1,984 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 3 ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 4 ngày trước
Thỏa thuận
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 6 ngày trước
Thỏa thuận
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 6 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 6 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 10 ngày trước
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort - Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Syrena Phú Quốc
Sous Chef Pastry/ Bếp Phó Bánh Ngọt
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 10 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 11 ngày trước
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort - Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Syrena Phú Quốc
Cook (Bakery)
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 11 ngày trước
8 - 10 triệu
Đăng 11 ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 11 ngày trước
Thỏa thuận
Huế, Thừa Thiên - Huế
Đăng 12 ngày trước
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort - Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Syrena Phú Quốc
Cook Pastry
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 12 ngày trước
Thỏa thuận
Huế, Thừa Thiên - Huế
Đăng 12 ngày trước
HOTEL ACADEMY SAIGON
Pastry Chef
HOTEL ACADEMY SAIGON
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 14 ngày trước
5 - 8 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 17 ngày trước
Thỏa thuận
Huế, Thừa Thiên - Huế
Đăng 17 ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 17 ngày trước
Crowne Plaza Phu Quoc Starbay
Pastry Chef
Crowne Plaza Phu Quoc
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 18 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 18 ngày trước
TH School
Tổ Trưởng Bếp Bánh Ngọt và Bánh Mỳ - Hết hạn
TH School
3.9
7 đánh giá 11 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 10
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 10
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 01/03/2024
Hạn nộp hồ sơ: 31/03/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- 04 - 06 Phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội

Các Phúc Lợi Dành Cho Bạn

13th salary bonus
Premium health insurance
Interesting package & commissions

Mô Tả Công Việc

MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC
Chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của Bếp bánh mỳ và bánh ngọt trường học và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Bếp trưởng

CHI TIẾT CÔNG VIỆC
1. Làm bánh và kiểm tra bánh cũng như trình bày trang trí bánh
2. Trợ giúp việc hướng dẫn, quản lý và kết nối các hoạt động của tất cả đầu bếp và phụ bếp, trực tiếp chuẩn bị và thực hiện món ăn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
3. Phát triển những món bánh hấp dẫn, tạo ra công thức tiêu chuẩn với hình ảnh mẫu theo như quy định của Tổng Bếp trưởng.
4. Sáng tạo ra món bánh mới.
5. Kiểm tra kho, tủ lạnh, tủ đông hàng ngày đảm bảo không lãng phí thực phẩm.
6. Trợ giúp Tổng Bếp trưởng trong việc kiểm soát chi phí bằng cách giảm thiểu đồ hỏng, tối đa giá trị thặng dư của thực phẩm và kiểm soát khẩu phần.
7. Kiểm tra chất lượng và số lượng thực phẩm nhận từ siêu thị, cửa hàng.
8. Luôn luôn tìm kiếm phương pháp giảm chi phí và ý tưởng bảo vệ môi trường
9. Tối đa hóa hiệu suất làm việc của nhân viên để giảm chi phí lương.
10. Quản lý toàn bộ chi phí vận hành bếp và có hành động kịp thời để giảm chi phí.
11. Đảm bảo tất cả các món bánh đều được chuẩn bị và phục vụ theo tiêu chuẩn mà chính Bếp trưởng bếp
bánh và Tổng Bếp trưởng đã đề ra.
12. Phối hợp với đầu bếp các bộ phận khác để các sản phẩm bánh được thiết lập đúng giờ và đúng thời điểm
13. Đảm bảo rằng món ăn được làm theo các công thức tiêu chuẩn và được trình bày theo hình ảnh mẫu.
14. Đảm bảo tất cả các máy móc, trang thiết bị và dụng cụ đều sạch sẽ và luôn sẵn sàng vận hành.
15. Kiểm tra vệ sinh tất cả các khu vực được phân công để tránh lây nhiễm thực phẩm.
16. Đảm bảo Bếp luôn an toàn, phòng tránh tai nạn trong Bếp.
17. Có trách nhiệm truyền tải thông tin một cách thông suốt tới tất cả các phụ bếp và nhân viên dưới quyền
18. Quan sát việc yêu cầu dụng cụ dọn dẹp trong bếp bánh.
19. Duy trì mối quan hệ tốt với tất cả các phòng ban để trách mọi va chạm, xích mích
20. Trợ giúp việc tổ chức các sự kiện đặc biệt và các món ăn khuyến mãi đặc biệt.
21. Chuẩn bị danh sách các loại bánh cuộn, bánh mì, bánh đặc biệt, bánh nghệ thuật….
22. Dọn dẹp bếp sau khi làm việc và nhắc nhở nhân viên thực hiện theo.
23. Cùng với Tổng Bếp Trưởng giám sát tất cả các nhân viên bếp đang làm việc.
24. Tham dự cuộc họp hàng ngày với Tổng Bếp Trưởng và các đầu bếp cấp cao khác để cập nhật thông tin trong ngày và xem lại danh mục cần làm trong 2 ngày tới.
25. Tổ chức họp ngắn với nhân viên từng bộ phận bếp (nếu cần) để thảo luận những vấn đề cần thực hiện theo nội dung cuộc họp với Tổng Bếp Trưởng và các vấn đề khác.
26. Kiểm tra 2 ngày 1 lần tất cả các kho thưc phẩm và khu vực nhà lạnh, đề xuất những vấn đề cần thiết, điều chỉnh cách thức lưu kho để đảm bảo quy định về Sức khỏe và an toàn thực phẩm.
27. Kiểm tra thực phẩm hỏng, đảm bảo thường xuyên quay vòng đồ ăn và thông báo cho Tổng Bếp Trưởng.
28. Hàng ngày phải kiểm tra việc sơ chế thực phẩm, chi phí đầu người, chất lượng, số lượng thực phẩm tồn kho và kiểm soát khẩu phần ăn.
29. Trực tiếp đào tạo và hướng dẫn cách sử dụng trang thiết bị bếp và máy móc cho nhân viên bếp. Kiểm tra nhân viên bếp có thực hiện đúng cách hay không.
30. Đảm bảo nhân viên đều thực hiện theo tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân.
31. Đảm bảo việc sử dụng hiệu quả sổ ghi chép hàng ngày và phải báo cáo ngay cho Tổng Bếp Trưởng về những phàn nàn.
32. Đảm bảo tất cả các việc được ghi trong Sổ ghi chép đều được thực hiện. Ví dụ: Sắp xếp bếp ngăn nắp và các hướng dẫn khác để hoàn thành công việc.
33. Duy trì, ghi chép và theo dõi các giấy tờ, danh mục kiểm tra để có thể kiểm soát được mọi hoạt động trong bếp.
34. Giám sát giờ làm thêm.
35. Tối đa hóa hiệu suất làm việc của Ca trưởng và các nhân viên cấp dưới và luôn luôn tuân thủ quy định nội quy của trường học cũng như luật pháp địa phương
36. Bằng sự chuyên nghiệp, kĩ năng tổ chức, và tinh thần đồng đội, phải khích lệ các nhân viên thưc hiện tốt nhiệm vụ được giao.
37. Đảm bảo tất cả các nhân viên đều tuân thủ theo đúng quy định về đồng phục, diện mạo và kỉ luật.
38. Báo cáo tất cả các tai nạn, vấn đề sức khỏe và nguy cơ mất an toàn cho Tổng Bếp Trưởng
39. Các nhiệm vụ (hợp lý) khác được yêu cầu bởi người quản lý.

Yêu Cầu Công Việc

YÊU CẦU CÔNG VIỆC
YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ BẰNG CẤP, CHỨNG CHỈ
1. Quốc tịch: Việt Nam
2. Đã hoàn thành khóa thực tập tại bếp hoặc khóa đào tạo bếp ít nhất 1 năm
3. Giấy chứng nhận sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm

YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
1. Ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc tại tập đoàn khách sạn 5 sao quốc tế, ở vị trí tương đương hoặc hơn.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC
1. Có kiến thức, hiểu biết sâu về Bánh mỳ và bánh ngọt.
2. Có khả năng viết công thức tiêu chuẩn
3. Có thể thiết lập Quy tắc tiêu chuẩn về nấu ăn
4. Có kĩ năng đào tạo, kỹ năng Lãnh đạo,

YÊU CẦU VỀ HÀNH VI, THÁI ĐỘ
1. Trang phục diện mạo tốt
2. Thái độ tích cực
3. Chăm chỉ
4. Năng động
5. Có cá tính
6. Có khả năng làm việc với áp lực cao và có thể làm việc nhiều giờ nếu được yêu cầu
7. Có khả năng làm nhiều việc một lúc
Khu vực
Báo cáo

Công việc của Thợ làm bánh là gì?

Thợ làm bánh (Baker) là danh từ thường dùng để nói về những người làm công việc liên quan các loại bánh ngọt, bánh quy. Họ có thể làm việc trong các cửa hàng bánh mì, tiệm bánh ngọt, nhà hàng, khách sạn.

Công việc chính của các thợ làm bánh

Thợ làm bánh thường hoạt động chính tại các tiệm bánh trong giờ làm việc hành chính theo lịch làm việc. Ngoài ra, đối với những thợ làm bánh làm việc tại các khách sạn, nhà hàng khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những nhân viên xét nghiệm làm việc tại các tiệm bánh. Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà trách nhiệm cụ thể của một thợ làm bánh sẽ khác nhau. 

Thường ngày, nhiệm vụ chính của các thợ làm bánh cơ bản là:

Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu như: bột, đường, bơ, nguyên liệu trang trí,…các công cụ, dụng cụ, thiết bị cần dùng trong quá trình làm bánh
  • Kiểm tra hàng tồn trong kho để lên kế hoạch đặt hàng nguyên vật liệu
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu khi nhập hàng
  • Sơ chế và chế biến các nguyên vật liệu cần thiết theo công thức và yêu cầu của các món bánh.

Kiểm tra thực đơn, thông tin các món bánh cần sản xuất trong ngày

  • Xác định số lượng và chủng loại bánh để lên kế hoạch làm bánh
  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết cho thực đơn hằng ngày của tiệm hoặc bữa tiệc
  • Thực hiện chế biến các món bánh có trong thực đơn theo đúng quy trình, phương pháp và yêu cầu thành phẩm.

Phối hợp các hoạt động làm bánh

  • Hỗ trợ đồng nghiệp và cấp trên trong việc phân chia công việc cho các bộ phận, nhân sự
  • Đề xuất các sản phẩm, các loại bánh và quầy bánh mang tính sáng tạo theo nhu cầu của khách hàng
  • Thực hiện làm các loại bánh: Bánh kem, bánh mì, bánh ngọt, bánh Việt, các loại bánh tráng miệng khác…

Đảm bảo chất lượng đầu ra của thành phẩm bánh

  • Thợ làm bánh phải luôn đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn vệ sinh của các món bánh trước khi đến tay khách hàng
  • Thành phẩm bánh đạt chất lượng yêu cầu chuẩn của món bánh.

Đào tạo và giám sát nhân sự

  • Chịu trách nhiệm hỗ trợ đào tạo và giám sát các phụ bếp và những nhân viên mới vào
  • Đôn đốc nhân sự theo công việc đã được phân công
  • Trực tiếp hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên.

Dọn dẹp, kiểm kê các nguyên vật liệu

  • Sau ca làm việc, thợ làm bánh có nhiệm vụ kiểm kê lại toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
  • Chuyển giấy lưu chuyển thực phẩm hàng ngày cho quản lý hoặc chủ cửa tiệm
  • Vệ sinh toàn bộ trang thiết bị và khu vực làm việc
  • Giao ban và thực thi các nhiệm vụ khác được giao.

Thợ làm bánh có mức lương bao nhiêu?

104 - 156 triệu /năm
Tổng lương
96 - 144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 12 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 156 triệu

/năm
104 M
156 M
78 M 195 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thợ làm bánh

Tìm hiểu cách trở thành Thợ làm bánh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thợ làm bánh
104 - 156 triệu/năm
Thợ làm bánh

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
47%
2 - 4
33%
5 - 7
14%
8+
6%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thợ làm bánh?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với thợ làm bánh

Nghề làm bánh không cần thi đại học, bạn chỉ cần có đam mê, sự kiên trì, tỉ mỉ và tinh thần ham học hỏi là có thể theo đuổi con đường này. Tuy nhiên, để thành công trong nghề bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Có sức khỏe bởi bạn sẽ đối mặt với việc thức khuya, dậy sớm hay làm việc trong môi trường làm việc nhiều áp lực.
  • Đam mê là tiên quyết, đối với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, sự đam mê, quyết tâm sự kiên nhẫn, sự say mê sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong công việc và theo đuổi nghề nghiệp đến cùng.
  • Không ngừng trau dồi tay nghề: luôn học hỏi kiến thức, kỹ năng làm bánh mới bởi thị trường, thị hiếu khách hàng luôn thay đổi.
  • Ý chí cầu tiến: nghề làm bánh có nhiều vị trí công việc cùng lộ trình thăng tiến cụ thể, nếu không có chí cầu tiến, bạn sẽ không vươn lên tới được nấc thang nghề nghiệp cao nhất.

Lộ trình thăng tiến của thợ làm bánh

Mức lương trung bình của thợ làm bánh:

Thực tập sinh – Internship

Muốn nắm rõ một công việc nào đó, hầu như ai cũng cần trải qua quá trình tôi luyện ở vị trí Thực tập sinh và nghề Bếp bánh cũng không ngoại lệ. Ở vị trí này, bạn sẽ học việc và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bếp do Tổ trưởng phân công. Thực tập sinh sẽ nhận được khoản phụ cấp khoảng 1 triệu đồng/tháng chứ không được hưởng lương như nhân viên chính thức ở các vị trí khác.

Phụ bếp bánh – Kitchen helper

Chỉ với ngọn lửa đam mê thôi thì chưa đủ để bạn trở thành Đầu bếp bánh, vì bạn còn thiếu rất nhiều kỹ năng lẫn kiến thức. Và Phụ bếp bánh là vị trí phù hợp nhất giúp bạn lấp đầy những thiếu sót còn dang dở. Phụ bếp là người phụ tá chính của Đầu bếp bánh, đảm đương các công việc như chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ để làm bánh, thực hiện các công việc hỗ trợ mà Đầu bếp bánh giao phó. Bên cạnh đó, Phụ bếp bánh cũng kiêm luôn việc dọn dẹp khu vực xung quanh sao cho sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh. Hiện nay, mức lương của Phụ bếp bánh thường dao động từ 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.

Đầu bếp bánh – Cook

Sau một thời gian làm Phụ bếp bánh, nếu bạn có đầy đủ tố chất và đạt tiêu chuẩn các kỹ năng cần có, bạn sẽ được trở thành Đầu bếp bánh, vì nhu cầu vị trí hiện nay đang tăng mạnh. Không còn quá chú tâm vào những công việc bên lề, Đầu bếp bánh sẽ đảm nhận trọng trách tạo ra các món bánh ngon, đẹp mắt dành cho thực khách. Họ cũng là người phân phối công việc cho Phụ bếp và các nhân viên dưới cấp. Mức lương của Đầu bếp bánh dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Tổ phó/ Ca phó bếp – Demi Chef

Nấc thang tiếp theo trong lộ trình nghề Bếp bánh mà hầu như ai cũng mong muốn đạt được chính là Tổ phó/ Ca phó bếp. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm chế biến các nhóm món bánh được phân theo khu, hỗ trợ công việc cho Tổ trưởng. Lương cơ bản mà Tổ phó/ Ca phó bếp nhận được nằm trong khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.

Tổ trưởng/ Ca trưởng Bếp bánh – Chef de Partie

Ngoài thâm niên trong nghề làm bánh, có thể nắm bắt được tất cả các loại bánh mà bộ phận mình làm ra, Tổ trưởng/ Ca trưởng Bếp bánh còn có kỹ năng của một nhà quản lý. Họ sắp xếp và quản lý mọi đầu việc trong quyền hạn và tầm kiểm soát của mình, từ nguyên vật liệu đến dụng cụ, chất lượng thành phẩm và nhân sự. Công việc tăng lên nên mức lương của Tổ trưởng bếp bánh cũng cao hơn so với các vị trí mà Chefjob.vn đã giới thiệu ở phía trên. Theo khảo sát, mức lương cơ bản của Tổ trưởng bếp bánh hiện nay dao động trong tầm 9 – 11 triệu đồng/tháng.

Bếp phó – Sous Chef

Bếp phó đảm nhiệm hỗ trợ quản lý các khu vực bếp tại nhà hàng, khách sạn, đảm bảo các tiêu chuẩn: Vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, chất lượng thành phẩm, ổn định nhân sự… Lên kế hoạch và tiến hành đào tạo kỹ năng cho nhân sự. Thống kê đơn hàng, theo dõi chi tiêu thuộc khu vực mình phụ trách. Kiểm tra chất lượng món ăn, hỗ trợ lên thực đơn. Mức lương cơ bản của Bếp phó Bếp bánh từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Bếp trưởng – Head Chef

Đây là vị trí cực kỳ quan trọng tại khu vực bếp bánh ở bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Bếp trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ khu vực bếp, đảm bảo các yếu tố liên quan tới vận hành, kỹ năng nghề, kế hoạch nhân sự, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm… Lên kế hoạch và thực hiện đào tạo cho nhân sự cấp dưới. Phụ trách lên thực đơn, định ra tiêu chuẩn cho từng món bánh. Lập dự thảo chi tiêu, đặt hàng. Mức lương cho vị trí Bếp trưởng hiện nay dao động khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Bếp phó điều hành – Executive Sous Chef

Bếp phó điều hành (BPĐH) sẽ là trợ thủ đắc lực của Bếp trưởng điều hành (BTĐH), thay mặt xử lý các vấn đề từ công việc đến nhân sự khi BTĐH vắng mặt. Song song đó, BPĐH còn có trách nhiệm quản lý các bếp tại nhà hàng, khách sạn; lên kế hoạch đào tạo cho bộ phận; lên thực đơn và kiểm soát chất lượng món ăn theo tiêu chuẩn đã đặt ra; đảm bảo cân đối kế hoạch chi tiêu của toàn bộ phận. Theo khảo sát, lương của BPĐH nằm trong mức từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.

Bếp trưởng điều hành – Executive Chef

Bếp trưởng điều hành sẽ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các bếp ở nhà hàng, khách sạn. Tiến hành lên kế hoạch đào tạo và quản lý nhân sự. Kiểm soát thực đơn và chất lượng từng món bánh. Quản lý hàng hóa, thực phẩm, nguyên vật liệu nhằm cân đối chi phí và duy trì chất lượng thành phẩm. Lương cơ bản của Bếp trưởng điều hành sẽ từ 25 triệu đồng trở lên/tháng.

Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực – Director of F&B

Vị trí đỉnh cao trong lộ trình phát triển của nghề Bếp bánh mà bất kỳ ai theo đuổi con đường này cũng khát khao chinh phục được, chính là Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực. Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực là người đứng đầu và chịu trách nhiệm tài chính của toàn bộ khối dịch vụ ẩm thực. Điều phối hoạt động, vận hành của toàn bộ khu vực mà mình phụ trách. Phối hợp với các phòng ban/ bộ phận/ khối khác xây dựng chiến lược tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho nhà hàng, khách sạn. Mức lương của Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực được nhận từ 30 triệu đồng trở lên/tháng.

Mức lương trên đây chỉ là lương cơ bản, thu nhập của các vị trí trong Bếp bánh sẽ được cộng thêm phụ cấp, tiền thưởng, tip… Tùy vào tình hình kinh doanh, quy mô phát triển, chính sách ở từng nhà hàng, khách sạn nên sẽ có sự dao động nhỏ về lương dù đảm nhiệm cùng một chức vụ. Dù ở vị trí nào thì bạn cũng cần có kiến thức chuyên môn vững chắc mới hoàn thành tốt công việc. 

Tìm việc theo nghề nghiệp