Mô tả công việc
• Hành chính – quản trị:
- Tuân thủ các Quy định – quy chế… liên quan tài chính - kế toán, quản lý các khoản thu thông qua tất cả các nguồn, phương tiện tiền mặt, chuyển khoản, thẻ thanh toán… cho khách sạn.
- Báo cáo Kế Toán Trưởng hàng tháng theo quy đinh Kết quả hoạt động thu vào – so sánh với Kế hoạch được duyệt. Giải trình lý do khách quan – chủ quan, đưa ra đánh giá và giải pháp. Báo cáo tất cả các sự việc – vướng mắc, liên quan quy định tài chính, ngân hàng, chính quyền – ban ngành và đề xuất phương án & xử lý – khắc phục.
- Thường xuyên cập nhật các chính sách pháp luật liên quan hoạt động tài chính & kế toán của khách sạn và đề xuất điều chỉnh phù hợp, đảm bảo quyền lợi – nghĩa vụ của Công ty – khách sạn được thực hiện đúng & đủ, mọi hoạt động của khách sạn luôn xuyên suốt và tuân thủ pháp luật toàn diện.
• Đối nội & đối ngoại:
- Tiếp nhận tất cả các sự việc, yêu cầu… từ các Trưởng Bộ Phận, đồng nghiệp và đối tác – khách hàng… một cách chuyên nghiệp, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Kế Toán Trưởng để được chỉ đạo xử lý - đảm bảo các vấn đề được giải quyết thỏa đáng.
- Xây dựng & duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong khách sạn và các khách sạn khác, với các đối tác – khách hàng, Ban nghành liên quan …thông qua việc thăm viếng trực tiếp, chiêu đãi… hoặc gián tiếp.
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để các bộ phận biết thực hiện.
- Liên lạc thường xuyên với các bộ phận về tình hình thực hiện hợp đồng.
- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.
• Hoạt động:
- Kiểm soát hoạt động của Nhân viên thu ngân thuộc Phòng Kế Toán, đảm bảo các khoản thu luôn đầy đủ, báo cáo – ghi nhận sổ sách, tài khoản, chứng từ minh bạch & đúng thời hạn quy định, việc nộp quỹ và quản lý tiền mặt luôn an toàn, đúng quy trình – quy định.
- Xuất hóa đơn VAT và kiểm tra thuế suất VAT bán ra đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
- Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Công ty, phân loại theo thuế suất.
- Kết hợp với kế toán công nợ quản lý và theo dõi công nợ phải thu, trao đổi với các bộ phận khác về điều khoản thanh toán của hợp đồng.
- Hàng ngày đối chiếu doanh thu giữa phần mềm kế toán và bảng kê của thu ngân để đảm bảo doanh thu được ghi nhận đầy đủ.
- Hàng tháng, theo dõi các báo cáo bán hàng của kế toán và đối chiếu doanh thu với các bộ phận liên quan.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả hàng, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của Công ty.
- Cùng phối hợp với Kế toán trưởng đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách hàng năm.
- Định kỳ hàng tháng/quý/năm lập các báo cáo thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân,…và nộp cho cơ quan thuế theo quy định.
- Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
- Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.
- Đảm bảo tất cả các Báo cáo định kỳ cho Kế Toán Trưởng đầy đủ và đúng ngày theo qui định.
- Đảm bảo về mức chi tiêu thực tế của bộ phận luôn hợp lý – hiệu quả, nằm trong kế hoạch, dự toán.
- Quản lý – sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhân lực…đúng mục đích công việc, tiết kiệm và không sử dụng phung phí, cho mục đích cá nhân.
- Luôn tìm hiểu, nắm bắt tình hình kinh doanh, công nợ phải thu, các khoản nợ xấu – khó thu hồi…của các khách hàng – đối tác để đưa ra dự báo ngắn hạn, dài hạn về nguồn thu – dòng tiền, báo cáo - đề xuất Kế Toán Trưởng điều chỉnh – cân đối chiến lược tài chính, xin chỉ đạo xử lý phù hợp.
- Tích cực tham gia các sự kiện, chương trình của Ban Giám Đốc khách sạn tổ chức cho nhân viên vui chơi giải trí, tái tạo năng lượng – lan tỏa sự gắn kết, tương trợ nhau giữa các thành viên trong Bộ Phận cũng như giữa các Bộ Phận với nhau, với Ban Lãnh Đạo khách sạn. Đó cũng là hình ảnh & thương hiệu của khách sạn với đối tác - khách hàng, đồng nghiệp trong nghành khách sạn.
- Tham gia họp bộ phận định kỳ để xem xét – đánh giá lại các hoạt động của bộ phận và đề ra phương án cho thời gian tới.
- Đảm bảo tất cả hồ sơ, chứng từ được lưu trữ theo quy định.
- Tuân thủ lịch làm việc, lịch công tác đã được duyệt, đề xuất điều chỉnh nếu cần thiết tùy vào yêu cầu công việc.
- Lắng nghe – tiếp thu ý kiến nhân viên, đề xuất cải thiện môi trường làm việc ngày càng tốt hơn.
Quyền lợi được hưởng
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp
- Chế độ phúc lợi cạnh tranh
- Bảo hiểm full lương
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học ngành Tài chính & Kế toán.
- Ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở cùng vị trí trong các khách sạn 4 – 5 sao.
- Có kiến thức về luật kế toán.
- Tiếng Anh lưu loát sẽ được ưu tiên.
- Microsoft Word-Microsoft Excel, Power point.
Yêu cầu hồ sơ
- Sơ yếu lý lịch
- Xác nhận hạnh kiểm
- Bằng cấp
- CCCD
- Khám sức khỏe
- Các chứng chỉ có liên quan
Giữa thủ phủ phồn hoa của đồng bằng sông Cửu Long, Charmant Suites như một nét chấm phá tinh tế trên bức tranh sông nước đầy kiêu sa. Vẻ đẹp văn hóa miền Tây thân thiện nồng hậu và chân thành lan toả trong toàn nhịp sống của thành phố, hòa quyện vào mọi sản phẩm và dịch vụ của Charmant Suites, lưu dấu những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách trong những chuyến tham quan, công tác tại Cần Thơ
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng (trong tiếng Anh gọi là Sales Accountant) là vị trí kế toán đảm nhận toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến quản lý hóa đơn bán hàng, bao gồm: ghi nhận hóa đơn bán hàng, ghi chép sổ chi tiết doanh thu, thuế giá trị gia tăng, lập các báo cáo bán hàng và những báo cáo liên quan khác theo yêu của cầu doanh nghiệp. Bên cạnh đónhững công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán thuế, Kế toán nội bộ,Kế toán công,...cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán bán hàng
Công việc của Kế toán bán hàng cũng luôn chất chồng như những vị trí kế toán khác, luôn bận rộn với những công việc thường ngày. Các công việc của kế toán bán hàng bao gồm:
Quản lý các khoản thu chi
Kế toán bán hàng chủ yếu phụ trách lập hóa đơn bán hàng, kiểm tra tính chính xác của hóa đơn trước khi phát hành cũng như lưu trữ hóa đơn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, họ cũng phải có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhận hóa đơn của các giao dịch.
Báo cáo bán hàng
Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của phòng kế toán. Kế toán bán hàng có nhiệm vụ lập báo cáo doanh thu bán hàng theo kỳ, có thể là theo ngày, theo tuần hay theo tháng,... tùy vào từng doanh nghiệp và đơn vị. Ngoài ra, kế toán bán hàng cũng có nhiệm vụ phân tích báo cáo doanh thu bán hàng của mỗi tháng để ban lãnh đạo có thể nhìn nhận được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một tháng và cung cấp báo cáo doanh thu bán hàng cho bộ phận liên quan.
Thu hồi công nợ
Ngoài các nhiệm vụ kể trên, kế toán bán hàng cũng phụ trách gửi hóa đơn và thông báo thanh toán cho khách hàng quá hạn cũng như theo dõi tình hình thanh toán của các khách hàng. Đối với những trường hợp nợ lâu, họ cũng có nhiệm vụ điện thoại thông tin và đôn đốc khách hàng thanh toán nợ. Xử lý các khoản công nợ khó thu hồi cũng chính là một trong những công việc của kế toán bán hàng.
Hỗ trợ công việc bán hàng
Khác với nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp, kế toán bán hàng đòi hỏi sự linh hoạt hơn trong công việc. Họ cũng là người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về giá cả, sản phẩm cho bộ phận bán hàng hay lập hợp đồng bán hàng hàng tháng. Nhìn chung, kết hợp với bộ phận bán hàng, kế toán bán hàng sẽ giải quyết hết các vấn đề liên quan đến việc bán hàng.
Kế toán bán hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán bán hàng
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán bán hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán bán hàng?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán bán hàng
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, kế toán bán hàng còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán bán hàng phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán bán hàng có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán bán hàng phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với Kế toán bán hàng, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán bán hàng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Kế toán bán hàng | 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán bán hàng và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kế toán thanh toán: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Kế toán bán hàng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Kế toán bán hàng
Mức lương: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vị trí kế toán bán hàng. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Kế toán bán hàng có thể sẽ là mảng đầu tiên mà các bạn đảm nhận khi vào công ty. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc gắn liền với bộ phận bán hàng dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Kế toán bán hàng có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Nhân viên kế toán thăng tiến nhanh trong công việc
Nắm vững kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn kế toán
Giống như mọi ngành nghề khác, để thăng tiến nhanh tại vị trí kế toán bán hàng, bạn cần nắm vững các kiến thức, nghiệp vụ kế toán chuyên môn nói chung và kế toán bán hàng nói riêng. Có thể không nhất thiết là kiến thức chuyên sâu nhưng về cơ bản thì phải nắm rõ. Đây chính là nền tảng cơ bản, quan trọng để bạn phát triển tại vị trí công việc này.
Khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng
Để góp phần giúp công việc được diễn ra hiệu quả, thuận lợi và đúng quy trình hơn, bạn cần theo dõi và cập nhật thường xuyên các quy định, thông tư mới liên quan đến hoạt động bán hàng của công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ để dễ dàng hơn trong công tác cập nhật thông tin cũng như làm nền tảng để được thăng tiến.
Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng
Vì công việc của Kế toán bán hàng cần thao tác, làm việc thường xuyên với tài liệu, chứng từ, sổ sách nên việc thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, nhất là Excel là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn xử lý, hoàn thành công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Tính cẩn thận, trung thực trong công việc
Vì đặc tính công việc của kế toán bán hàng khá chi tiết nên tính trung thực, cẩn thận, tinh thần trách nhiệm trong công việc cao là kỹ năng quan trọng đối với những ai làm việc tại vị trí này để tránh những sai sót không đáng có.
Kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng
Kế toán bán hàng cũng là người sẽ làm việc, tương tác trực tiếp, xây dựng lòng tin, mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và khách hàng. Do đó, một người có kỹ năng giao tiếp khéo léo, tinh tế, hoạt bát, chăm sóc khách hàng tốt sẽ là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này.
Xem thêm:
Việc làm Kế toán công đang tuyển dụng
Việc làm Kế toán tổng hợp đang tuyển dụng