812 việc làm
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Giang & 2 nơi khác
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hòa Bình, Lào Cai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hòa Bình, Lào Cai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cần Thơ & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Kiên Giang & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bạc Liêu & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DỊCH VỤ HUMVENTURES
Quản lý Thức uống
HUMVENTURES
36 việc làm 1 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Giám Đốc, Phó Giám Đốc Bộ Phận/ Trưởng Phòng/ Tổ Trưởng
Ngày đăng tuyển: 25/11/2024
Hạn nộp hồ sơ: 25/12/2024
Hình thức: Làm theo ca
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Quận 2 - TP HCM, Quận 3 - TP HCM

Mô tả công việc

HumVentures (www.humventures.vn), thương hiệu Việt Nam uy tín trong lĩnh vực dịch vụ hiếu khách, quản lý chuỗi thương hiệu cao cấp với dịch vụ ẩm thực, không gian sự kiện và quà tặng thủ công vùng miền đặc sắc. Chúng tôi không ngừng đổi mới và phát triển để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

HumVentures đang tìm kiếm nhân sự giàu kinh nghiệm và phẩm chất cho vị trí Trưởng Khối Vận hành (Head of Operations).

Trưởng Khối Vận hành sẽ chịu trách nhiệm điều hành và tối ưu hoá hiệu quả vận hành của toàn bộ các thương hiệu dịch vụ và sản phẩm thuộc hệ thống HumVentures, bao gồm: - Hum Dining: Ẩm thực thực vật cao cấp

- Mặn Mòi: Ẩm thực Việt Nam thuần túy

- Chill Corner: Cafe & ăn nhẹ

- Vườn Trong Phố: không gian sự kiện

- The Bloom: cửa hàng quà tặng thủ công đặc sắc vùng miền

CHÚNG TÔI MONG ĐỢI GÌ NƠI ỨNG VIÊN:

Vị trí này đòi hỏi năng lực quản lý cao với các trách nhiệm chính sau:

  • Quản lý toàn bộ hoạt động pha chế thức uống của công ty, bao gồm các quầy pha chế tại các địa điểm kinh doanh, phục vụ sản phẩm thức uống của các thương hiệu trực thuộc.
  • Phát triển và sáng tạo menu thức uống: khai thác sự đặc sắc của nguyên liệu bản địa Việt Nam, các sáng tạo đậm bản sắc của thương hiệu, đảm bảo tính tự nhiên hoàn toàn trong việc sử dụng nguyên liệu và phát triển sản phẩm, hướng đến sức khỏe người dùng.
  • Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên pha chế: tập trung vào việc nâng cao kỹ năng pha chế và sự sáng tạo trong công việc.

Quyền lợi được hưởng

BẠN SẼ TÌM THẤY GÌ NƠI HUMVENTURES:
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và gắn kết;
  • Cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong một chuỗi thương hiệu dịch vụ đa dạng và phát triển bền vững, giàu tính nhân văn;
  • Chế độ lương thưởng hấp dẫn, cạnh tranh, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm;
  • Các chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm, chăm sóc thân- tâm, và các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng..

Yêu cầu công việc

CHÂN DUNG ỨNG VIÊN MÀ CHÚNG TÔI TÌM KIẾM:
  • Ít nhất 10 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực pha chế cao cấp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại các hệ thống pha chế chuyên nghiệp;
  • Có tính sáng tạo cao và sự am hiểu sâu rộng về nguyên liệu, kỹ năng chuyên sâu ở mảng thức uống không cồn và có cồn;
  • Kinh nghiệm pha chế vững chắc, am hiểu sâu sắc nguyên liệu bản địa, đam mê sáng tạo thức uống mang đậm tính địa phương.

Yêu cầu hồ sơ

1. Sơ Yếu Lý Lịch (chứng thực)

2. Căn cước hồ sơ (photo)

3. Giấy khám sức khỏe thẻ xanh (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

4. Tài khoản ngân hàng BIDV

Ghi chú: Chỉ yêu cầu nộp hồ sơ khi ứng viên đậu phỏng vấn và nhận việc. Khi đi phỏng vấn chỉ cần mang theo CV (nếu có).

Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
500 - 1.000 nhân viên
Địa điểm:
Số 34 Đường số 11, P. Thảo Điền, TP Thủ Đức

HumVentures tiên phong phát triển các thương hiệu tôn vinh giá trị bản địa được mến chuộng như: Hum Dining, Mặn Mòi, Chill Corner, The Bloom, Vườn Trong Phố.

Là thương hiệu địa phương với đội ngũ nhân sự Việt Nam, HumVentures không chỉ định vị trở thành một trong những thương hiệu dịch vụ hiếu khách hàng đầu, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng địa phương và quốc tế, chúng tôi còn chân thành tôn vinh các giá trị tự nhiên cũng như văn hoá Việt Nam. 

Để tiếp tục phát triển các thương hiệu tâm huyết của mình, HumVentures mong muốn kiến tạo môi trường làm việc tin cậy, phúc lợi tốt, văn hoá làm việc tương trợ, minh bạch, tạo cảm hứng nuôi dưỡng tài năng và cơ hội thăng hoa sự nghiệp cho cộng sự ở mọi vị trí.

Công việc của Quản lý kinh doanh là gì?

Quản lý kinh doanh là người có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Vai trò của người Quản lý kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược, định hướng hoạt động, quản lý nguồn lực và nhân lực, đưa ra quyết định chiến lược, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, và đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Bên cạnh đó những công việc như Quản lý dự án, Quản lý thương hiệu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Mô tả công việc quản lý kinh doanh 

Xác định chiến lược kinh doanh

Quản lý kinh doanh phải xác định chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm việc định hình mục tiêu kinh doanh, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định các phương pháp và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

Lập kế hoạch kinh doanh

Quản lý kinh doanh cũng phải đảm nhiệm việc lập kế hoạch chi tiết để thực hiện chiến lược kinh doanh. Điều này bao gồm xác định các hoạt động cần thực hiện, phân bổ nguồn lực và thiết lập mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động,... cũng như các vấn đề liên quan khác. 

Giám sát và đánh giá hiệu quả

Quản lý kinh doanh cũng là người trực tiếp giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Điều này bao gồm theo dõi chỉ số và mục tiêu kinh doanh, đánh giá kết quả và đưa ra biện pháp để cải thiện hiệu suất. Ngoài ra, họ còn là người giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả trong công việc của nhân sự. 

Tổ chức và điều phối hoạt động kinh doanh

Quản lý kinh doanh phải tổ chức và điều phối các hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự phối hợp và hiệu quả. Điều này bao gồm phân công nhiệm vụ, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý quan hệ khách hàng.

Quản lý kinh doanh có mức lương bao nhiêu?

182 - 260 triệu /năm
Tổng lương
168 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
14 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

182 - 260 triệu

/năm
182 M
260 M
65 M 650 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản lý kinh doanh

Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh kinh doanh
52 - 91 triệu/năm
Nhân viên kinh doanh
104 - 156 triệu/năm
Quản lý kinh doanh
182 - 260 triệu/năm
Phó Phòng Kinh Doanh
195 - 260 triệu/năm
Trưởng phòng kinh doanh
221 - 338 triệu/năm
Phó giám đốc kinh doanh
325 - 455 triệu/năm
Giám đốc kinh doanh
325 - 520 triệu/năm
Quản lý kinh doanh

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
16%
2 - 4
41%
5 - 7
33%
8+
20%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kinh doanh?

Yêu cầu tuyển dụng của quản lý kinh doanh 

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Vị trí Quản lý kinh doanh đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
  • Kiến thức về kinh tế và quản lý: Quản lý kinh doanh cần có kiến thức vững và sâu về các nguyên lý kinh tế, quy trình quản lý, phân tích dữ liệu và định lượng, kế toán, tiếp thị, quản lý tài chính và các khía cạnh quản lý khác.
  • Kiến thức về lĩnh vực hoạt động: Quản lý kinh doanh cần hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp mà họ quản lý. Điều này bao gồm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành và các yếu tố ảnh hưởng khác.
  • Kiến thức về pháp luật kinh doanh: Quản lý kinh doanh cần hiểu về các quy định và quy tắc pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh như luật lao động, luật thuế, luật doanh nghiệp, v.v.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích và quyết định: Quản lý kinh doanh cần có khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình hình kinh doanh và đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Họ cần có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra giải pháp tối ưu.
  • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân sự: Quản lý kinh doanh cần có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm, xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo động lực cho nhân viên và phát triển tài năng trong tổ chức.
  • Kỹ năng quản lý dự án: Quản lý kinh doanh cần có khả năng quản lý dự án, lập kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ và đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiêu chuẩn và thời gian.
  • Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp Quản lý kinh doanh thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật,...
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trở thành một người lãnh đạo có nghĩa là bạn phải tìm cách vượt qua nhiều trở ngại mà mình chắc chắn phải đối mặt trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi có cách tiếp cận sáng tạo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận những trở ngại này từ những quan điểm mới và độc đáo.
  • Kỹ năng giao tiếp lưu loát: Quản lý kinh doanh cần có khả năng giao tiếp lưu loát và hiệu quả trong việc truyền đạt ý kiến, thông tin và hướng dẫn cho nhân viên và đối tác. Họ cần biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục người nghe.
  • Kỹ năng lắng nghe: Quản lý kinh doanh cần có khả năng lắng nghe chân thành và hiểu rõ ý kiến, ý kiến và nhu cầu của nhân viên và khách hàng. Họ cần biết cách tạo môi trường lắng nghe tích cực và đồng thời biết phản hồi một cách thích hợp và xây dựng.

Các kỹ năng khác 

  • Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Quản lý kinh doanh từ 2 - 3 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn 
  • Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh 
  • Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc 
  • Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.

Lộ trình nghề nghiệp của Quản lý kinh doanh  

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh Kinh doanh 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
2 - 4 năm Nhân viên kinh doanh 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Quản lý kinh doanh 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
7 - 8 năm Phó phòng kinh doanh/Trưởng phòng kinh doanh 14.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
8 - 10 năm Phó giám đốc/giám đốc kinh doanh 20.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Quản lý kinh doanh và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh kinh doanh 

Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm

Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giáThực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Nhân viên kinh doanh

Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm 

Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập sinh kinh doanh có thể thăng chức lên vị trí Nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ và thực hiện các hoạt động bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giá: Công việc Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

3. Quản lý kinh doanh

Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 7 năm 

Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số. 

4. Phó phòng và Trưởng phòng kinh doanh

Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 - 8 năm 

Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.

>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.

>> Xem thêm: Việc làm Phó phòng Kinh doanh đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất

5. Phó giám đốc và giám đốc kinh doanh

Mức lương: 20 - 50 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 10 năm kinh nghiệm hoặc cao hơn

Vị trí Phó Giám đốc  Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh với yêu cầu cao cả về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Họ là những người đưa ra chiến lược và đề xuất kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Đánh giá: Cả hai vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh và Giám đốc Kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi Phó Giám đốc Kinh doanh hỗ trợ và giám sát các hoạt động hàng ngày, Giám đốc Kinh doanh lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và định hướng dài hạn cho công ty. Cả hai vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Phó Giám đốc Kinh doanh hiện nay

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám đốc Kinh doanh mới nhất

5 bước giúp Quản lý kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc

Trau dồi kiến thức chuyên môn

Quản lý kinh doanh là người đảm nhận công việc bán hàng, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, nhân viên kinh doanh có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.  

Đạt năng suất công việc cao

Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Quản lý kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Quản lý kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc. 

Phát kiển các kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp cũng là điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Quản lý kinh doanh ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ

Khi Quản lý kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số. 

Đảm nhận thêm các công việc 

Quản lý kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn. 

>> Xem thêm: Việc làm Quản lý dự án mới nhất

>> Xem thêm: Việc làm Quản lý thương hiệu đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Quản lý cửa hàng hiện nay

Tìm việc theo nghề nghiệp