chỉ tiêu
+ Thiết bị thí nghiệm (mã số V.07.07.20) : 02 chỉ tiêu
4. Trung tâm GDNN-GDTX Nguyễn Văn Tố:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 01 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Văn thư viên (mã số 02.007) : 01 chỉ tiêu
(Có biểu chi tiết kèm theo)
II. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG
1. Điều kiện chung
a) Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
– Có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực, hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp dự tuyển
2.1 Đối với vị trí Giáo viên:
a) Giáo viên Mầm non:
– Thí sinh dự tuyển Giáo viên Mầm non hạng III – Mã số chức danh nghề nghiệp: V.07.02.26.
– Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Giáo dục mầm non trở lên.
b) Giáo viên Tiểu học:
– Thí sinh dự tuyển Giáo viên Tiểu học hạng III – Mã số chức danh nghề nghiệp: V.07.03.29
– Yêu cầu trình độ: Có bằng Đại học trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học phù hợp với chỉ tiêu của trường đăng ký dự tuyển. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
c) Giáo viên Trung học cơ sở:
– Thí sinh dự tuyển Giáo viên Trung học cơ sở hạng III – Mã số chức danh nghề nghiệp: V.07.04.32
– Yêu cầu trình độ: Có bằng Đại học trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở phù hợp với chỉ tiêu của trường đăng ký dự tuyển. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.2 Đối với vị trí Nhân viên:
a) Viên chức làm công tác Thư viện:
– Chức danh nghề nghiệp Thư viện viên hạng III – Mã số: V.10.02.06
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
b) Viên chức làm công tác Văn thư:
– Ngạch Văn thư viên – Mã số: 02.007
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư – lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ
c) Viên chức làm công tác Thiết bị thí nghiệm:
– Chức danh nghề nghiệp Nhân viên Thiết bị thí nghiệm – Mã số: V.07.07.20
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học)
e) Viên chức làm công tác Kế toán
– Chức danh nghề nghiệp Kế toán viên – Mã số: 06.031
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành Kế toán
3. Điều kiện về trình độ Ngoại ngữ đối với người đăng ký tuyển dụng
a) Xác định năng lực ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu vị trí việc làm)
Căn cứ Công văn số 2860/SNV-XDCQ ngày 22/8/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc xác định năng lực ngoại ngữ trong quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp, quy định cụ thể:
– Đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam trong đó xác định có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương đương trình độ B1 theo khung Châu Âu).
– Đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp cao đẳng: Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương đương trình độ A2 theo khung Châu Âu)
Lưu ý: Trường hợp người dự tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ (Phải được xác định bằng Giấy chứng nhận, Bảng điểm hoặc Giấy xác nhận do cơ sở giáo dục đào tạo cấp)
b) Hướng dẫn quy đổi trình độ Ngoại ngữ
Việc công nhận trình độ Ngoại ngữ tương đương thực hiện theo Hướng dẫn số 4645/SGD&ĐT-GDTX-CN ngày 14/12/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:
– Đối với các chứng chỉ Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C ban hành theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và A1, A2, B1, B2, C1, C2 ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo trước đây được tạm thời quy đổi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Khung 6 bậc) như sau:
+ Trình độ A theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ A1 theo QĐ số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 1 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ B theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ A2 theo QĐ số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 2 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ C theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ B1 theo QĐ số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 3 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ B2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 4 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ C1 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 5 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ C2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 6 của Khung 6 bậc;
– Chứng chỉ Ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí nước ngoài tổ chức thi và cấp, được công nhận và còn thời hạn sử dụng có giá trị thay thế theo quy đổi tại Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
c) Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
III. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG XÉT TUYỂN
1. Hình thức tuyển dụng: Tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển theo 2 vòng quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
2. Nội dung: Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
*) Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Đối với thí sinh không có Chứng chỉ Ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu vị trí việc làm), Hội đồng xét tuyển sẽ tổ chức sát hạch bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính (Kết quả sát hạch được xác định theo số câu trả lời đúng, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì người dự tuyển được tham gia tiếp vòng 2)
*) Vòng 2: Tổ chức thực hành hoặc vấn đáp theo chức danh nghề nghiệp
– Đối với vị trí giáo viên: Thực hành thông qua giảng bài trên lớp (không có học sinh) để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
– Đối với vị trí nhân viên trường học dự tuyển vào các chức danh nghề nghiệp Kế toán viên, Thư viện viên hạng III, Thiết bị thí nghiệm, Văn thư viên: Thực hiện xét tuyển bằng hình thức vấn đáp.
Việc tổ chức xét tuyển thực hiện theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỂM ƯU TIÊN TRONG TUYỂN DỤNG
1. Đối tượng và điểm ưu tiên
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
2. Trường hợp người dự tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
V. XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thực hành hoặc vấn đáp tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm trong từng đơn vị.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thực hành hoặc vấn đáp tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì sẽ lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên để xác định người trúng tuyển như sau:
– Người có trình độ chuyên môn đăng ký dự tuyển cao hơn;
– Xếp loại tốt nghiệp cao hơn;
– Có điểm học tập trung bình toàn khóa cao hơn;
– Có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc đúng vị trí việc làm nhiều hơn;
– Người dự tuyển là Nữ;
– Người có tuổi đời cao hơn.
Trường hợp nếu sau khi sử dụng các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên để xác định người trúng tuyển mà vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch UBND quận quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức không được bảo lưu kết quả tuyển dụng cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
VI. PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Phiếu đăng ký dự tuyển
1.1. Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ gửi kèm theo Thông báo này) vào một vị trí việc làm tại một đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng tính trong Quận (nếu đăng ký tuyển dụng vào từ 2 vị trí trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách dự tuyển).
Người đăng ký dự tuyển viên chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp Phiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong Phiếu. Các nội dung khai trong phiếu phải đầy đủ, chính xác từ các giấy tờ bản gốc đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tính đến trước thời điểm chốt nộp phiếu đăng ký dự tuyển.
Người đăng ký dự tuyển phải trực tiếp nộp phiếu đăng ký dự tuyển (khi nộp xuất trình Căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng minh), nếu nộp hộ phải xuất trình thêm giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Các phiếu điền không đầy đủ thông tin bắt buộc trong phiếu được coi là phiếu không hợp lệ và không đủ điều kiện dự tuyển.
1.2. Sau khi có thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên (nếu có)… theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định.
1.3. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.
2. Lệ phí dự tuyển
Lệ phí tuyển dụng thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Căn cứ Thông báo Danh sách người đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng sẽ có Thông báo thời gian, địa điểm, cách thức nộp lệ phí trước khi tổ chức tuyển dụng.
VII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ
1. Thời gian:
– Kể từ ngày 01/11/2024 đến 17h00 ngày 30/11/2024 (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ theo quy định).
– Sáng: từ 8h00 đến 11h30; Chiều: từ 14h00 đến 17h00
2. Địa điểm:
Phòng Tiếp nhận Phiếu (Phòng Nội vụ quận, Phòng 212) – Số 126 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.
VIII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
(có biểu chi tiết kèm theo)
Thông báo này và các chi tiết liên quan đến công tác tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (Website của UBND quận hoàn Kiếm: www.hoankiem.hanoi.gov.vn; Website của phòng Giáo dục và Đào tạo quận và các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc quận); niêm yết tại trụ sở làm việc của UBND quận Hoàn Kiếm, phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: hoankiem.hanoi.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giáo Viên Tiểu Học là gì?
Giáo viên Tiểu học là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản nhất cho các em học sinh trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi. Là người hướng dẫn cụ thể, chi tiết tận tình cho các em. Là người dẫn dắt các em và có vai trò quan trọng quyết định đến nền tảng kiến thức văn hóa và đạo đức cơ bản cho các em nhỏ. Trong độ tuổi nhỏ, các em tiếp thu cực nhanh và sẽ hình thành thế giới quan cũng như tính cách dựa trên những gì được giảng dạy và dựa trên những người tiếp xúc gần gũi với các em. Vì vậy vị trí Giáo viên Tiểu học là vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Giáo viên mầm non, Giáo viên chủ nhiệm...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Giáo viên Tiểu học
Thực hiện giảng dạy
Thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học đã đề ra. Các hoạt động trong công tác giảng dạy bao gồm: Soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, quản lý và đảm bảo xếp loại học sinh chính xác trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, giáo viên còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục, tham gia các hoạt động chuyên môn đầy đủ.
Bồi dưỡng và thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Có tinh thần, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự của bản thân. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Có sự yêu thương, đối xử công bằng với tất cả các em học sinh. Tôn trọng nhân cách của học sinh, biết đoàn kết, hòa đồng, giúp đỡ đồng nghiệp. Luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của các em học sinh.
Nâng cao nghiệp vụ
Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Không ngừng tiếp thu, sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy hay tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương
Thực hiện tốt quy định, nhiệm vụ được giao
Thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, tuân thủ theo các quy định của pháp luật và của ngành cũng như các quyết định của Hiệu trưởng. Nhận và thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục khác.
Góp phần tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh
Phối hợp với gia đình học sinh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức có liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, thân thiện, an toàn và lành mạnh.
Giáo Viên Tiểu Học có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo Viên Tiểu Học
Tìm hiểu cách trở thành Giáo Viên Tiểu Học, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo Viên Tiểu Học?
Yêu cầu tuyển dụng của Giáo viên Tiểu học
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Giáo viên Tiểu học cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên ngành: Vị trí Giáo viên Tiểu học yêu cầu có bằng cử nhân giáo dục tiểu học hoặc bằng cấp tương đương trong lĩnh vực giáo dục. Bằng cấp này cung cấp kiến thức vững chắc về cách tiếp cận và phát triển trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Ngoài bằng cấp, giáo viên tiểu học cần có kiến thức vững về các môn học chủ yếu dạy trong khối tiểu học như Ngữ văn, Toán học, Khoa học, Xã hội, Ngoại ngữ (thường là Tiếng Anh), Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục...
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp là rất quan trọng để xây dựng một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển của học sinh. Việc giao tiếp với học sinh đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, vì vậy một giáo viên tiểu học cần thành thạo kỹ năng này để thực hiện tốt công việc của mình.
Kỹ năng quản lý lớp học: Có khả năng quản lý và duy trì một môi trường học tập tích cực và an toàn cho học sinh, bao gồm quản lý hành vi và xử lý các tình huống khó khăn. Một lớp học đầy các em nhỏ sẽ không bao giờ bình lặng vì trẻ ở độ tiểu học rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh. Do đó các em cần được chú ý giám sát và chăm sóc để tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm.
Kỹ năng giảng dạy: Khả năng truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả và sinh động là yếu tố quan trọng. Giáo viên tiểu học cần biết cách lên kế hoạch giảng dạy, sử dụng phương pháp và tài liệu phù hợp với độ tuổi và năng lực của học sinh. Những bài giảng dạy khô khan sẽ không thu hút được sự chú ý và tập trung của học sinh, do đó Giáo viên tiểu học cần liên tục làm mới bài giảng của mình.
Yêu cầu khác
-
Tình yêu và thích làm việc với trẻ nhỏ: Là một giáo viên tiểu học, một yêu cầu tất yếu là bạn phải có sự đam mê trong việc giáo dục và đồng hành cùng học sinh. Điều này sẽ quyết định đến chất lượng công việc và giảng dạy của bạn rất nhiều.
-
Có đạo đức tốt, phẩm chất sư phạm cao: Giáo viên cần có lòng yêu thương học sinh, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, gương mẫu cho học sinh.
-
Có tinh thần cống hiến: Giáo viên cần có tinh thần cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành người thầy, người cô tốt.
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên Tiểu học
Lộ trình thăng tiến của Giáo viên Tiểu học có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Giáo viên thực tập |
1 - 3 triệu/tháng |
1 – 5 năm |
5 - 12 triệu/tháng |
|
5 – 10 năm |
Trưởng bộ môn |
10 - 18 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Giáo viên Tiểu học và các ngành liên quan
-
Giáo viên mầm non: 8 - 12 triệu đồng/tháng (1 tháng)
-
Giáo viên tiểu học: 12 - 18 triệu đồng/tháng (1 tháng)
1. Giáo viên thực tập
Mức lương: 1 - 3 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: dưới 1 năm
Giáo viên thực tập là các giáo viên mới ra trường hoặc đang theo học tập tại các trường đại học sư phạm. Họ được phân công để tiếp xúc thực tế với công việc giảng dạy, tham gia vào các hoạt động giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm. Công việc bao gồm tham gia lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị tài liệu học tập, thực hiện các hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
>> Đánh giá: Đây là giai đoạn khi giáo viên mới bắt đầu sự nghiệp, thường có khoảng 1 năm kinh nghiệm. Giáo viên mới thường được phân công giảng dạy các lớp cơ bản và nhận sự hướng dẫn từ giáo viên kinh nghiệm.
2. Giáo viên Tiểu học
Mức lương: 5 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 5 năm
Giáo viên Tiểu học là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản nhất cho các em học sinh trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi. Là người hướng dẫn cụ thể, chi tiết tận tình cho các em. Là người dẫn dắt các em và có vai trò quan trọng quyết định đến nền tảng kiến thức văn hóa và đạo đức cơ bản cho các em nhỏ.
>> Đánh giá: Là Giáo viên Tiểu học bạn phải tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm vào thực tế giảng dạy, giáo dục; có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp trong việc nghiên cứu và áp dụng khoa học sư phạm từ cấp trường trở lên.
3. Trưởng bộ môn
Mức lương: 10 - 18 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm
Trưởng bộ môn là người đảm nhận vai trò lãnh đạo chuyên môn trong một bộ môn học tại trường. Công việc của họ bao gồm lên kế hoạch và điều hành chương trình giảng dạy của bộ môn, hỗ trợ giáo viên trong bộ môn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đánh giá và cải tiến chương trình giảng dạy. Họ cũng đảm nhiệm các đề bài kiểm tra, thi cử phù hợp để đảm bảo đánh giá năng lực của học sinh một cách chính xác. Ngoài ra họ cũng sẽ thực hiện giảng dạy chuyên môn như một giáo viên bình thường.
>> Đánh giá: Là người có kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo. Công việc hộ rất bận rộn. Một khi, cứ quay cuồng trong giảng dạy và hàng tá kế hoạch, báo cáo, họp hành, tập huấn… liên miên thì rất khó để họ chuyên tâm vào giảng dạy và đầu tư cho tổ chuyên môn của mình.
Đọc thêm:
Việc làm Giáo viên mầm non đang tuyển dụng