504 việc làm
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM
Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. HCM tuyển dụng nhân sự
Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM
4 việc làm 5 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 27/03/2024
Hạn nộp hồ sơ: 27/03/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 8
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. HCM

Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM có nhu cầu tuyển dụng như sau:

I. Giảng viên ngành Răng Hàm Mặt

1. Số lượng: 05

2. Mô tả công việc:
• Giảng dạy các modul, môn học trong chương trình đào tạo;
• Đánh giá học liệu và góp ý sửa chữa nội dung trong chương trình đào tạo các môn học;
• Tham gia làm đề kiểm tra, đề thi, coi thi trong các chương trình đào tạo.
• Tham gia làm công tác lâm sàng các bệnh viện thực hành đối tác;

3. Tiêu chuẩn ứng viên:
Tốt nghiệp Thạc sĩ – Bác sĩ ngành Răng Hàm Mặt từ loại khá trở lên. Ưu tiên đã có chứng chỉ hành nghề.

II. Chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học

1. Số lượng: 02

2. Mô tả công việc:
• Xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm;
• Tổ chức điều phối các khâu giảng dạy và học tập, kịp thời đề xuất những vấn đề cần thiết;
• Phối hợp với các đơn vị của Khoa tổ chức lịch giảng dạy, đăng ký kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập;
• Nắm vững các quy định / nội dung chương trình đào tạo và các quy chế của mỗi chương trình đào tạo để tư vấn cho các bộ phận liên quan;
• Thống kê, xử lý và lưu trữ thông tin về học vụ; xử lý đơn thư sinh viên liên quan tới thủ tục học tại Khoa được giải quyết đầy đủ và đúng hạn;
• Thực hiện các công việc liên quan tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh, nhập học.
3. Tiêu chuẩn ứng viên:
• Trình độ đại học trở lên, ưu tiên các ngành: hành chính (quản lý nhà nước), toán tin, giáo dục, khoa học sức khỏe.
• Có kỹ năng làm việc teamwork.

III. Chuyên viên phòng Tổ chức Hành chính

1. Số lượng: 01

2. Mô tả công việc:
• Thực hiện các công tác đánh giá kết quả lao động, thi đua khen thưởng.
• Thực hiện công tác nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung.
• Thực hiện công tác liên quan mảng nhân sự khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.
• Tham gia các công tác hành chính chung của phòng.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng.

3. Tiêu chuẩn ứng viên:
• Trình độ đại học trở lên trong các khối ngành quản trị, hành chính, luật, giáo dục
• Ngoại ngữ: tiếng Anh đọc, viết và giao tiếp căn bản
• Tin học: sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, các thiết vị văn phòng và các công cụ trao đổi thông tin online (Gmail, Zalo, Facebook, …)
• Ưu tiên cho ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong hệ thống trường học, bệnh viện, …

IV. Các phúc lợi dành người làm việc
– Môi trường làm việc lâu dài, ổn định, năng động, uy tín học thuật và nghiên cứu;
– Hưởng mức lương và thưởng theo quy định nhà nước;
– Tham gia các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, khám sức khoẻ, du lịch hằng năm.

V. Hồ sơ dự tuyển:
– Đơn xin việc (không theo mẫu và phải trình bày rõ nguyện vọng);
– Sơ yếu lý lịch có chứng thực (thời hạn không quá 1 năm), CMND/CCCD chứng thực sao y bản chính;
– Các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm kết quả học tập có chứng thực sao y bản chính;
– Giấy khám sức khỏe (không quá 6 tháng);
– Chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, 3 tấm hình thẻ 3×4 (có thể bổ sung khi làm việc);
Lưu ý:
– Các giấy tờ vui lòng đánh máy, hồ sơ phải đóng vào túi đựng hồ sơ, bìa hồ sơ ghi rõ các thông tin cá nhân.
– Không trả lại hồ sơ cho ứng viên không trúng tuyển.

VI. Thời hạn và nơi nhận:
– Nộp trực tiếp tại Phòng 214, Nhà hành chính YA1, đường Hải Thượng Lãn Ông, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
– Thời hạn: Giờ hành chính từ 08h00 đến 16h00 các ngày làm việc thứ Hai đến thứ Sáu đến hết ngày 15/04/2024
– Các thông tin tham khảo thêm, vui lòng xem tại website: medvnu.edu.vn hoặc liên hệ điện thoại số 028.7102.1212.

Khu vực
Báo cáo

Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM
Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:
Tòa nhà hành chính YA1, Đường Hải Thượng Lãn Ông, Khu Đô thị ĐHQG-HCM, P. Đông Hòa, TP. Dĩ An, Bình Dương

Khoa Y ĐHQG-HCM là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học khối ngành khoa học sức khỏe trực thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009 với định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình Trường – Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Khoa Y chính thức tuyển sinh khoá đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010. Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa Y đang đào tạo 5 ngành bậc đại học: Y khoa, dược học, răng – hàm – mặt, y học cổ truyền và điều dưỡng; sau đại học với 09 chuyên ngành, gồm bậc Bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Bác sĩ nội trú.

Ngay từ khi mới thành lập, Khoa Y ĐHQG-HCM đã hướng đến tầm nhìn trở thành Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ tiên tiến và uy tín trong khu vực với giá trị cốt lõi “Nhân văn – Chuyên nghiệp – Năng động – Sáng tạo” và triết lý giáo dục “Giáo dục toàn diện, lấy người học làm trung tâm”. Sứ mạng của Khoa Y ĐHQG-HCM là đào tạo nhân lực y tế có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân; nghiên cứu, ứng dụng, triển khai thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến; kết nối sức mạnh hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM và hội nhập quốc tế.

Hiện nay, Khoa Y ĐHQG-HCM có trụ sở chính tại tòa nhà hành chính YA1, Khu đô thị Đại học quốc gia TP.HCM, cùng các cơ sở học tập là Nhà điều hành (ĐHQG-HCM), viện Môi trường và Tài nguyên và hệ thống gần 30 bệnh viện thực hành tại TP. Hồ Chí Minh.

Công việc của Giảng viên là gì?

Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.

Mô tả công việc của Giảng viên

Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.

Giảng dạy

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.

Nghiên cứu khoa học

Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.

Hướng dẫn sinh viên

Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.

Giảng viên có mức lương bao nhiêu?

130 - 260 triệu /năm
Tổng lương
120 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 260 triệu

/năm
130 M
260 M
65 M 650 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giảng viên

Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng
78 - 130 triệu/năm
Giảng viên
130 - 260 triệu/năm
Cố vấn học tập
144.000.000 triệu/năm
Giảng viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
33%
2 - 4
47%
5 - 7
14%
8+
6%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?

Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
  • Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
  • Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên. 
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.

Các yêu cầu khác 

  • Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
  • Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
  • Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận

Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Trợ giảng 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
3 - 5 năm Giảng viên 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Cố vấn học tập 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Phó Trưởng khoa trường Đại học 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:

1. Trợ giảng 

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở. 

2. Giảng viên 

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.

3. Cố vấn học tập

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

4. Phó Trưởng khoa trường Đại học 

Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn. 

5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. 

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Xem thêm:

Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng

Việc làm Giảng viên truyền thông đang tuyển dụng

Việc làm Giảng viên tâm lý đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp