Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Quyết định số 38/2023/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế, số lượng người làm việc, hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang;
Thực hiện Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2024.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang thông báo Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2024 như sau:
I. Chỉ tiêu tuyển dụng: 04 chỉ tiêu (có biểu chi tiết kèm theo).
II. Điều kiện người đăng ký dự tuyển, ưu tiên trong tuyển dụng, phương thức tuyển dụng
1. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển vào làm viên chức phải có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ điều kiện quy định tại Điều 22 Luật Viên chức ngày 15/11/2010.
2. Ưu tiên trong tuyển dụng
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Nghị định số 85/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Phương thức tuyển dụng: Xét tuyển.
4. Nội dung, hình thức xét tuyển: Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng:
4.1. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 85/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu đáp ứng đủ điều kiện thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
4.2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành, theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
– Hình thức thi: Thi vấn đáp.
– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Thời gian thi: 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi).
– Thang điểm: 100 điểm. Cơ cấu đề thi gồm 02 câu hỏi (mỗi câu 50 điểm); đáp án có thang điểm chi tiết tối đa đến 5 điểm.
5. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
6. Về xét tuyển, trình tự, thủ tục tuyển dụng đối với người thuộc đối tượng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ
Thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp nếu cùng 01 vị trí việc làm vừa có thí sinh thuộc đối tượng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ, vừa có thì sinh là người được cử đi học theo chế độ cử tuyển của tỉnh, vừa có thí sinh là đối tượng thu hút nguồn nhân lực của tỉnh theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND; Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đối tượng khác đủ điều kiện dự tuyển thì thực hiện như sau:
– Thí sinh thuộc đối tượng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ, thí sinh là người được cử đi học theo chế độ cử tuyển của tỉnh, thí sinh thuộc đối tượng thu hút nguồn nhân lực của tỉnh theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND; Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh được xét tuyển trước.
– Sau khi xét tuyển đối với đối tượng nêu trên, nếu vị trí việc làm còn chi tiêu tuyển dụng thì tiếp tục thực hiện xét tuyển đối với các đối tượng khác đủ điều kiện dự tuyển theo quy định.
III. Hồ sơ dự tuyển, thời gian nhận hồ sơ dự tuyển
1. Hồ sơ dự tuyển
Mỗi thí sinh dự tuyển chỉ được nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển vào 01 vị trí việc làm cần tuyển dụng tại một cơ quan có chỉ tiêu tuyển dụng; hồ sơ gồm có:
– Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Mẫu phụ lục kèm theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ (đối với xét tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
– Văn bản, giấy tờ chứng nhận thuộc đối tượng xét tuyển (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực (Nếu người dự tuyển thuộc đối tượng là sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, thạc sỹ đúng chuyên ngành thu hút nguồn nhân lực theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND; Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc đi học theo chế độ cử tuyển cần nộp thêm giấy báo nhập học Đại học).
– 06 phong bì dán tem, có ghi địa chỉ, số điện thoại của thí sinh dự tuyển hoặc người nhận thay.
Hồ sơ dự tuyển phải đủ các thành phần nêu trên. Hồ sơ không đủ thành phần nêu trên hoặc nộp từ 02 hồ sơ dự tuyển trở lên vào các vị trí tuyển dụng khác nhau tại một cơ quan có chỉ tiêu tuyển dụng là hồ sơ không hợp lệ và không đủ điều kiện dự tuyển.
2. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự tuyển
2.1. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/5/2024 đến hết ngày 30/5/2024, trong giờ hành chính.
2.2. Địa điểm nhận hồ sơ: Tại Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang (Số 14, đường Lý Thánh Tông, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang). Điện thoại liên hệ: 0207 3822 697; 0944.069.862.
2.3. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang hoặc nộp theo đường bưu chính (thời gian nộp hồ sơ tính theo dấu bưu điện trong khoảng thời gian quy định tại thông báo này).
IV. Lệ phí tuyển dụng:
Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển nộp phí tuyển dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Thông báo này đăng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, Báo Tuyên Quang, Trang thông tin điện tử của
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang và niêm yết tại trụ sở làm việc của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trân trọng Thông báo./.
***** Đính kèm:
Nguồn tin: tuyenquang.gov.vn
Chính thức thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT.
Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.
Trường hiện đang đào tạo các nhóm ngành CNTT, Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật ứng dụng.
Tất cả sinh viên Đại học FPT đều phải trải qua 1 năm hoàn thiện tiếng Anh, để có thể theo học chương trình chính khoá được đào tạo bằng tiếng Anh. Trong một năm đầu tiên học tiếng Anh, sinh viên được gửi sang các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh (trong vòng 2 tháng) để thật sự lưu loát ngôn ngữ bắt buộc cho học tập và làm việc sau này.
Sau 5 học kỳ đầu tiên, với tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản của ngành học, sinh viên được gửi vào làm thực tập sinh trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4 đến 8 tháng. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương. Đó là giai đoạn On-the-Job-Training (OJT) đặc thù của trường đại học FPT. Một số ngành như tiếng Nhật, Quản trị Khách sạn, sinh viên đi OJT tại Nhật Bản, tại Malaysia,…
Tỉ lệ việc làm của trường cũng đạt được con số ấn tượng. 96% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng, 100% sinh viên có cơ hội làm việc ở FPT sau khi tốt nghiệp; 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài (số liệu năm 2017).