Mô tả Công việc
Vị trí công việc: Trưởng phòng đầu tư và quản lý các loại hình trò chơi Khu du lịch
Cấp trên trực tiếp: Chủ tịch hội đồng quản trị/Ban Tổng Giám đốc
Bộ phận: Ban Giám đốc
MỤC ĐÍCH.
Tham mưu cho Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý và vận hành các loại hình trò chơi Khu du lịch.
Quản lý và điều hành hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển các loại hình trò chơi Khu du lịch.
Nội dung Mô tả công việc là cơ sở để HĐQT, BTGĐ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ Trưởng phòng đầu tư và quản lý các loại hình trò chơi Khu du lịch.
PHẠM VI ÁP DỤNG.
Áp dụng vị trí Trưởng phòng đầu tư và quản lý các loại hình trờ chơi Khu du lịch Công ty CP đầu tư kinh doanh tổng hợp Thịnh Phát và các đơn vị liên kết, liên quan.
NỘI DUNG CÔNG VIỆC.
THAM MƯU – ĐẦU TƯ- QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH CÁC CHỨC NĂNG DU LỊCH- VUI CHƠI GIẢI TRÍ
1. Chịu trách nhiệm chung về điều hành, quản lý, thực thi, kiểm tra, kiểm soát các công việc thuộc lĩnh vực đầu tư- xây dựng các loại hình trò chơi Khu du lịch.
2. Tham gia hoặc đại diện cho Ban Lãnh Đạo Công ty trong hiệp thương - đàm phán liên danh, liên kết hợp tác và đầu tư.
3. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tham mưu, đề xuất và tư vấn cho HĐQT, BTGĐ về các loại hình trò chơi phù hợp với từng khu vực, địa hình (trên cạn, dưới nước,…)
4. Đánh giá, chọn lựa nhà thầu, các đơn vị thiết kế, thi công, thẩm định, giám sát.
5. Đối với dự án mới: Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể các bước có liên quan từ giai đoạn đề xuất, thực hiện, đầu tư cho đến giai đoạn triển khai, quản lý và đánh giá sau đầu tư.
6. Chủ trì điều hành - điều phối - chỉ đạo và phân công, phân nhiệm trong triển khai thực thi các bước trong triển khai các trò chơi du lịch.
7. Xây dựng các tài liệu (quy trình, quy định, tiêu chuẩn,…), hệ thống & nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý các trò chơi du lịch.
8. Kiểm soát quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đến khai thác đi vào hoạt động và đánh giá hiệu quả sau đầu tư để đảm bảo các dự án được đầu tư đúng mục tiêu, kế hoạch, ngân sách dự toán đã được duyệt, và kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC DU LỊCH- DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ
KIỂM TRA- KIỂM SOÁT VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH VÀ ĐẦU TƯ
1. Thay mặt cho Ban Tổng giám đốc/HĐQT chủ trì và triển khai tiến độ thực thi các hạng mục/giai đoạn dự án các loại hình trò chơi Khu du lịch.
2. Giám sát và kiểm soát thực trạng thực tế tại công trình trong suốt quá trình triển khai và thi công dự án các loại hình trò chơi Khu du lịch.
3. Thống kê, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp, phương án khả thi - hiệu quả.
Báo cáo và thực hiện các công việc khác
Thực hiên báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm và khi có yêu cầu về kết quả công việc đến Ban Tổng Giám Đốc và HĐQT.
Thực các các nhiệm vụ khác có liên quan khi HĐQT, BTGĐ có yêu cầu.
Yêu Cầu Công Việc
Trình độ học vấn
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên, chuyên ngành: Quản trị, kinh doanh khu du lịch, dịch vụ khách sạn, Marketting hoặc các ngành tương đương.
- Ít nhất 05 năm kinh nghiệm điều hành quản lý các đơn vị kinh doanh Khu du lịch, khu giải trí, vui chơi.
Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp lưu loát
Kinh nghiệm thực tế
- Có kinh nghiệm điều hành, quản lý đầu tư kinh doanh các loại hình trò chơi Khu du lịch, khu giải trí.
- Nắm bắt được các xu hướng hiện hành về các dịch vụ trò chơi, du lịch.
Kỹ năng quản trị
- Có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về quản trị hệ thống tổ chức, quản trị kinh doanh, quản trị tài chính - nhân sự - hành chánh,…
- Có khả năng thuyết phục, thuyết trình, giao tiếp, dẫn dắt tốt.
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (8h00-17h00). Hoặc tình hình thực tế công việc khi có phát sinh theo yêu cầu của Ban TGĐ/HĐQT;
- Định kỳ hàng tuần: Lập lịch làm việc và lịch công tác làm việc thực tế tại công trình
- Khi có công việc phát sinh hoặc đột xuất tại công trình thì tham gia trực tiếp để chỉ đạo và xử lý.
- Ký kiểm tra, kiểm soát các nội dung công việc thuộc phạm vi trách nhiệm được giao trước khi trình Ban TGĐ/HĐQT ký duyệt
- Phương tiện đi lại: Được bố trí xe đưa rước khi công tác tại công trình;
- Về công tác đối ngoại: Khi tham gia hoặc tổ chức thực hiện phải có lịch công tác hoặc đề xuất được sự Ban TGĐ/HĐQT chấp thuận.
Ghi chú:
1. Tùy theo tình hình thực tế, cấp trên trực tiếp hoặc cấp cao hơn có thể bổ sung những nhiệm vụ chi tiết, thường xuyên hoặc/và đột xuất khác cho Bảng Mô tả công việc này.
2. Bảng Mô tả công việc này được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho nhân viên thực hiện, 01 bản do cấp quản lý trực tiếp lưu để theo dõi kiểm tra, 01 bản lưu trữ ở phòng NS.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát được biết đến là thương hiệu dây & cáp điện hàng đầu Việt Nam, nhà cung cấp chính cho lưới truyền tải điện quốc gia Việt Nam như: đường dây 500KV, 220 KV, 110 KV… ThiPha Cable đã và đang tham gia vào chương trình ngầm hóa và cải tạo lưới điện tại các thành phố lớn; các dự án năng lượng nông thôn được tài trợ bởi nguồn vốn của các ngân hàng: WB, ADB, KFW, AFD, JICA… góp phần giảm tổn thất điện, nâng cao chất lượng điện nông thôn. Hiện nay, ThiPha Cable ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các công trình sân bay, cầu cảng, đường bộ, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, các công trình chung cư và nhà ở…
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN với thang bảng lương cao theo vị trí
- Bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm sinh mạng hạn mức trách nhiệm cao của PTI.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Teambuilding cuối tuần
Lịch sử thành lập
- Năm 1987, Cơ sở Thịnh Phát được thành lập bởi, Ông Võ Tấn Thịnh, tại Quận 5, TPHCM
- Năm 1998, Chuyển cơ sở thành công ty TNHH tại huyện Bình Chánh, TPHCM
- Năm 2004, Mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Cung cấp cáp điện cho tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
- Năm 2005, Mở Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
- Năm 2006, Khai trương khu CN ở Long An, Xây dựng KCN Thịnh Phát
- Năm 2008, Chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Địa Ốc - Cáp Điện Thịnh Phát, Đăng ký bảo hộ thương hiệu trên 17 quốc gia
- Năm 2009, Vận hành nhà máy có diện tích rộng 25ha tại Bến Lức, Long An
- Năm 2014, Thành lập Văn phòng đại diện tại Myanmar
- Năm 2015, Xếp hạng 258 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Xếp hạng 91 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
- Năm 2016, Xếp hạng 197 trong 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Xếp hạng 67 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
- Năm 2017, Sản xuất cáp quang điện
- Năm 2018, 6 lần đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia từ 2008 đến 2018. Đạt sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ HCM
- Năm 2019, Công ty CP địa ốc – cáp điện Thịnh Phát tách ra thành Cty Cp cáp điện Thịnh Phát và Công ty Cp địa ốc – cáp điện Thịnh Phát vào ngày 01/07/2019. Xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất và thử nghiệm cáp cao thế. Đạt được thỏa thuận ủy quyền sản xuất và kinh doanh cho dây cáp nhôm siêu nhiệt lõi composite ACCC® với tập đoàn CTC Global
- Năm 2020, Thipha Cable chính thức sáp nhập vào Tập đoàn Stark Corporation Public Company Limited và Phelps Dodge International (Thailand) Limited
Mission
- Chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế BS, IEC, ASTM,… được chứng nhận bởi TUV, KEMA
- Sự phong phú của sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
- Quy trình quản lý hiệu quả giúp đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn
- Đào tạo và phát triển năng lực của hệ thống nhân sự
Review Cáp điện Thịnh Phát
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng kinh doanh là gì?
Trưởng phòng kinh doanh là người đảm bảo nhận vai trò quản lý và điều hành các hoạt động của phòng kinh doanh, đặc biệt là phòng sale. Trưởng phòng bán hàng có trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát hoạt động bán hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu và doanh thu của công ty. Họ cũng thường tham gia xây dựng chiến lược bán hàng, quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng, phán đoán với khách hàng và đối tác, và theo dõi các chỉ số hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, những vị trí như Quản lý kinh doanh, Phó phòng kinh doanh cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Trưởng phòng kinh doanh
Quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc,... Trưởng phòng kinh doanh phải đảm bảo đội ngũ của mình hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ phải định hướng công việc cho nhân viên và đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng theo định hướng và mục tiêu đã đề ra.
Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của phòng kinh doanh, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, xây dựng kế hoạch bán hàng,... Điều này đòi hỏi họ cần có kiến thức về thị trường, kinh doanh và kỹ năng phân tích, lập kế hoạch để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho đội ngũ
Một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sẽ giúp tăng động lực và tinh thần làm việc của đội ngũ. Trưởng phòng kinh doanh có thể tạo ra môi trường này bằng cách khuyến khích sự hợp tác, tôn trọng ý kiến của nhân viên, tạo điều kiện để họ phát triển và đóng góp ý tưởng mới. Bên cạnh đó, cần thường xuyên động viên, công nhận những thành tích và nỗ lực của đội ngũ. Việc này giúp nhân viên cảm thấy đáng quý và động lực hơn để tiếp tục cống hiến hết mình cho tổ chức.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng
Trưởng phòng kinh doanh phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Họ thường là người chịu trách nhiệm đối thoại với khách hàng quan trọng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đồng thời luôn tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại để tăng cường doanh số bán hàng.
Trưởng phòng kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
221 - 338 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng kinh doanh
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng kinh doanh?
Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng phòng kinh doanh
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Đòi hỏi ứng viên phải có nền tảng kiến thức chuyên ngành về kinh doanh, marketing vững chắc. Vì thế, khi theo ngành nghề này, bạn nên theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh doanh, marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh hoặc tiếp thị cũng là một lợi thế, vì các công ty đều mong muốn những ứng viên đã được đào tạo tốt về chiến lược kinh doanh.
-
Kiến thức về bán hàng và kinh doanh: Trưởng phòng bán hàng cần có kiến thức sâu về quy trình bán hàng, kỹ năng phán đoán, quản lý khách hàng và phân tích thị trường. Họ cần hiểu về các phương pháp bán hàng hiệu quả và khả năng ứng dụng của chúng trong thực tế.
-
Kiến thức về pháp luật: Trưởng phòng kinh doanh cần nắm chắc các quy định và luật pháp liên quan đến bán hàng và quảng cáo để đảm bảo bảo thủ và tránh các vấn đề pháp lý.
-
Kiến thức đào tạo nhân viên: Một trong những trách nhiệm quan trọng của trưởng phòng kinh doanh là phát triển và nâng cao năng lực của nhân viên. Kỹ năng đào tạo và huấn luyện giúp trưởng phòng truyền đạt kiến thức, kỹ năng và chiến lược kinh doanh cần thiết cho nhân viên. Giúp nhân viên phát triển và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc của họ.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng lãnh đạo: Trưởng phòng kinh doanh phải có khả năng xây dựng và truyền cảm hứng cho mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Họ phải biết định hình chiến lược kinh doanh, hướng dẫn nhân viên trong việc đạt được mục tiêu đó. Họ cũng cần biết phân công nhiệm vụ một cách công bằng và theo dõi tiến độ công việc sát sao.
-
Có tầm nhìn chiến lược: Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa, nhìn ra tương lai và định hướng cho phòng kinh doanh theo hướng phát triển bền vững và thành công. Một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc không chỉ tập trung vào các hoạt động hàng ngày mà còn phải có khả năng định hình và thúc đẩy chiến lược dài hạn của công ty. Tầm nhìn chiến lược cũng giúp trưởng phòng kinh doanh hiểu rõ thị trường và cạnh tranh, từ đó đưa ra những quyết định thông minh về việc phân định và tận dụng cơ hội kinh doanh.
-
Kỹ năng phân tích và đánh giá: Để có thể xây dựng được kế hoạch, chiến lược kinh doanh tối ưu, Trưởng phòng kinh doanh cần có kỹ năng phân tích và đánh giá dữ liệu chuyên sâu, bất kể là về sản phẩm, khách hàng, thị trường hay là nhân viên trực thuộc của mình.
-
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ: Tạo dựng mối quan hệ với nhân viên cấp dưới, khách hàng, đối tác và Ban lãnh đạo là điều mà Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) luôn nỗ lực. Khi có mối quan hệ tốt đẹp với những người làm việc trực tiếp với mình, Nhà quản lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Mặc dù số năm đi làm không phải yếu tố quyết định trình độ chuyên môn của một người nhưng đối với các vị trí cấp quản lý thì kinh nghiệm là một yếu tố then chốt. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đối với các ứng viên muốn ứng tuyển vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đề ra một yêu cầu khác nhau về số năm kinh nghiệm cho Trưởng phòng kinh doanh, thường sẽ từ 2 năm ở vị trí tương đương.
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kinh doanh
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên kinh doanh
Mức lương: 5 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Cộng tác viên kinh doanh (Sales Collaborator/Independent Sales Representative) là những người làm việc cho các đại lý, nhà bán buôn, doanh nghiệp trên cơ sở nhận hoa hồng đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ mà mình bán được. Họ đăng tải sản phẩm cần bán lên các kênh khác nhau như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng và tư vấn, thuyết phục họ mua sản phẩm.
>> Đánh giá: Cộng tác viên kinh doanh là công việc nhiều sinh viên năm khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của họ là học hỏi, trải nghiệm thực tế, kiếm thêm thu nhập và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên kinh doanh đang tuyển dụng
2. Nhân viên kinh doanh
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, tư vấn và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đàm phán và thương mại để đạt được thỏa thuận mua bán, theo dõi và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo và đánh giá kết quả bán hàng.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh tuyển dụng
3. Trợ lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc tài chính. Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và nhân viên trong công việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Công việc của Cộng tác viên kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Cộng tác viên kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý kinh doanh
4. Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận và phát triển thị trường cho công ty.
>> Đánh giá: Công việc của Trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng kinh doanh.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kinh doanh tuyển dụng
5 bước giúp Trưởng phòng kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc
Luôn làm việc nhiều hơn mức được kỳ vọng
Tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, tăng năng suất doanh nghiệp có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp đón đầu, dự báo những thăng trầm trong kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác. Dù bạn là ai, năng suất làm việc là vấn đề hàng đầu bạn cần quan tâm nếu muốn đạt được những mục tiêu dài hạn trong công việc và cuộc sống.
Xây dựng sự uy tín
Bằng năng lực triển khai các ý tưởng thành từng kế hoạch cụ thể để thực hiện, người lãnh đạo có thể làm tăng thêm uy tín của mình khi có khả năng tạo nên sự chắc chắn từ những việc tưởng chừng như không chắc chắn. Điều quan trọng là bạn cần biết chắc chắn điều gì có thể làm được, biết được chắc chắn làm được điều ấy trong bao lâu và sau quá trình luyện tập, thử nghiệm thì cần xác định điều gì vượt ra ngoài khả năng cho phép, và cần có thời gian chuẩn bị nhằm hội đủ các yếu tố tạo điều kiện để biến điều không thể thành có thể.
Khẳng định vai trò lãnh đạo
Bất kể ở vị trí nào, mỗi nhân viên đều có cơ hội thể hiện tố chất lãnh đạo của mình mỗi ngày. Đối với Trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể phát huy những kỹ năng quan trọng bằng việc giúp đỡ đồng nghiệp, tham gia đào tạo, v.vv.. Điều này không chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày mà còn khẳng định được vai trò của mình trong việc đóng góp vào thành công chung.
Biết nắm bắt cơ hội
Tận dụng mọi cơ hội trong quá trình làm việc là điều bạn nên làm. Đặc biệt khi công ty tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, hãy tham gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân. Điều này giúp lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh trở nên nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.
Tư duy cầu tiến thay vì bảo thủ
Là lãnh đạo, bạn nên hình thành thói quen tư duy theo hướng tích cực, cầu tiến, bởi tư duy cầu tiến luôn xem thử thách, khó khăn là cơ hội để thể hiện ý chí, theo đuổi ước muốn mang tính chất tự quyết đoán và điều này thật sự là điều kiện lý tưởng để mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân khi vấp phải vấn đề nào đó trong công việc và cuộc sống, qua đó bạn có thể truyền niềm cảm hứng, đam mê đến nhân viên của mình.
Đọc thêm: