9 việc làm
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trưởng phòng Kế toán Hành chính - Khu vực Hà Nội, Đồng Nai, Long An - Hết hạn
Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIC
Thỏa thuận
Hà Nội, Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 12 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 14 ngày trước
15 - 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 30 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Tổ Chức Nhà Quốc Gia National Housing Organization
Accounting Deputy Manager
National Housing Organization
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Dịch Vụ Hoàng Huy
Phó Trưởng Phòng Kế Toán
Dịch Vụ Hoàng Huy
15 - 25 triệu
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 21 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 20 triệu
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trưởng phòng Kế toán Hành chính - Khu vực Hà Nội, Đồng Nai, Long An
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Quản lý
Ngày đăng tuyển: 27/09/2024
Hạn nộp hồ sơ: 26/10/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 3 - 10 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nội
- Đồng Nai

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương

Mô tả Công việc

Địa điểm làm việc: Làm việc tại một trong các Công ty thành viên của BIC có trụ sở đặt tại: Hà Nội, Đồng Nai, Long An.

Chế độ đãi ngộ:

  • Thu nhập năm từ 200 triệu - 350 triệu tùy theo năng lực, bao gồm: lương vị trí công việc, lương kinh doanh, thưởng quý/năm, thưởng các dịp lễ tết...
  • Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
  • Hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước, bảo hiểm BIC Care dành riêng cho cán bộ BIC và người thân.
  • Tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, team building, party… du lịch, nghỉ mát hàng năm.

Mô tả công việc:

  • Tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động của Phòng Kế toán hành chính.
  • Phân công, hướng dẫn, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công việc cho cán bộ thuộc Phòng, bảo đảm bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ của cán bộ, xác định rõ nội dung, phạm vi, mức độ và thời gian hoàn thành công việc.
  • Ký kiểm soát chứng từ thu, chi phát sinh tại Phòng theo đúng thẩm quyền.
  • Phê duyệt bút toán hạch toán kế toán phát sinh tại Phòng
  • Ký kiểm soát Báo cáo của Phòng theo quy định gửi Ban Giám đốc Công ty và Ban Tài chính kế toán Trụ sở chính.
  • Ký kiểm soát Tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập CBCNV, đại lý
  • Tham gia, góp ý, đề xuất việc xây dựng quy chế, quy định, định mức quản lý tài chính, kế toán nội bộ của Công ty và Tổng Công ty.
  • Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện công việc cũng như các khó khăn, sai phạm, vướng mắc và đề xuất với Ban Giám đốc hướng xử lý
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao phó.

Yêu Cầu Công Việc

Yêu cầu chung:

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính, kế toán.
  • Tối thiểu 3 năm làm việc trong ngành kế toán tại công ty có quy mô trên 500 nhân sự
  • Am hiểu các nghiệp vụ kế toán nợ, thuế.
  • Tiếng Anh bằng C trở lên.
  • Hiểu biết các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm kế toán trong ngành bảo hiểm.

Hồ sơ dự tuyển gồm:​

  • Mẫu đơn ứng viên của BIC

Thời hạn nộp hồ sơ: nhận hồ sơ đến hết ngày 26/10/2024

Địa điểm nộp hồ sơ: Hồ sơ gửi về email[email protected]

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIC Xem trang công ty
Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
Tầng 11, Tòa nhà 263 Cầu Giấy

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và nằm trong Top 3 nhà bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. BIC là công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh Bancassurance và kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương.

Chính sách bảo hiểm

  • Hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước
  • Hưởng bảo hiểm BIC Care dành riêng cho cán bộ BIC và người thân.

Các hoạt động ngoại khóa

  • Team Building
  • Du lịch nghỉ mát hàng năm

Lịch sử thành lập

  • Tháng 1/2006, BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh và đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).
  • Năm 2007, BIC tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, mở rộng thêm 11 chi nhánh và 30 phòng kinh doanh khu vực
  • Năm 2008, với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước Đông Dương, BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI).
  • Tháng 9/2009, với việc được giao quản lý toàn diện Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam, BIC trở thành công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt động trên cả 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia). 
  • Năm 2010, BIC được bình chọn vào top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt 2010.
  • Năm 2011, với mục tiêu tăng cường khai thác và phủ kín hoạt động, BIC mở mới 2 Công ty thành viên BIC Bắc Bộ và BIC Sài Gòn, thành lập thêm 17 Phòng Kinh doanh, nâng tổng số Công ty thành viên lên 21 đơn vị và 91 Phòng Kinh doanh trên toàn quốc
  • Năm 2012 là năm BIC chuyến hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực bán lẻ với hàng loạt sản phẩm bảo hiểm cá nhân mới và sự khởi sắc của hầu hết các kênh phân phối, đặc biệt là Bancassurance và Bảo hiểm trực tuyến.
  • Năm 2013, tiếp tục định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh tại hải ngoại, BIC đã xúc tiến mua lại phần vốn góp của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt để tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI lên 65% và chính thức phát hành báo cáo tài chính hợp nhất từ Quý 3/2013. 
  • Năm 2014, vượt qua các khó khăn chung của nền kinh tế, BIC đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch, đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong các năm hoạt động.
  • Năm 2015, BIC chính thức khai trương Văn phòng Đại diện tại Myanmar với vai trò là cầu nối xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữa Việt Nam và Myanmar. Với những kết quả kinh doanh ấn tượng, BIC tiếp tục được A.M. Best duy trì mức định hạng tín nhiệm B+, năng lực tài chính vững mạnh.
  • Năm 2016, A.M.Best đã nâng triển vọng của BIC lên Tích cực và tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B+ (Tốt) 
  • Năm 2017, trong bối cảnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng không đạt như kỳ vọng, BIC vẫn gặt hái được những kết quả kinh doanh khả quan và bền vững, tiếp tục duy trì vị trí trong top 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. 
  • Năm 2018, BIC được A.M. Best nâng định hạng năng lực tài chính từ B+ lên B++, định hạng năng lực dài hạn tổ chức phát hành từ “bbb-” lên “bbb”.
  • Năm 2019 là lần đầu tiên BIC cán mốc 2.000 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc riêng Công ty mẹ. 
  • Năm 2020, BIC đã cho ra mắt ứng dụng di động BIC Online với nhiều tiện ích hiện đại dành cho khách hàng. 
  • Năm 2021, BIC ra mắt và đưa vào vận hành website bán bảo hiểm trực tuyến hoàn toàn mới mybic.vn.

Mission

  • Cung cấp giải pháp toàn diện để quản lý rủi ro tài chính cho khách hàng
  • Đảm bảo quyền lợi, lợi ích của cán bộ và các cổ đông

Công việc của Phó phòng kế toán là gì?

Phó phòng Kế toán là vị trí quản lý trực tiếp dưới lãnh đạo của Phòng Kế toán trong một tổ chức. Người giữ chức vụ này chịu trách nhiệm hỗ trợ quản lý các hoạt động kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính. Phó phòng Kế toán thường có nhiệm vụ giám sát công việc hàng ngày của nhóm, đảm bảo tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán. Họ thường liên lạc chặt chẽ với bộ phận quản lý và đảm bảo rằng mọi giao dịch tài chính được ghi chép đúng và chính xác. Với vai trò lãnh đạo và kỹ năng quản lý, họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự minh bạch và độ chính xác của thông tin tài chính trong tổ chức. Bên cạnh đónhững công việc như Kế toán dịch vụKế toán thuế, Kế toán nội bộKế toán công,...cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Mô tả công việc của Phó phòng kế toán 

Phó phòng Kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì tính chính xác của thông tin tài chính trong một tổ chức. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của Phó phòng Kế toán, bao gồm nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng:

Quản lý nhóm kế toán

Phó phòng Kế toán chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý nhóm kế toán. Điều này bao gồm việc phân công nhiệm vụ, đề xuất và thực hiện các biện pháp để cải thiện hiệu suất làm việc của đội ngũ. Họ phải giữ cho đội ngũ luôn được đào tạo, động viên và duy trì môi trường làm việc tích cực.

Chuẩn bị và kiểm tra bảng cân đối kế toán

Phó phòng Kế toán thường tham gia vào quá trình chuẩn bị và kiểm tra bảng cân đối kế toán. Điều này đòi hỏi kiểm soát cẩn thận của tất cả các tài khoản tài chính để đảm bảo tính chính xác và cân đối. Họ cũng phải giải quyết mọi không khớp và sự chênh lệch một cách nhanh chóng và chính xác.

Quản lý quy trình kế toán hàng ngày

Phó phòng Kế toán thường chịu trách nhiệm quản lý quy trình kế toán hàng ngày của tổ chức. Điều này bao gồm việc giám sát việc ghi chép và xác minh mọi giao dịch tài chính, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán.

Thực hiện kiểm toán nội bộ và ngoại bộ

Phó phòng Kế toán thường là người liên lạc chính với các đội kiểm toán nội bộ và ngoại bộ. Họ cung cấp thông tin và hỗ trợ cần thiết để đảm bảo rằng quá trình kiểm toán diễn ra suôn sẻ và mọi yếu tố được kiểm tra kỹ lưỡng. Họ có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề hoặc thắc mắc xuất hiện trong quá trình kiểm toán.

Phó phòng kế toán có mức lương bao nhiêu?

520 - 650 triệu /năm
Tổng lương
480 - 600 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
40 - 50 triệu
/năm

Lương bổ sung

520 - 650 triệu

/năm
520 M
650 M
325 M 780 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Phó phòng kế toán

Tìm hiểu cách trở thành Phó phòng kế toán, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Kế toán
39 - 52 triệu/năm
Nhân viên kế toán
91 - 130 triệu/năm
Phó phòng kế toán
520 - 650 triệu/năm
Kế toán trưởng
221 - 325 triệu/năm
Phó phòng kế toán

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
%
2 - 4
13%
5 - 7
54%
8+
33%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phó phòng kế toán?

Yêu cầu tuyển dụng của Phó phòng kế toán 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Phó phòng kế toán còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
  • Kiến thức chuyên môn: Phó phòng kế toán phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
  • Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Phó phòng kế toán có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...

Yêu cầu về kỹ năng 

  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
  • Kỹ năng tin học văn phòng: Phó phòng kế toán phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
  • Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kế toán, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có. 
  • Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...  

Các yêu cầu khác

  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
  • Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác

Lộ trình nghề nghiệp của Phó phòng kế toán

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh kế toán 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
2 - 4 năm Nhân viên kế toán 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Phó phòng kế toán 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Trên 7 năm Kế toán trưởng 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Phó phòng kế toán và các ngành liên quan:

Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh kế toán có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:

1. Thực tập sinh kế toán

Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.

>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.

2. Nhân viên kế toán

Mức lương: 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vai trò là Nhân viên kế toán. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.

>> Đánh giá: Nhân viên kế toán sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc của phòng kế toán dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Nhân viên kế toán có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào. 

3. Phó phòng kế toán

Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán.Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.

4. Kế toán trưởng

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.

>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

5 bước giúp Phó phòng kế toán thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao kiến thức chuyên môn

Những kiến thức về lĩnh vực kế toán luôn được thay đổi và cập nhật từng giây từng phút. Vì vậy, là một Phó phòng kế toán, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chương trình đào tạo nâng cao dành cho nhân viên kế toán. Phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc với các công nghệ, phần mềm kế toán mới nhất cũng là một điều vô cùng cần thiết để bắt kịp xu hướng làm việc của lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu cho mình, sử dụng công cụ phân tích kinh doanh sẽ giúp công việc hiệu quả hơn. 

Xây dựng các mối quan hệ

Trong bất kỳ một lĩnh vực, nghề nghiệp nào, quan hệ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khá lớn đến sự thăng tiến của một cá nhân. Để xây dựng được các mối quan hệ cho mình, bạn cần phải thường xuyên tham gia vào các cộng đồng, hội nghị ngành kế toán để mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra các cơ hội mới. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành để nhận được hỗ trợ, khuyến khích động viên. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới để tạo tiền đề tốt cho sự thăng tiến.

Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao

Làm kế toán thường liên quan tới rất nhiều con số vì vậy người làm kế toán cần thực sự cẩn thận, tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đã gây tổn thất và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như bản thân mình. Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao, hiệu suất của bạn cũng sẽ luôn được đảm bảo, đây sẽ cơ sở để lãnh đạo nhìn nhận năng lực cá nhân của một Phó phòng kế toán, từ đó, cất nhắc lên các vị trí cao hơn. 

Có khả năng phân tích làm việc với con số tốt

Như đã nói ở trên kế toán làm việc với rất nhiều số cho nên bạn cần nhanh nhạy, phân tích tốt. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tính toán, cộng trừ nhân chia liên miên nên nếu muốn trở thành một Phó phòng kế toán tốt, bạn buộc phải nhanh nhạy trong câu chuyện này. 

Tính minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực công việc

Ngoài ra, để có thể thăng tiến nhanh và thành công trong công việc, thì tính cách minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề về tài chính luôn nhạy cảm vì vậy làm kế toán cần phải đổi hỏi tính trung thực tuyệt đối. Công việc kế toán thường cũng sẽ rất áp lực vì vậy đòi hỏi Phó phòng kế toán phải chịu được áp lực với cường độ làm việc cao.

Xem thêm:

Việc làm Phó phòng tài chính đang tuyển dụng

Việc làm Phó phòng kinh doanh đang tuyển dụng

Việc làm Phó phòng nhân sự đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp