2. Tham mưu, giúp việc cho Trưởng phòng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của Phòng:
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành các mảng công việc được phân công phụ trách;
- Quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng các nguồn lực được giao (con người, văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện, công cụ lao động, tài sản khác...) đúng quy định, an toàn, hiệu quả;
- Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch công việc của Phòng định kỳ hằng năm/đột xuất, tham mưu cho Trưởng phòng về nguồn lực, biện pháp đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và các công việc khác được các cấp lãnh đạo giao thực hiện;
- Phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho CBNV thuộc quyền quản lý;
- Trực tiếp hỗ trợ, giám sát, đôn đốc và động viên khích lệ CBNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Tham mưu, đề xuất với Trưởng Phòng trong việc bố trí, sắp xếp, đánh giá, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong phạm vi Phòng;
- Thực hiện nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro phát sinh đối với các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
- Thực hiện chế độ báo cáo (thường kỳ, đột xuất) và bảo quản, bảo mật thông tin, tài liệu theo quy định.
"3. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các mảng hoạt động nghiệp vụ theo phân công của Trưởng phòng, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của OceanBank.
- Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nguồn vốn của OceanBank.
- Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực nguồn vốn theo quy định của OceanBank và pháp luật:
+ Theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình thị trường vốn để kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực nguồn vốn.
+ Thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nguồn vốn, bao gồm: Kinh doanh tiền tệ, công cụ nợ của Chính phủ (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc...), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và giấy tờ có giá do TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của OceanBank và pháp luật.
+ Quản lý danh mục trái phiếu thuộc Sổ kinh doanh và thực hiện các biện pháp bảo hiểm rủi ro đối với các trạng thái giao dịch trái phiếu trong phạm vi hạn mức rủi ro được phê duyệt.
+ Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan triển khai các phương án, giải pháp để đảm bảo thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất cho toàn hệ thống.
+ Quản lý và trực tiếp xử lý trạng thái rủi ro lãi suất ngắn hạn phát sinh từ hoạt động kinh doanh của Phòng.
+ Thực hiện phân loại nợ; trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nguồn vốn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý và xử lý nợ, trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, các biện pháp trong việc quản lý và thu hồi nợ theo quy định của OceanBank và pháp luật.
- Đầu mối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành Giấy tờ có giá của OceanBank; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở với NHNN, đấu thầu Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu Chính quyền địa phương.
- Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho các đơn vị trong toàn hệ thống về công tác quản lý đầu tư theo quy định của OceanBank và pháp luật.
- Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác quản lý hồ sơ, chứng từ, tài liệu phát sinh tại Phòng, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của OceanBank và pháp luật."
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của các cấp lãnh đạo và/hoặc theo quy định của OceanBank.
TRÁCH NHIỆM
1. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu OceanBank.
2. Tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan của OceanBank và pháp luật.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng và vì lợi ích của OceanBank.
4. Hợp tác thân thiện, hiệu quả với các đơn vị, cá nhân trong toàn hệ thống vì mục tiêu chung của OceanBank và chất lượng dịch vụ khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước OceanBank và pháp luật về kết quả công việc đã thực hiện.- Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng (ưu tiên trình độ trên Đại học).
- Kinh nghiệm: Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh vốn tại các ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng/tổ chức kinh tế, ưu tiên có kinh nghiệm ở vị trí quản lý.
- Tiếng Anh và tin học văn phòng: Thành thạo.
- Am hiểu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, cân đối vốn, tài chính, ngân hàng
- Hiểu biết chuyên sâu pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng- Lương thỏa thuận theo năng lực.
- Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, có lộ trình thăng tiến rõ ràng, minh bạch, review tăng lương định kỳ.
- Chính sách về sức khỏe và chế độ bảo hiểm theo Luật Lao động Việt Nam.
- Cung cấp trang thiết bị đầy đủ để phục vụ công việc.
- Làm việc theo team có tinh thần trách nhiệm cao.
- Tham gia các hoạt động chung hằng năm.
Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (gọi tắt là OceanBank) cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cư dân, kinh tế tại các địa phương. Lĩnh vực ngân hàng bán lẻ là ưu thế vượt trội của OceanBank với hệ thống mạng lưới CN/PGD thuận tiện ở các tỉnh, thành phố lớn, sản phẩm dịch vụ đơn giản và khác biệt, có hàm lượng công nghệ cao.
Hiện này, OceanBank đang nỗ lực thực hiện điện tử hóa các giao dịch ngân hàng để nâng cao tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Party
- Câu lạc bộ thể thao
Lịch sử thành lập
- Năm 1993, Thành lập Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng
- Năm 2007, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) theo Quyết định số 1557/QĐ-NHNN ngày 9/8/2006
- Năm 2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (VNP) trở thành cổ đông chiến lược với 20% cổ phần, nâng vốn điều lên 2.000 tỷ đồng
- Năm 2010, số lượng chi nhánh - phòng giao dịch mở mới nhiều nhất: 7 chi nhánh, 12 phòng giao dịch, 5 quỹ tiết kiệm
- Năm 2011, Thành lập khối khách hàng Điện tử và ra mắt trung tâm hỗ trợ và CSKH 24/7 (Hotline: 180058 88 15)
- Năm 2012, Thay đổi nhận diện thương hiệu và nâng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng
- Năm 2013, Ra mắt siêu thị ngân hàng bán lẻ trực tuyến đầu tiên tại Việt van bankStore.vn
- Năm 2014, Giành 3 giải thưởng quốc tế uy tín: Giải thưởng sáng kiến Ngân hàng điện tử Việt nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt nam, Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt nam
- Năm 2015, Chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP sang nhân hàng TM TNHH MTV Đại Dương 100% nhà nước theo quyết định số 663/QĐ-NHNN
- Năm 2016, Xây dựng đề án tái cơ cấu trình NHNN; Kiện toàn bộ máy nhân sư và nâng cấp hệ thống CN/PGD; Thực hiện chuỗi các hoạt động An sinh xã hội kết nối yêu thương
- Năm 2017, Tổ chức thành công Hội Thao OceanBank Toàn quốc lần thứ 1; Làm việc với đối tác nước ngoài về đề án tái cơ cấu
- Năm 2018, Hoạt động từ thiện “Kết nối yêu thương”; Hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài về đề án tái cơ cấu
- Năm 2019, Cập nhật phiên bản mới Easy OceanBank Mobile
- Năm 2020, Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025; Phát triển đa dạng các tính năng trên app Easy Mobile Banking
- Năm 2021, Đảm bảo và vận hành hệ thống hoạt động liên tục, thông suốt trong thời kỳ đại dịch Covid-19
- Năm 2022, Ký kết thỏa thuận nguyên tắc hợp tác toàn diện với Ngân hàng TMCP Quân Đội, Công ty Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life; Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội MIC; Mở tài khoản trực tuyến EKYC
- Năm 2023, Tổ chức Hội nghị Người lao động; Tổ chức Hội thao Oceanbank lần 2
Mission
OceanBank được thành lập với sứ mệnh trở thành một ngân hàng phát triển bền vững và tin cậy, đồng thời mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng. Một số mục tiêu của OceanBank bao gồm: tăng cường phát triển kinh tế, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chất lượng cao, và hỗ trợ các hoạt động xã hội đóng góp tích cực.
Review Ngân hàng Đại Dương - OCEANBANK
Chất lượng công việc phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi cá nhân.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng kinh doanh là gì?
Trưởng phòng kinh doanh là người đảm bảo nhận vai trò quản lý và điều hành các hoạt động của phòng kinh doanh, đặc biệt là phòng sale. Trưởng phòng bán hàng có trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát hoạt động bán hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu và doanh thu của công ty. Họ cũng thường tham gia xây dựng chiến lược bán hàng, quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng, phán đoán với khách hàng và đối tác, và theo dõi các chỉ số hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, những vị trí như Quản lý kinh doanh, Phó phòng kinh doanh cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Trưởng phòng kinh doanh
Quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc,... Trưởng phòng kinh doanh phải đảm bảo đội ngũ của mình hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ phải định hướng công việc cho nhân viên và đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng theo định hướng và mục tiêu đã đề ra.
Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của phòng kinh doanh, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, xây dựng kế hoạch bán hàng,... Điều này đòi hỏi họ cần có kiến thức về thị trường, kinh doanh và kỹ năng phân tích, lập kế hoạch để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho đội ngũ
Một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sẽ giúp tăng động lực và tinh thần làm việc của đội ngũ. Trưởng phòng kinh doanh có thể tạo ra môi trường này bằng cách khuyến khích sự hợp tác, tôn trọng ý kiến của nhân viên, tạo điều kiện để họ phát triển và đóng góp ý tưởng mới. Bên cạnh đó, cần thường xuyên động viên, công nhận những thành tích và nỗ lực của đội ngũ. Việc này giúp nhân viên cảm thấy đáng quý và động lực hơn để tiếp tục cống hiến hết mình cho tổ chức.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng
Trưởng phòng kinh doanh phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Họ thường là người chịu trách nhiệm đối thoại với khách hàng quan trọng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đồng thời luôn tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại để tăng cường doanh số bán hàng.
Trưởng phòng kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
221 - 338 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng kinh doanh
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng kinh doanh?
Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng phòng kinh doanh
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Đòi hỏi ứng viên phải có nền tảng kiến thức chuyên ngành về kinh doanh, marketing vững chắc. Vì thế, khi theo ngành nghề này, bạn nên theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh doanh, marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh hoặc tiếp thị cũng là một lợi thế, vì các công ty đều mong muốn những ứng viên đã được đào tạo tốt về chiến lược kinh doanh.
-
Kiến thức về bán hàng và kinh doanh: Trưởng phòng bán hàng cần có kiến thức sâu về quy trình bán hàng, kỹ năng phán đoán, quản lý khách hàng và phân tích thị trường. Họ cần hiểu về các phương pháp bán hàng hiệu quả và khả năng ứng dụng của chúng trong thực tế.
-
Kiến thức về pháp luật: Trưởng phòng kinh doanh cần nắm chắc các quy định và luật pháp liên quan đến bán hàng và quảng cáo để đảm bảo bảo thủ và tránh các vấn đề pháp lý.
-
Kiến thức đào tạo nhân viên: Một trong những trách nhiệm quan trọng của trưởng phòng kinh doanh là phát triển và nâng cao năng lực của nhân viên. Kỹ năng đào tạo và huấn luyện giúp trưởng phòng truyền đạt kiến thức, kỹ năng và chiến lược kinh doanh cần thiết cho nhân viên. Giúp nhân viên phát triển và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc của họ.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng lãnh đạo: Trưởng phòng kinh doanh phải có khả năng xây dựng và truyền cảm hứng cho mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Họ phải biết định hình chiến lược kinh doanh, hướng dẫn nhân viên trong việc đạt được mục tiêu đó. Họ cũng cần biết phân công nhiệm vụ một cách công bằng và theo dõi tiến độ công việc sát sao.
-
Có tầm nhìn chiến lược: Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa, nhìn ra tương lai và định hướng cho phòng kinh doanh theo hướng phát triển bền vững và thành công. Một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc không chỉ tập trung vào các hoạt động hàng ngày mà còn phải có khả năng định hình và thúc đẩy chiến lược dài hạn của công ty. Tầm nhìn chiến lược cũng giúp trưởng phòng kinh doanh hiểu rõ thị trường và cạnh tranh, từ đó đưa ra những quyết định thông minh về việc phân định và tận dụng cơ hội kinh doanh.
-
Kỹ năng phân tích và đánh giá: Để có thể xây dựng được kế hoạch, chiến lược kinh doanh tối ưu, Trưởng phòng kinh doanh cần có kỹ năng phân tích và đánh giá dữ liệu chuyên sâu, bất kể là về sản phẩm, khách hàng, thị trường hay là nhân viên trực thuộc của mình.
-
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ: Tạo dựng mối quan hệ với nhân viên cấp dưới, khách hàng, đối tác và Ban lãnh đạo là điều mà Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) luôn nỗ lực. Khi có mối quan hệ tốt đẹp với những người làm việc trực tiếp với mình, Nhà quản lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Mặc dù số năm đi làm không phải yếu tố quyết định trình độ chuyên môn của một người nhưng đối với các vị trí cấp quản lý thì kinh nghiệm là một yếu tố then chốt. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đối với các ứng viên muốn ứng tuyển vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đề ra một yêu cầu khác nhau về số năm kinh nghiệm cho Trưởng phòng kinh doanh, thường sẽ từ 2 năm ở vị trí tương đương.
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kinh doanh
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên kinh doanh
Mức lương: 5 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Cộng tác viên kinh doanh (Sales Collaborator/Independent Sales Representative) là những người làm việc cho các đại lý, nhà bán buôn, doanh nghiệp trên cơ sở nhận hoa hồng đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ mà mình bán được. Họ đăng tải sản phẩm cần bán lên các kênh khác nhau như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng và tư vấn, thuyết phục họ mua sản phẩm.
>> Đánh giá: Cộng tác viên kinh doanh là công việc nhiều sinh viên năm khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của họ là học hỏi, trải nghiệm thực tế, kiếm thêm thu nhập và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên kinh doanh đang tuyển dụng
2. Nhân viên kinh doanh
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, tư vấn và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đàm phán và thương mại để đạt được thỏa thuận mua bán, theo dõi và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo và đánh giá kết quả bán hàng.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh tuyển dụng
3. Trợ lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc tài chính. Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và nhân viên trong công việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Công việc của Cộng tác viên kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Cộng tác viên kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý kinh doanh
4. Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận và phát triển thị trường cho công ty.
>> Đánh giá: Công việc của Trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng kinh doanh.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kinh doanh tuyển dụng
5 bước giúp Trưởng phòng kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc
Luôn làm việc nhiều hơn mức được kỳ vọng
Tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, tăng năng suất doanh nghiệp có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp đón đầu, dự báo những thăng trầm trong kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác. Dù bạn là ai, năng suất làm việc là vấn đề hàng đầu bạn cần quan tâm nếu muốn đạt được những mục tiêu dài hạn trong công việc và cuộc sống.
Xây dựng sự uy tín
Bằng năng lực triển khai các ý tưởng thành từng kế hoạch cụ thể để thực hiện, người lãnh đạo có thể làm tăng thêm uy tín của mình khi có khả năng tạo nên sự chắc chắn từ những việc tưởng chừng như không chắc chắn. Điều quan trọng là bạn cần biết chắc chắn điều gì có thể làm được, biết được chắc chắn làm được điều ấy trong bao lâu và sau quá trình luyện tập, thử nghiệm thì cần xác định điều gì vượt ra ngoài khả năng cho phép, và cần có thời gian chuẩn bị nhằm hội đủ các yếu tố tạo điều kiện để biến điều không thể thành có thể.
Khẳng định vai trò lãnh đạo
Bất kể ở vị trí nào, mỗi nhân viên đều có cơ hội thể hiện tố chất lãnh đạo của mình mỗi ngày. Đối với Trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể phát huy những kỹ năng quan trọng bằng việc giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, v.vv.. Điều này không chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày mà còn khẳng định được vai trò của mình trong việc đóng góp vào thành công chung.
Biết nắm bắt cơ hội
Tận dụng mọi cơ hội trong quá trình làm việc là điều bạn nên làm. Đặc biệt khi công ty tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, hãy tham gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân. Điều này giúp lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh trở nên nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.
Tư duy cầu tiến thay vì bảo thủ
Là lãnh đạo, bạn nên hình thành thói quen tư duy theo hướng tích cực, cầu tiến, bởi tư duy cầu tiến luôn xem thử thách, khó khăn là cơ hội để thể hiện ý chí, theo đuổi ước muốn mang tính chất tự quyết đoán và điều này thật sự là điều kiện lý tưởng để mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân khi vấp phải vấn đề nào đó trong công việc và cuộc sống, qua đó bạn có thể truyền niềm cảm hứng, đam mê đến nhân viên của mình.
Đọc thêm: