504 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HN
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQHN tuyển lao động hợp đồng năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 28/10/2024
Hạn nộp hồ sơ: 28/10/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 8
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025; Xét nhu cầu sử dụng nhân sự của các đơn vị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo tuyển lao động hợp đồng cho các vị trí Giảng viên, Nghiên cứu viên và Chuyên viên năm 2024, cụ thể như sau:

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển lao động hợp đồng
1.1. Người có đủ các điều kiện sau
– Là người lao động Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác, không trái với quy định pháp luật theo yêu cầu của vị trí việc làm.
1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển lao động hợp đồng
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Số lượng, tên vị trí việc làm (VTVL) cần tuyển lao động hợp đồng
2.1. Giảng viên: 07 chỉ tiêu

TT

Vị trí

Số lượng

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm liên quan

  1.  

Giảng viên Bộ môn Quản lý du lịch, Khoa Du lịch học

02

Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển hoặc cam kết thi đỗ NCS trong năm đầu ký HĐLĐ.

  1.  

Giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng và đối chiếu, Khoa Ngôn ngữ học

01

Có học vị tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển

  1.  

Giảng viên Bộ môn Thông tin – Tư liệu, Khoa Thông tin – Thư viện

01

Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển

  1.  

Giảng viên Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa Triết học

01

Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển hoặc cam kết thi đỗ NCS trong năm đầu ký HĐLĐ

  1.  

Giảng viên Bộ môn Chính trị Truyền thông, Khoa Khoa học Chính trị

01

Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển

  1.  

Giảng viên Bộ môn Tâm lý học lâm sàng, Khoa Tâm lý học

01

Có học vị thạc sĩ và đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển

2.2. Nghiên cứu viên: 01 chỉ tiêu

  1.  

Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy tài nguyên văn hóa

01

Có học vị thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển

3. Tiêu chuẩn tuyển lao động hợp đồng về trình độ ngoại ngữ, tin học và các tiêu chuẩn công việc khác

TT

Tiêu chuẩn

Yêu cầu chức danh  nghề nghiệp chuyên viên

Yêu cầu ứng tuyển đối với chức danh nghề nghiệp  giảng viên, nghiên cứu viên

1

Trình độ ngoại ngữ, Tin học

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ phục vụ vị trí tuyển dụng

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2

Yêu cầu khác về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

 

+ Có khả năng nghiên cứu khoa học: là tác giả duy nhất hoặc đứng tên đầu bài viết (đối với các tạp chí không sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC) được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách được xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN.

+ Đối với giảng viên: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hoặc phải cam kết có chứng chỉ trong thời gian 01 năm ký HĐLĐ.

3

Kỹ năng

– Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng làm việc nhóm

– Kỹ năng soạn thảo văn bản

– Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng làm việc nhóm

– Kỹ năng tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học

4

Phẩm chất

Có phẩm chất đạo đức tốt

Có phẩm chất đạo đức tốt

5

Ngoại hình/sức khoẻ

Có đủ sức khỏe

– Có đủ sức khỏe

– Không nói ngọng, không nói lắp

4. Quyền lợi
– Được ký Hợp đồng lao động, hưởng lương, thưởng và các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của Nhà trường.
– Có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, thân thiện, có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
– Được hưởng các chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và của Nhà Trường.

5. Thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ

5.1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm

– Đơn xin dự tuyển (viết tay)

– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh cỡ 4×6) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển);

– Bản sao công chứng các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn cần tuyển. Các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt, có công chứng. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có bản sao công chứng Giấy công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Bản sao công chứng Giấy khai sinh;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển);

– Văn bản, hồ sơ chứng minh kinh nghiệm công tác (giấy xác nhận thâm niên công tác, bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, sổ bảo hiểm xã hội…) (nếu có).

– Lý lịch khoa học theo Mẫu LLKH có ghi rõ mã ISSN tạp chí đối với các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; mã ISBN của nhà xuất bản đối với chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản, có xác nhận của cơ quan đang công tác. (Đối với ứng viên dự tuyển ngạch giảng viên, nghiên cứu viên)

Lưu ý:

Người dự tuyển phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp sau khi có kết quả tuyển lao động hợp đồng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát hiện người sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì Trường sẽ ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển. Hồ sơ đã nhận không trả lại.

5.2. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ

– Thời gian: Từ ngày 29/10/2024 đến hết ngày 05/11/2024 (các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), buổi Sáng từ 08h30 đến 11h30; buổi Chiều từ 14h00 đến 16h30.

– Địa điểm: Phòng Tổ chức Cán bộ (Phòng 602, Nhà E), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Điện thoại liên hệ: 0243.8585246.

5.3. Lệ phí dự tuyển: 500.000 đồng/người dự tuyển (Năm trăm nghìn đồng).

6. Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm xét tuyển

6.1. Hình thức tuyển lao động hợp đồng: Xét tuyển

6.2. Nội dung xét tuyển:

* Vòng 1 (chung cho các ứng viên): Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

* Vòng 2: Nghiệp vụ, chuyên môn

a. Hình thức: Phỏng vấn

b. Nội dung phỏng vấn: Chung cho các vị trí dự tuyển

* Kiến thức chung: Các quy định có liên quan theo yêu cầu của ví trị việc làm cần tuyển và các hiểu biết về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, về Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Kiểm tra khả năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn (do ứng viên đăng ký).

* Kiểm tra khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của vị trí dự tuyển.

* Kiến thức chuyên môn:

+ Đối với ngạch giảng viên:

Nội dung và hình thức: Ứng viên thực hành giảng dạy 01 tiết và phỏng vấn chuyên môn, trả lời trực tiếp các câu hỏi của Hội đồng.

+ Đối với ngạch nghiên cứu viên và chuyên viên: Phỏng vấn kỹ năng xử lý công việc và các tình huống thực tế liên quan đến vị trí tuyển dụng.

c. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.

d. Thời gian: 30 phút đối với hình thức phỏng vấn;

6.3. Thời gian xét tuyển: Sẽ được thông báo trên Website: http://ussh.vnu.edu.vn/

6.4. Địa điểm xét tuyển: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đề nghị các thí sinh thường xuyên truy cập Website của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tại địa chỉ http://ussh.vnu.edu.vn/ để cập nhật thông tin kịp thời.

Nguồn tin: ussh.vnu.edu.vn

Khu vực
Báo cáo

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HN
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HN Xem trang công ty
Quy mô:
500 - 1.000 nhân viên
Địa điểm:
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Không lâu sau Lễ Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích đưa nền khoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu”. Ngày 15/11/1945, Trường ĐHQGHN đã tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

Trong chín năm kháng chiến trường kỳ, các trung tâm đại học đã được thành lập ở Việt Bắc, Liên khu IV, có cơ sở đặt ở Nam Ninh (Trung Quốc).

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nền đại học Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng. Ngày 4/6/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2183/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ và sinh viên Nhà trường.

Từ năm 1956 đến năm 1995 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Nhà trường với tư cách trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ ở nơi đây. Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xây đắp và khẳng định giá trị. Cũng từ mái trường này, nhiều cán bộ và sinh viên đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành KHXH&NV của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập và trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Công việc của Giảng viên là gì?

Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.

Mô tả công việc của Giảng viên

Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.

Giảng dạy

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.

Nghiên cứu khoa học

Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.

Hướng dẫn sinh viên

Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.

Giảng viên có mức lương bao nhiêu?

130 - 260 triệu /năm
Tổng lương
120 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 260 triệu

/năm
130 M
260 M
65 M 650 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giảng viên

Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng
78 - 130 triệu/năm
Giảng viên
130 - 260 triệu/năm
Cố vấn học tập
144.000.000 triệu/năm
Giảng viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
33%
2 - 4
47%
5 - 7
14%
8+
6%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?

Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
  • Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
  • Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên. 
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.

Các yêu cầu khác 

  • Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
  • Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
  • Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận

Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Trợ giảng 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
3 - 5 năm Giảng viên 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Cố vấn học tập 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Phó Trưởng khoa trường Đại học 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:

1. Trợ giảng 

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở. 

2. Giảng viên 

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.

3. Cố vấn học tập

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

4. Phó Trưởng khoa trường Đại học 

Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn. 

5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. 

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Xem thêm:

Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng

Việc làm Giảng viên truyền thông đang tuyển dụng

Việc làm Giảng viên tâm lý đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp