Công việc của Quản Lý Nhà Hàng là gì?

Quản lý nhà hàng (hay còn gọi là Restaurant Manager) dùng để chỉ người quản lý điều hành mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Từ quản lý tài sản, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa. Đến quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Đưa ra phương án giải quyết khi có khiếu nại.

Mô tả công việc Quản lý nhà hàng 

Mục đích chính của chức danh quản lý nhà hàng là điều hành toàn bộ các hoạt động của bộ phận phục vụ, bar… tại nhà hàng được phân công. Nhìn vào bản mô tả công việc quản lý nhà hàng, chắc hẳn bạn sẽ “choáng” trước độ phức tạp và áp lực mà một quản trị viên nhà hàng phải đối mặt.

Sau đây là mô tả công việc của quản lý nhà hàng:

Quản Lý Nhân Sự

Quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm điều động, bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc nhân viên thực hiện theo tiến độ; thực hiện chấm công hàng tháng; đánh giá định kì kết quả làm việc của nhân viên…

Người quản lý còn phải luôn theo sát nhân viên bằng cách khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên và đảm bảo phúc lợi, sức khỏe cho nhân viên.

Quản Lý Tài Chính

Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…

Quản Lý Cơ Sở Vật Chất

Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…

Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ

Công việc này xoay quanh giám sát để đảm bảo các hoạt động đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nhà hàng; tính khoa học của thực đơn; đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; đề xuất giải pháp cải tiến để nhà hàng tốt hơn…

Kinh Doanh Và Tiếp Thị

Đây là một hạng mục công việc khác của cấp quản lý, bao gồm chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng; triển khai sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng; phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng; tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt…

Giải Quyết Sự Cố, Khiếu Nại Từ Khách Hàng

Quản lý nhà hàng là người trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được; tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách và xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách…

Bên cạnh đó, quản lý nhà hàng cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo yêu cầu của cấp trên.

Theo nội dung mô tả nghiệp vụ quản lý nhà hàng trên, người quản lý nhà hàng cần trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để giải quyết thành thạo mọi vấn đề. Trong đó, cần nhất là kinh nghiệm quản trị nhân sự và khả năng ứng biến trước những tình huống khiếu nại, than phiền từ khách hàng.

Quản Lý Nhà Hàng có mức lương bao nhiêu?

163 - 229 triệu /năm
Tổng lương
150 - 211 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
13 - 18 triệu
/năm

Lương bổ sung

163 - 229 triệu

/năm
163 M
229 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản Lý Nhà Hàng

Tìm hiểu cách trở thành Quản Lý Nhà Hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Quản Lý Nhà Hàng
163 - 229 triệu/năm
Quản Lý Nhà Hàng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
15%
2 - 4
53%
5 - 7
25%
8+
7%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản Lý Nhà Hàng?

Yêu cầu tuyển dụng Quản lý nhà hàng 

Điều kiện cơ bản nhất để bạn đảm nhiệm vị trí Quản lý nhà hàng là tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng chuyên ngành quản lý khách sạn/ nhà hàng. Hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

  • Có ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí trợ lý/ quản lý/ giám sát.
  • Có hiểu biết chuyên sâu về ẩm thực.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt (Đặc biệt là tiếng Anh).
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Kỹ năng lập kế hoạch.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo.
  • Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc.
  • Yêu thích công viên liên quan đến ngành nhà hàng – khách sạn.

Lộ trình thăng tiến Quản lý nhà hàng 

Mức lương bình quân của Quản lý nhà hàng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Lộ trình thăng tiến của vị trí Quản lý nhà hàng có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước và loại hình nhà hàng, cũng như chính sách và cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình phổ biến mà một quản lý nhà hàng có thể theo:

Nhân viên nhà hàng

Bắt đầu với vị trí cơ bản như nhân viên phục vụ, quầy bar, lễ tân hoặc bếp. Điều này giúp bạn có cơ hội hiểu về hoạt động hàng ngày của nhà hàng và học hỏi từ những người quản lý kinh nghiệm.

Quản lý phòng ban

Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức, bạn có thể thăng chức lên vị trí quản lý phòng ban như quản lý nhà hàng, quản lý bếp, quản lý dịch vụ hoặc quản lý bar. Điều này đòi hỏi khả năng lãnh đạo, quản lý nhân viên và quản lý hoạt động hàng ngày của phòng ban.

Quản lý nhà hàng

Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, bạn có thể tiến lên vị trí quản lý nhà hàng. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng, từ quản lý nhân viên, tài chính, marketing, đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.

Quản lý cấp cao

Nếu bạn có khát vọng và thành công trong vai trò quản lý nhà hàng, bạn có thể tiếp tục thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao hơn như quản lý khu vực, quản lý nhà hàng chuỗi hoặc giám đốc điều hành.

Lưu ý rằng lộ trình này chỉ mang tính chất chung và có thể thay đổi tùy theo sự phát triển của ngành nhà hàng và chính sách của từng doanh nghiệp. Quan trọng nhất là bạn cần phát triển kỹ năng, kiến thức và có thành tích xuất sắc để nắm bắt cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp quản lý nhà hàng.

Tìm việc theo nghề nghiệp