Mô tả công việc
- Tương tác với trưởng bộ phận về các vấn đề đang gặp phải
- Đăng bài, seeding trên nền tảng làm việc
Quyền lợi được hưởng
- Mức lương hấp dẫn: 12tr -18tr
- Chế độ đãi ngộ tốt
- Tham gia đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN...
- Được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản; môi trường năng động
Yêu cầu công việc
- Kỹ năng khác: Kỹ năng tư vấn, kỹ năng chuyên môn, yêu nghề, thành thạo tin học văn phòng, có ngoại ngữ là lợi thế
- Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm 1 năm ở vị trí tương đương
Yêu cầu hồ sơ
Công ty cổ phần dịch vụ y tế Việt Nhật (VJM) là công ty quản lý hệ thống phòng khám quốc tế tiêu chuẩn Nhật Bản mang thương hiệu T-Matsuoka (TMC). Hệ thống phòng khám TMC trải dài khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam và tập trung tại các tỉnh/thành phố lớn, có nhu cầu cao về dịch vụ y tế. VJM mang đến cho khách hàng dịch vụ y tế trọn vẹn, đa dạng theo tiêu chuẩn chất lượng cao của Nhật Bản, hướng tới các đối tượng khách hàng có ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. VJM phục vụ khách hàng bằng sự tận tâm, trách nhiệm và tấm lòng của mỗi cán bộ bác sỹ với mục tiêu phát triển hệ thống y tế của đất nước sánh ngang với các nước phát triển trên thế giới thông qua sự hợp tác hỗ trợ của đối tác Nhật Bản.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên Telesale là gì?
1. Nhân viên Telesale là gì?
Nhân viên Telesale chịu trách nhiệm thực hiện việc bán hàng thông qua điện thoại. Công việc của Nhân viên Telesale bao gồm gọi điện thoại đến khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hàng. Họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục và kiên nhẫn để đạt được mục tiêu bán hàng. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên kinh doanh, Nhân viên tư vấn bán hàng, Nhân viên tư vấn,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Telesale có lừa đảo không?
Bán hàng qua điện thoại (telesale) là một hình thức marketing trực tiếp mà thông qua đó một người bán hàng sử dụng điện thoại để thuyết phục và quảng cáo sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của công ty hay của mình đến với khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại.
Thực tế, khi bắt tay vào công việc “bán hàng bằng giọng nói”, các telesale đã từng gặp không ít tình huống trớ trêu. Một số người bộc bạch rằng, họ thấy tủi thân mỗi khi nhấc chiếc điện thoại lên và gọi cho “thượng đế”, bởi mười lần gọi thì có tới chín lần rưỡi bị khách hàng từ chối thằng thừng kiểu: “Tôi không có nhu cầu“, “Sao gọi lắm thế, phiền quá?” hay “Bạn gọi cho người có tiền nhé“
Hiện nay, nghề telesale chưa được hiểu đúng nghĩa. Theo chia sẻ của ông Trần Quang Minh, nghề này giống như các nghề bình thường khác, không phải đa cấp hay lừa đảo. Nghề này không phải di chuyển, bán hàng ngay tại nhà, rất tiện lợi và giúp khách hàng giải quyết các vấn đề thông qua điện thoại một cách chuyên nghiệp.
3. Lương và mô tả các công việc của Nhân viên Telesale
Lương của vị trí Nhân viên Telesale
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Dưới 01 năm |
khoảng 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng |
01 - 03 năm |
khoảng 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 03 năm |
khoảng 20.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Mức lương Nhân viên mới vào nghề (dưới 1 năm kinh nghiệm)
Đối với những Telesale mới vào nghề, chủ yếu họ không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên vẫn cần có sự hướng dẫn của các nhân viên có nhiều kinh nghiệm hơn. Cũng như phải trải qua những khóa đào tạo ngắn hạn của công ty để có thể giao tiếp với khách hàng một cách tốt nhất. Vì vậy, ở thời điểm này, mức lương của họ khá thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 05 đến 10 triệu đồng/tháng.
Mức lương Nhân viên có kinh nghiệm từ 1-3 năm
Đối với những nhân viên có kinh nghiệm hơn thì mức lương cũng sẽ cao hơn. Nhưng nhìn chung, họ vẫn phải chịu sự hướng dẫn của quản lý và không có quyền hạn xử lý các tình huống khẩn cấp. Mức lương đối với nhân viên có kinh nghiệm từ 01 đến 03 năm thường dao động khoảng 15 đến 25 triệu đồng/tháng.
Mức lương Nhân viên có kinh nghiệm trên 3 năm
Nhân viên trên 03 năm kinh nghiệm thường được gọi là nhân viên kỳ cựu. Và họ cũng thường là những quản lý thay vì là nhân viên bình thường. Mức thu nhập của những nhân viên này cũng sẽ cao hơn nhiều so với những người ít kinh nghiệm hơn. Nằm trong khoảng từ 20 đến 35 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn nữa.
Mô tả công việc của vị trí Nhân viên Telesale
Công việc của nhân viên Telesales sẽ được phân công tùy theo đặc thù ngành nghề của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc cơ bản của vị trí này sẽ bao gồm:
Tạo đầu mối khách hàng
Nhân viên Telesale hiểu một cách đơn giản chính là Nhân viên bán hàng qua điện thoại. Họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo đầu mối hay nguồn khách hàng cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ là người trực tiếp giải quyết các vấn đề mà khách hàng thắc mắc từ đơn hàng, phương thức thanh toán, quá trình giao hàng, chất lượng sản phẩm, các chương trình ưu đãi, hậu mãi,...
Trực tiếp bán hàng
Nhân viên Telesales thực hiện nhiệm vụ liên lạc với khách hàng mới hoặc danh sách các khách hàng đã có sẵn trong điện thoại, sử dụng kịch bản đã soạn sẵn để mời chào, thông tin đến khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ hay các chương trình bán hàng của công ty để kích thích sự tò mò từ họ.
Tiếp nhận và xử lý đơn hàng
Nhân viên Telesale sẽ tiếp nhận và xử lý đơn hàng để đảm bảo chỉ tiêu. Khi có khách hàng liên hệ đặt đơn hàng mới, các nhân viên sẽ sử dụng kịch bản đã soạn sẵn trước đó để mời chào các sản phẩm/dịch vụ bổ sung dựa vào những thói quen hay hành vi mua hàng của họ trước đó.
Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu để khuyến khích khách hàng tiếp tục lựa chọn sản phẩm của công ty, nhân viên sẽ liên lạc với khách hàng. Ngoài ra, nhân viên Telesale sẽ thực hiện công việc thu thập, phân loại và cập nhật những phản hồi từ khách hàng thành một kho dữ liệu.
4. Cách Telesale cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xác định mục tiêu cuộc gọi
Bước đầu tiên là xác định rõ ràng mục đích của cuộc gọi. Mỗi sản phẩm, dịch vụ hay chiến dịch telesale đều có những mục tiêu riêng biệt mà bạn cần đạt được sau khi cuộc gọi kết thúc. Ví dụ như: hoàn thành việc bán hàng, đặt lịch hẹn, thu thập thông tin khách hàng,… Hay đơn giản là thông báo về một chương trình, sự kiện quan trọng nào đó. Mặc dù có vẻ như là một bước dễ dàng, nhưng việc xác định mục tiêu chính xác sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc gọi.
Bước 2: Lên kịch bản cuộc gọi
Để chuẩn bị cho một kịch bản Telesale hiệu quả, bạn cần định hình các nội dung cần thể hiện trong cuộc gọi. Hơn nữa, điều này giúp bạn có thể tự tin và chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc gọi. Bạn cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Dành thời gian để hiểu rõ và nếu có thể, trải nghiệm sản phẩm để có cái nhìn sâu sắc hơn. Việc này giúp bạn nắm bắt chính xác các tính năng và lợi ích của sản phẩm trước khi giới thiệu cho đối tượng khách hàng.
Bước 3: Gửi lời chào khách hàng
Giai đoạn này là cơ hội để bạn tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Tuỳ vào từng đối tượng mà cách chào hỏi cũng cần sự thay đổi linh hoạt. Đối với khách hàng mới, lời chào cần niềm nở, thân thiện. Với khách hàng cũ, cần tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi. Lời chào ấn tượng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và giới thiệu sản phẩm.
Bước 4: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định trong việc tối ưu hoá quá trình bán hàng. Bằng cách lắng nghe và đặt câu hỏi, bạn có thể thu thập thông tin về mối quan tâm và lo ngại của họ. Từ đó, bạn có thể tạo ra nội dung bán hàng hấp dẫn và giải pháp phù hợp, tăng khả năng chuyển đổi và duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài.
Bước 5: Nêu giải pháp để khách hàng lựa chọn
Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu, bạn cần đưa ra các giải pháp liên quan đến sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để trả lời các thắc mắc và làm nổi bật các ưu điểm vượt trội của sản phẩm. Sự hiểu biết sâu về sản phẩm sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn.
Bước 6: Tạm biệt khách hàng
Lời chào tạm biệt đóng vai trò quyết định tỷ lệ chốt đơn hoặc khả năng liên lạc lại với khách hàng sau này. Nếu khách hàng chưa có nhu cầu mua ngay, hãy khéo léo hẹn họ vào thời điểm khác. Nếu họ quyết định mua, hãy nhanh chóng lưu lại thông tin và tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình bán hàng. Cảm ơn và chào tạm biệt khách hàng một cách chuyên nghiệp, để lại ấn tượng tốt.
Bước 7: Lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu cuộc gọi là bước quan trọng trong việc quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng. Dữ liệu này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, hỗ trợ tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân và quản lý mối quan hệ khách hàng. Đồng thời, nó cung cấp thông tin để đào tạo nhân viên, phân tích hiệu suất và cải thiện dịch vụ.
5. Ưu và nhược điểm của công việc Nhân viên Telesale
Ưu điểm
- Việc bán hàng có thể diễn ra ở bất kỳ đâu: chỉ cần có điện thoại và kết nối. Bạn có thể làm tại nhà hay văn phòng, chỉ cần có một chiếc điện thoại và kết nối với tổng đài bạn dễ dàng thực hiện công việc. Bạn có thể tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi, không bị giới hạn về vị trí địa lý. Thay vì phải đi gặp khách hàng bất kể ngày mưa ngày nắng thì giờ đây, Telesales cho phép các bạn ngồi tại chỗ và liên lạc với khách hàng. Dù khách hàng ở bất cứ thành phố nào, bạn đều có thể dễ dàng tiếp cận chỉ với một cuộc điện thoại.
- Không chịu áp lực mặt đối mặt: Bạn chủ yếu tương tác với khách hàng qua kênh nghe và nói. Đặc biệt với những bạn không có lợi thế vì ngoại hình hay còn tự ti thì công việc Telesales sẽ giúp các bạn phát triển thế mạnh của mình.
- Tiết kiệm thời gian: Giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi mỗi lần hẹn gặp mặt khách hàng. Chỉ cần một đường truyền tín hiệu ổn định, cuộc gọi của bạn sẽ không bị gián đoạn và bạn có thời gian để thực hiện những cuộc gọi khác.
- Hỗ trợ lưu trữ lịch sử cuộc gọi: Với phần mềm quản lý CRM, giờ đây mọi lịch sử cuộc gọi đều có thể lưu trữ và tìm kiếm trên hệ thống. Bạn không phải mất hàng giờ cố nhớ lại xem mình đã tư vấn những gì, phản hồi và yêu cầu của khách hàng là gì. Bạn hoàn toàn có thể nghe lại nội dung cuộc gọi và đánh giá những điểm chưa phù hợp cần cải thiện trong các cuộc gọi tiếp theo.
- Nhanh chóng biết được nhu cầu của khách hàng sau một cuộc điện thoại: Nhân viên telesale có khả năng khai thác tối đa thông tin và nhu cầu khách hàng chỉ qua một cuộc điện thoại: Khách hàng không có vấn đề, khách hàng có vấn đề nhưng chưa nhận ra nhu cầu, khách hàng có nhu cầu nhưng còn có mối bận tâm, khách hàng có nhu cầu và sẵn sàng mua hàng,…Với kịch bản chuẩn bị sẵn, kinh nghiệm cùng kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi, bạn có thể trở thành một nhân viên telesales đỉnh cao. Nhanh chóng nắm được nhu cầu của khách hàng để tư vấn phương án phù hợp.
Nhược điểm
- Khả năng khách hàng từ chối cao: Khách hàng luôn có tâm lý thận trọng mỗi khi có số điện thoại lạ gọi đến. Họ sợ lừa đảo hoặc sản phẩm không đảm bảo vì không được trực tiếp trải nghiệm. Vì thế điều quan trọng của một Telesales là phá bỏ sự hoài nghi, mang đến sự đảm bảo và uy tín đến khách hàng.
- Cuộc gọi có thể bị gián đoạn bất kỳ lúc nào: Khách hàng có thể có việc bận nên bạn cần tìm thời gian phù hợp để liên lạc. Hãy hỏi khách hàng thời gian họ có thể trò chuyện và đặt lịch hẹn để liên lạc lại.
- Bạn chỉ có thể sử dụng giọng nói, ngữ điệu để bán hàng: Không có sản phẩm trực quan, không có ngôn ngữ cơ thể, bạn không thể nhìn thái độ của khách hàng. Bạn phải vận dụng tối đa giọng nói, ngữ điệu và khả năng giao tiếp của một Telesales để mang đến hình ảnh sống động nhất về sản phẩm và tính năng của nó.
-
Áp lực doanh số bán hàng: Telesale thường có mục tiêu doanh số bán hàng cụ thể. Điều này có thể tạo ra áp lực và căng thẳng trong công việc, đặc biệt khi bạn phải đạt được mục tiêu doanh số trong thời gian ngắn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên Telesale đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên Tư vấn bán hàng mới nhất
Nhân viên Telesale có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên Telesale
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên Telesale, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên Telesale?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên Telesale
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Telesale cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về sản phẩm/dịch vụ: Nhân viên Telesale cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang bán. Điều này bao gồm các tính năng, lợi ích, ứng dụng của sản phẩm/dịch vụ và khả năng trả lời chi tiết, chính xác và chuyên nghiệp các câu hỏi từ khách hàng.
- Kiến thức về thị trường: Nhân viên Telesale cần hiểu về thị trường mà công ty hoạt động. Điều này bao gồm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh hiện tại.
- Kiến thức về quy trình Telesale: Nhân viên Telesale cần hiểu về quy trình Telesale của công ty, bao gồm các bước tiếp cận khách hàng, xử lý yêu cầu, tư vấn và thuyết phục khách hàng, và quản lý thông tin khách hàng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng bán hàng: Nhân viên Telesale cần có kiến thức và kỹ năng bán hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. Điều này bao gồm kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, lắng nghe và xử lý các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Kỹ năng xử lý thông tin: Nhân viên Telesale cần có khả năng xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác. Điều này bao gồm việc ghi chép thông tin khách hàng, cập nhật hệ thống quản lý khách hàng và xử lý các yêu cầu và thắc mắc từ khách hàng.
- Kỹ năng lắng nghe: Nhân viên Telesale cần có khả năng lắng nghe tốt để hiểu rõ nhu cầu và quan điểm của khách hàng. Họ cần chú ý và tập trung vào thông tin mà khách hàng đang chia sẻ để có thể đáp ứng đúng nhu cầu và tư vấn phù hợp.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên Telesale cần có khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, lưu loát và tự tin. Họ cần biết cách sử dụng ngôn từ phù hợp, truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng xử lý xung đột: Trong quá trình làm việc với khách hàng, có thể xảy ra các tình huống xung đột hoặc khách hàng không hài lòng. Nhân viên Telesale cần có kỹ năng xử lý xung đột, giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp tốt nhất để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.
Các yêu cầu khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Telesale từ 2 - 3 năm và thực hiện thành công nhiều vị trí trong lĩnh vực telesale
- Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ trong quy trình làm việc
- Có thể xử lý các tình huống phức tạp và tư vấn khách hàng một cách chuyên nghiệp.
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
- Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhóm và định hướng chiến lược cho công ty.
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên Telesale
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
1 - 3 năm | Nhân viên Telesale | 7.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Quản lý kinh doanh | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Trưởng phòng kinh doanh | 20.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên Telesale và các ngành liên quan:
- Nhân viên kinh doanh B2B: 12.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên kinh doanh: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên Telesale
Mức lương: 8 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Vị trí ban đầu trong Telesale là Nhân viên Telesale. Ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện các cuộc gọi điện thoại, tư vấn và bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Sau khi có kinh nghiệm và đạt được những thành tựu trong công việc, bạn sẽ được giao nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý một nhóm nhỏ các Nhân viên Telesale và đảm bảo hiệu suất làm việc của họ.
>> Đánh giá: Việc làm Nhân viên Telesale là những vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên Telesale cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
2. Quản lý kinh doanh
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 5 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
3. Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.
>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất
5 bước giúp Nhân viên Telesale thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhân viên Telesale là người đảm nhận công việc bán hàng, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, Nhân viên Telesale có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Nhân viên Telesale cần đạt được. Cùng với đó, Nhân viên Telesale cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Nhân viên Telesale bán được nhiều sản phẩm hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi Nhân viên Telesale có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số. Xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp cũng giúp mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho Nhân viên Telesale.
Đảm nhận thêm các công việc
Nhân viên Telesale có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh Quốc tế mới nhất
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Nhân viên kinh doanh Online hiện nay