Công việc của Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong ngành nghiên cứu, chế tạo máy móc và thiết bị hữu ích nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực: hàng không, ô tô, robot, máy móc sản xuất, vũ khí, đồ dùng gia đình,... Đây là công việc có nhiều cơ hội, triển vọng nghề nghiệp.

Mô tả công việc của Kỹ sư cơ khí

Nhắc đến Kỹ sư cơ khí người ta thường biết đến là công việc thiết kế ứng dụng cho một số mảng, lĩnh vực mà không nắm chi tiết công việc cụ thể của ngành. Cụ thể công việc của Kỹ sư cơ khí bao gồm: 

  • Thiết kế, thi công và lắp đặt sản phẩm cơ khí: Trực tiếp tham gia quá trình thiết kế, phân tích bản vẽ sản phẩm, máy móc phục vụ đời sống sản xuất. Thực hiện gia công và giám sát quá trình để hoàn thiện và khắc phục sai sót để hoàn tất sản phẩm như thiết kế.
  • Lắp đặt, vận hành thiết bị máy móc: Kỹ sư cơ khí là người sẽ thực hiện quá trình lắp đặt máy móc thiết bị cho nhà xưởng, công trình. Vận hành, theo dõi và quản lý quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất ở nhà máy.
  • Sửa chữa, bảo trì máy móc: Kỹ sư cơ khí sẽ sửa chữa, khắc phục lỗi của máy móc khi phát hiện các hư hỏng. Thực hiện công việc kiểm tra, bảo trì cho máy móc, thiết bị của nhà xưởng và công trình.
  • Đưa ra giải pháp để cải tiến máy móc và thiết bị: Chủ động nghiên cứu và đưa ra các phương án để cải tiến các hoạt động của máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Bên cạnh đó, Kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đưa ra các đề xuất, ý tưởng liên để cải tiến, khắc phục vấn đề của máy móc, công nghệ. Tiến hành làm báo cáo và các công việc khác theo yêu cầu phân công của cấp trên.

Kỹ sư cơ khí có mức lương bao nhiêu?

121 - 170 triệu /năm
Tổng lương
112 - 157 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
9 - 13 triệu
/năm

Lương bổ sung

121 - 170 triệu

/năm
121 M
170 M
52 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ sư cơ khí

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư cơ khí, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ sư cơ khí
121 - 170 triệu/năm
Kỹ sư cơ khí

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
8%
2 - 4
46%
5 - 7
33%
8+
13%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư cơ khí?

Khối lượng công việc Kỹ sư cơ khí không hề nhẹ nhàng và cũng không hề đơn giản. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường có những tiêu chí khi tuyển dụng để đảm bảo các ứng viên đáp ứng được công việc. Cụ thể Kỹ sư cơ khícần đáp ứng những yêu cầu cơ bản 

Về trình độ học vấn

  • Các Kỹ sư cơ khí cần là cử nhân đại học trở lên của các chuyên ngành về kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo máy hoặc một số ngành có liên quan.
  • Có sự am hiểu về kiến thức cơ khí và khả năng truyền đạt phổ biến thông tin kiến thức cho người khác. 
  • Biết và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như AutoCAD, tin học văn phòng,..
  • Tay nghề chuyên môn sẽ được tích lũy, bồi dưỡng qua thời gian thực tế trải nghiệm. Bởi vậy mà đa số trong mẫu thông tin tuyển dụng Kỹ sư cơ khí đều có yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên. 

Về kỹ năng

Kiến thức chuyên môn là điều kiện cần nhưng chưa đủ với một Kỹ sư cơ khí trong thời buổi hiện nay. Một ứng viên sáng giá đối với vị trí Kỹ sư cơ khí thì cần có thêm các kỹ năng như: 

  • Kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và óc sáng tạo.
  • Kỹ năng nhạy bén với sự thay đổi của công nghệ. Biết quan sát, giải quyết các vấn đề một cách nhanh gọn khi gặp sự cố bất ngờ.
  • Có tính kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc cao.

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư cơ khí

Mức lương trung bình của Kỹ sư cơ khí tại Việt Nam khoảng từ 12 triệu - 20 triệu VND/tháng. Thực tế hiện nay, mức lương cho sinh viên ngành cơ khí mới ra trường là không cao. Tuy nhiên, cơ hội và triển vọng phát triển của ngành cơ khí lại rất lớn. Tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cũng như từng khu vực mà mức lương của Kỹ sư cơ khí cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Lộ trình thăng tiến của một Kỹ sư cơ khí thường bao gồm các bước sau:

Thực tập sinh (Intern or Trainee Engineer)

Đây là giai đoạn đầu của sự nghiệp. Trong giai đoạn này, bạn học cách áp dụng kiến thức học được trong trường và làm quen với quy trình làm việc trong công ty hoặc tổ chức. Thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm, tùy theo công ty.

Kỹ sư Cơ bản (Junior Engineer)

Sau giai đoạn thực tập, bạn có thể bước vào vai trò Kỹ sư cơ bản. Trong thời gian này, bạn làm việc dưới sự hướng dẫn của Kỹ sư có kinh nghiệm hơn và tham gia vào các dự án cụ thể. Bạn sẽ phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản.

Kỹ sư Trung cấp (Intermediate Engineer)

Khi bạn tích luỹ thêm kinh nghiệm và kiến thức, bạn có thể thăng tiến lên cấp độ Kỹ sư Trung cấp. Ở cấp này, bạn có khả năng làm việc độc lập trong việc quản lý và thực hiện dự án nhỏ hơn, và bạn có thể tham gia vào việc đào tạo và hướng dẫn Kỹ sư mới.

Kỹ sư Cấp cao (Senior Engineer)

Kỹ sư Cấp cao thường có kinh nghiệm và kiến thức đáng kể và có thể đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo dự án lớn hơn, có vai trò quyết định trong việc thiết kế và quản lý dự án. Họ có thể tham gia vào việc đào tạo và phát triển Kỹ sư trẻ.

Chuyên gia (Specialist)

Những Kỹ sư cơ khí có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể có thể trở thành chuyên gia. Họ thường được tôn trọng về kiến thức và khả năng phân tích sự phức tạp trong lĩnh vực của họ.

Quản lý dự án (Project Manager)

Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến thẳng vào vai trò quản lý dự án hoặc quản lý bộ phận. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý dự án, tài năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý nhân sự.

Tìm việc theo nghề nghiệp