505 việc làm
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Quốc tế, ĐHQGHN tuyển dụng giảng viên năm 2024
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Đại học Việt Đức
Research and Teaching Assistant in Statistics and Ecomonics
Vietnamese-German University (VGU)
3.0
35 - 40 triệu
Bình Dương
Đăng 10 ngày trước
Thỏa thuận
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Quốc tế, ĐHQGHN tuyển dụng giảng viên năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 22/05/2024
Hạn nộp hồ sơ: 22/05/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 20
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Toà nhà HT1, Tuyến Đ. Số 11, khu đô thị, Thạch Thất, Hà Nội

Thực hiện Chiến lược phát triển của Trường giai đoạn 2025, tầm nhìn năm 2035, Trường Quốc tế thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ do ĐHQGHN giao nhằm thu hút các cán bộ khoa học có trình độ cao để trở thành 1 “hub” quốc tế trong ĐHQGHN. Trường Quốc tế mong muốn thu hút, tuyển dụng và hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên trình độ tiến sĩ (trở lên) ở trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và phát triển của Nhà trường, nội dung cụ thể như sau:

1. Vị trí, số lượng tuyển dụng:

Giảng viên là tiến sĩ có chuyên môn liên quan đến các ngành/chuyên ngành, lĩnh vực:

Stt

Vị trí

Số lượng

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm liên quan

1

Khoa Kinh tế và Quản lý

1.1

Giảng viên ngành Kế toán

 

– Kiểm toán

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán; Kế toán hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

1.2

Giảng viên ngành

 

Tài chính

– ngân hàng

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

1.3

Giảng viên ngành

 

Kinh doanh Quốc tế

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại; Kinh tế đầu tư; Kinh tế quốc tế; Luật kinh tế; Luật quốc tế hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2

Khoa Các khoa học ứng dụng

2.1

Giảng viên ngành

 

Hệ thống

thông tin quản lý

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Hệ thống thông tin; Quản lý hệ thống thông tin; Hệ thống thông tin quản lý; Máy tính; Công nghệ thông tin hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2.2

Giảng viên ngành phân tích dữ liệu

 

kinh doanh

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Khoa học dữ liệu; Toán tin; Toán ứng dụng hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2.3

Giảng viên ngành Tin học

 

và Kỹ thuật máy tính

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Máy tính; Khoa học máy tính; Kỹ thuật máy tính; Kỹ thuật điện tử hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2.4

Giảng viên ngành

 

Công nghệ

tài chính và kinh doanh số

03

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Toán ứng dụng hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2.5

Giảng viên ngành

 

Công nghệ thông tin

ứng dụng

02

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Trí tuệ nhân tạo; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kỹ thuật phần mềm hoặc các lĩnhvực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2.6

Giảng viên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

03

– Có học vị tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản lý công nghiệp; Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp; hoặc các lĩnh vực/ngành/chuyên ngành liên quan phù hợp.

2. Tiêu chí tuyển dụng:

Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, ứng viên cần đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

– Sử dụng thành thạo tiếng Anh để làm việc, giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi khoa học.

– Trung thực, đam mê công việc, có động lực giảng dạy, nghiên cứu, có mong muốn tạo giá trị.

– Đáp ứng các tiêu chuẩn khác đối với giảng viên đại học theo quy định.

– Khuyến khích ứng viên có trình độ là giáo sư, phó giáo sư có chuyên môn liên quan đến các ngành, lĩnh vực thuộc vị trí tuyển dụng và những ứng viên đã học tập, công tác ở nước ngoài.

 

3. Chế độ công tác:

3.1. Môi trường làm việc:

– Tham gia cộng đồng làm việc, hợp tác đào tạo, nghiên cứu, phát triển quan hệ với các nhà khoa học trong ĐHQGHN cùng các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước.

– Tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chương trình đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ của Trường Quốc tế.

– Tham gia công tác lãnh đạo, quản lý tại Trường và hưởng các chế độ, chính sách, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của ĐHQGHN và Trường Quốc tế.

– Làm việc trong môi trường “Liên hợp quốc thu nhỏ” (100% giảng viên hiện tại đã từng làm việc, tốt nghiệp ở nước ngoài), khuyến khích phát triển cá nhân, thúc đẩy sáng tạo, coi trọng tạo giá trị, không hành chính hóa, nói tiếng Anh (các chương trình đào tạo của Trường Quốc tế sử dụng toàn bộ tiếng Anh).

3.2. Chế độ làm việc:

– Thực hiện chế độ hợp đồng linh hoạt như hợp đồng lao động đối với tuyển dụng; tiếp nhận chuyển công tác và kí hợp đồng làm việc (đối với viên chức).

– Thực hiện chế độ làm việc và hưởng các chế độ vượt định mức giờ giảng, số giờ NCKH theo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên của ĐHQGHN và quy định của Trường Quốc tế.

– Được đăng kí chuyên sâu giảng dạy hoặc chuyên sâu nghiên cứu để tạo các kết quả giá trị, đặc sắc theo đặt hàng của Trường và chương trình công tác của cá nhân.

3.3. Chế độ tài chính:

– Mức lương và thu nhập bình quân tháng từ 30 triệu đồng/tháng (có thể cao hơn theo đánh giá kết quả công tác hằng năm).

– Được hưởng chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học trẻ (dành cho các nhà khoa học trẻ dưới 40 tuổi) giai đoạn 2022-2025 của ĐHQGHN.

– Hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước và các phúc lợi, chính sách thưởng, đãi ngộ theo quy định của Trường Quốc tế.

3.4. Các hình thức hỗ trợ khác:

– Được hưởng các chế độ chung trong cộng đồng của ĐHQGHN như: chế độ thu hút các nhà khoa học xuất sắc; chế độ cho thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc, đặc biệt được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe (CSSK) dành cho đội ngũ Giáo sư (GS) và các nhà khoa học xuất sắc đang làm việc tại ĐHQGHN.

– Được thành lập nhóm nghiên cứu và xây dựng cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài Trường Quốc tế; phối hợp với các nhà khoa học ở nước ngoài công bố, triển khai các dự án chung.

– Được đăng ký đề tài cấp cơ sở không hạn chế số lượng, thời gian, có thể đăng ký bất kỳ lúc nào trong năm học; được đăng kí và hỗ trợ để chủ trì các đề tài các cấp.

– Hưởng cơ chế hỗ trợ công bố, hỗ trợ kinh phí tham gia hội thảo uy tín của ngành, lĩnh vực chuyên môn trong và ngoài nước.

– Được hỗ trợ đăng kí sáng chế, xuất bản sách, giáo trình.

4. Hồ sơ dự tuyển: Đơn đăng ký dự tuyển nêu rõ lý do và nguyện vọng làm giảng viên tại Trường Quốc tế; Lý lịch thể hiện quá trình học tập, kinh nghiệm, năng lực công tác; Lý lịch khoa học; Bản scan văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm bậc đại học và sau đại học.

5. Hình thức nộp hồ sơ và xét tuyển:

– Truy cập webiste Trường Quốc tế tại địa chỉ https://www.is.vnu.edu.vn, mục Tuyển dụng và làm theo hướng dẫn; hoặc truy cập địa chỉ tuyendung.vnuis.edu.vn/giangvien/ để nhập thông tin và gửi hồ sơ (bản scan) hoặc gửi hồ sơ (bản scan) qua địa chỉ email [email protected]

– Trường Quốc tế tiến hành sơ tuyển trên cơ sở hồ sơ điện tử của ứng viên. Ứng viên đáp ứng yêu cầu sẽ được mời tham dự phỏng vấn, đánh giá năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng sư phạm.

– Chi tiết liên hệ: Phòng Tổ chức – Hành chính; điện thoại: 024.35575994 máy lẻ: 42 hoặc 0243.5577899; website: https://www.is.vnu.edu.vn.

Nguồn tin: www.vnu.edu.vn

Khu vực
Báo cáo

Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Xem trang công ty
Quy mô:
200 - 500 nhân viên
Địa điểm:
Nhà E5 & G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Trường Quốc tế tiền thân là Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập năm 2002 , đến năm 2022 Khoa Quốc tế được nâng cấp thành Trường Quốc tế theo Quyết định số 3868/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/12/2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh của nhà trường là VNU – International School, với ý nghĩa I – Innovation, Interdisciplinarity, Internationalization, Intergration, S – Start-up, Self-Study, Sustainability, Self-worth. Trường Quốc tế tổ chức đào tạo với bản sắc, giá trị riêng, là nơi kết nối Đông – Tây, thu hút các chuyên gia, nhà khoa học uy tín, sinh viên viên giỏi đến học tập và nghiên cứu, qua đó đóng góp giá trị cho xã hội và cộng đồng.

Trường Quốc tế có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế trên cơ sở áp dụng sáng tạo các thành tựu giáo dục, khoa học và công nghệ tiên tiến vào môi trường văn hóa Việt Nam, thực hiện đào tạo toàn bộ các chương trình bằng ngoại ngữ. Sứ mệnh đó hiện đang được thực hiện theo 3 trụ cột: (1) sáng tạo tri thức mới, chuyển giao tri thức, kỹ năng cho người học và phụng sự xã hội, đóng góp cho sự phát triển của đất nước; (2) hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do ĐHQGHN giao; (3) tự chủ tài chính.

Hiện nay nhà trường có 04 cơ sở gồm:

Cơ sở 1: Nhà G7 & G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Nhà C, E, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 1, Phố Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 4: Toà nhà HT1, Khu Đô thị đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc, Hà Nội

Công việc của Giảng viên là gì?

Giảng viên đại học (University lecturers) là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họ dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường. Bên cạnh đó những công việc như Giáo viên, Gia sư, Trợ giảng... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.

Mô tả công việc của Giảng viên

Giảng viên đại học thường hoạt động chính tại các trường đại học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giảng viên đại học làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giảng viên làm việc tại các trường học.

Giảng dạy

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi nhắc đến giảng viên là giảng dạy. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập, bài tập và đề thi cũng như thực hiện giảng dạy trên lớp, sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng để đảm bảo sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả. Giảng viên cũng là người tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận để tăng tính tương tác và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc.

Nghiên cứu khoa học

Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn để công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín. Họ cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.

Hướng dẫn sinh viên

Giảng viên cũng là người phụ trách hướng dẫn sinh viên làm đồ án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp. Họ là người tư vấn cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân cũng nhu tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, các hoạt động quản lý của khoa, trường, các hoạt động xã hội, cộng đồng.

Giảng viên có mức lương bao nhiêu?

130 - 260 triệu /năm
Tổng lương
120 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 260 triệu

/năm
130 M
260 M
65 M 650 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giảng viên

Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ giảng
78 - 130 triệu/năm
Giảng viên
130 - 260 triệu/năm
Cố vấn học tập
144.000.000 triệu/năm
Giảng viên

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
33%
2 - 4
47%
5 - 7
14%
8+
6%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên?

Yêu cầu tuyển dụng của Giảng viên

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với giảng viên tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 7.5.
  • Kiến thức chuyên môn: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ giảng viên IT thì phải cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, tin học… Hay giảng viên thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ ai muốn theo đuổi lĩnh vực sư phạm, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với học viên. Trong quá trình trao đổi, giảng dạy học viên, Giảng viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho học viên sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về quá trình học tập.
  • Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một Giảng viên sẽ rất giỏi trong việc quan sát học viên của mình, từ nét mặt, cử chỉ, người Giảng viên có thể đoán được tâm lý của học viên xem họ có cần hỗ trợ không. Từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với học viên. 
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Giảng viên phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ học viên của mình. Ngoài việc giảng dạy và truyền tải kiến thức của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với khả năng của học viên nhất. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý: Trong môi trường làm việc năng động như lĩnh vực học tập, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Giảng viên cần phải có khả năng ưu tiên và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa các lớp học và các nhiệm vụ công việc khác nhau. Khả năng tự quản lý cũng đặc biệt quan trọng để duy trì sự tự tin, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Để có thể cung cấp dịch vụ giảng dạy hiện đại và hiệu quả, Giảng viên cần có khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này bao gồm sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý học tập, hỗ trợ tư vấn trực tuyến, và sử dụng mạng xã hội để tương tác và tạo dựng mối quan hệ với học viên. Kỹ năng này giúp Giảng viên nâng cao tính hiện đại và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.

Các yêu cầu khác 

  • Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ... hoặc các nghề nghiệp liên quan
  • Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
  • Nhiệt tình, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận

Lộ trình nghề nghiệp của Giảng viên

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Trợ giảng 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
3 - 5 năm Giảng viên 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Cố vấn học tập 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Phó Trưởng khoa trường Đại học 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Giảng viên và các ngành liên quan:

1. Trợ giảng 

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Đầu tiên để bắt đầu với lĩnh vực sư phạm, bạn có thể phải làm quen với vị trí Trợ giảng. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên chính trong quá trình giảng dạy cũng như hoàn  thành các công việc liên quan ở lớp học.. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện bài giảng hằng ngày, hỗ trợ trực tiếp cùng giảng viên để đạt được kết quả tốt nhất.

>> Đánh giá: Vì là bước đầu tiên trong quá trình trở thành một giáo viên/giảng viên nên mức lương cho giai đoạn này thường không cao. Chủ yếu vì Trợ giảng chưa thực sự nắm rõ được quy trình làm việc nên vẫn có thể có nhiều sự sai sót và phải nhận sự hướng dẫn từ những nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc làm Trợ giảng tuy có mức lương không quá hấp dẫn nhưng cơ hội thăng tiến khá rộng mở. 

2. Giảng viên 

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Giảng viên, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn là giảng dạy trực tiếp với học viên. Với vai trò là giảng viên bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với bài giảng của mình. Cùng với đó là tích cực tạo dựng môi trường đào tạo tốt, văn hóa lớp học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.  

>> Đánh giá: Việc làm Giảng viên mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.

3. Cố vấn học tập

Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ học sinh hoặc sinh viên để tận dụng tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

>> Đánh giá: Hiện nay, các vị trí Cố vấn học tập yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn rất cao, song không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này khá cao, tuy nhiên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Việc làm Cố vấn học tập có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở. 

4. Phó Trưởng khoa trường Đại học 

Mức lương: 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó Trưởng khoa trường Đại học. Vai trò của Phó Trưởng khoa trường Đại học là quản lý các hoạt động hàng ngày của khoa, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của nhà trường, cùng với việc quản lý các sinh viên, giảng viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

>> Đánh giá: Việc làm Phó trưởng khoa Trường Đại học là vị trí vô cùng quan trọng nên mức lương hậu hĩnh đi kèm với đó là tỉ lệ cạnh tranh cao. Vai trò càng lớn thì trách nhiệm và công việc sẽ càng nhiều. Để đạt được vị trí này, bạn cần phải chứng minh được năng lực cá nhân cũng như tư chất lãnh đạo của mình thông qua các thành tựu gặt hái được ngay từ khi còn là Giảng viên bộ môn. 

5 bước giúp Giảng viên thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Giảng viên, khả năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng, được xem là quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm ngành sư phạm. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn mới có thể truyền đạt những gì tốt nhất cho học viên của mình. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giảng viên

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Giảng viên là phải trao đổi với rất nhiều người mỗi ngày, từ đồng nghiệp, học viên cho đến người nhà học viên. Giảng viên nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của học viên và người nhà học viên. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực giảng dạy của mình và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp để tạo được sự tin tưởng đối với học viên và phụ huynh.

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc chính của Giảng viên là giảng dạy, chấm bài cho học viên. Do đó, khả năng phân tích, đánh giá là vô cùng quan trọng. Khả năng này càng nhanh nhạy thì học viên càng có hiệu quả học tập tốt hơn. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. 

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi ngày, khối lượng công việc của Giảng viên là rất lớn. Trong đó nhiều nhất là nghe lời chỉ đạo của các giảng viên cấp cao hơn để tiến hành thực hiện, hỗ trợ cho học viên. Không những vậy, họ còn có nghĩa vụ lắng nghe học viên và phụ huynh để giải quyết những vấn đề của họ. Vì vậy, đây là một bước vô cùng quan trọng nếu muốn thăng tiến trong lĩnh vực sư phạm này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Xem thêm:

Việc làm Giảng viên tin học đang tuyển dụng

Việc làm Giảng viên truyền thông đang tuyển dụng

Việc làm Giảng viên tâm lý đang tuyển dụng