Mô tả Công việc
Tham gia xây dựng, triển khai, góp ý các chính sách quy định, mô hình và công cụ quản lý, đo lường, chốt chặn rủi ro liên quan đến an toàn hệ thống CNTT.
Nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hệ thống CNTT.
Cập nhật, theo dõi các rủi ro đã được ghi nhận và biện pháp hành động lên hệ thống quản lý rủi ro.
Tư vấn cho các Đơn vị tuân thủ quy định về dữ liệu cá nhân theo ND13.
Thực hiện rà soát phân quyền và quản lý sự cố CNTT.
Tham gia triển khai các dự án/công việc liên quan đến rủi ro công nghệ thông tin.
Yêu Cầu Công Việc
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT.
Có từ 03 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực quản trị rủi ro CNTT.
Ưu tiên từng làm tại bộ phận quản trị rủi ro của các ngân hàng, doanh nghiệp lớn, kiểm toán, công ty công nghệ thông tin.
Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát công việc.
Có kỹ năng soạn thảo quy trình, quy chế, xây dựng biểu mẫu báo cáo.
Am hiểu các tiêu chuẩn ISO, PCI DSS, TT09 NHNN.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao, tuân thủ các KPI và SLA của NH.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank luôn nỗ lực mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, xây dựng trên nền tảng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng. Lấy công nghệ số và đổi mới sáng tạo làm trụ cột phát triển, TPBank luôn tiên phong trong các xu hướng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang bản sắc riêng đậm nét, khẳng định vị thế Ngân hàng số Số 1 tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ và đặc biệt (AON Care)
Các hoạt động ngoại khóa
- Chương trình nghỉ mát hàng năm.
- Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nhóm hoạt động tình nguyện Hearts in Hand, và các nhóm thành viên khác được tổ chức và hoạt động thường xuyên.
- Các chương trình sinh hoạt đoàn thể
Lịch sử thành lập
- Tháng 5/2008: Khai trương TPBank
- Tháng 12/2013: TPBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu
- Tháng 12/2014: TPBank khai trương trụ sở mới: Trụ sở được đặt tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tháng 2/2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank
- Tháng 10/2017: TPBank ra mắt ứng dụng thanh toán bằng mã QR.
- Tháng 11/2018: TPBank đón nhận huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng
- Tháng 3/2019: Vốn điều lệ của TPBank đạt 8.566 tỷ đồng
- Tháng 6/2020: TPBank là một trong sô 4 ngân hàng được Moody’s xếp hạng cao và giữ nguyên triển vọng ổn định
- Tháng 3/2021: Moody’s công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành, tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn của TPBank ở mức B1.
- Tháng 12/2022: Dịch vụ tài chính ngân hàng TPBank được Bộ Công thương công nhận là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.
- Tháng 3/2023: Ra mắt gói giải pháp Siêu Shop thiết kế riêng cho phân khúc chủ hộ kinh doanh với nhiều đặc quyền và ưu đãi
Mission
-
TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.
-
TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
-
TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi CBNV có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp bản thân.
-
TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.
Review Ngân hàng Tiên Phong - TPBANK
Ngân hàng tốt, sếp giỏi, đồng nghiệp tốt, chế độ lương tốt so với thị trường (IT)
Tùy từng phòng sẽ tốt hay toxic (IT)
Ma mới bắt nạt ma cũ, thủ tục nghỉ việc lâu, chậm lương (RV)
Công việc của Giám đốc quản trị rủi ro là gì?
Giám đốc quản trị rủi ro (Chief Risk Officer) là vị trí quản lý cấp cao trong công ty, có trách nhiệm xác định, phân tích và tìm ra phương án nhằm giảm thiểu những rủi ro đến từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Có trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ và cân nhắc cẩn thận các yếu tố có khả năng gây tổn hại đến các khoản đầu tư hay các đơn vị kinh doanh khác của công ty. Bên cạnh đó những công việc như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc điều hành,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Giám đốc quản trị rủi ro
Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà CRO sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Nhưng có một số công việc CRO nào cũng phải thực hiện, bao gồm:
Xây dựng, triển khai khung quản lý rủi ro
Xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của Pháp luật hiện hành là một trong những công việc đầu tiên khi nhắc đến Giám đốc Quản trị rủi ro. Từ đó, họ có thể đảm bảo luôn tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các công ty trực thuộc.
Triển khai hạ tầng ứng dụng
Giám đốc Quản trị rủi ro là người phụ trách điều hành việc tiến hành nghiên cứu, xây dựng, triển khai hạ tầng ứng dụng, kỹ thuật phân tích rủi ro, thông tin quản trị và quản lý danh mục trên toàn hệ thống. Họ là người có trách nhiệm truyền đạt, thực thi các chuẩn mực và nguyên tắc quản lý rủi ro trên toàn hệ thống.
Quản lý nhân sự
Giám đốc Quản trị rủi ro có vai trò lãnh đạo trong phòng kinh doanh và tạo động lực cho nhân viên. Duy trì công tác đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro. Liên tục nghiên cứu, cải tiến quy trình, chính sách, khuôn khổ hoạt động và đảm bảo lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng cho đội ngũ nhân viên.
Phân tích và đánh giá
Giám đốc Quản trị rủi ro có nhiệm vụ thực hiện phân tích và đánh giá các hoạt động kinh doanh để đo lường hiệu quả và đề xuất cải tiến. Từ đó, họ sẽ sử dụng dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Giám đốc quản trị rủi ro có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
390 - 650 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám đốc quản trị rủi ro
Tìm hiểu cách trở thành Giám đốc quản trị rủi ro, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc quản trị rủi ro?
Yêu cầu tuyển dụng của Giám đốc Quản trị rủi ro
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Để trở thành một CRO chuyên nghiệp, bạn cần có bằng cử nhân hoặc cao học thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế, kế toán, kỹ sư,… Đây được xem là nền tảng cơ bản giúp bạn phát triển con đường sự nghiệp của mình.
- Kiến thức chuyên môn: Ngoài các kiến thức, kỹ năng thì CRO còn phải là người có kinh nghiệm thực tế dày dạn về quản lý rủi ro. Điều này đảm bảo CRO có đủ năng lực cần thiết để lãnh đạo, xây dựng và triển khai khung quản trị cũng như hệ thống quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng thuyết phục: Công việc của CRO không chỉ là xây dựng chính sách, hệ thống quản lý rủi ro. Trên thực tế, vị trí này còn phải làm việc với các trưởng bộ phận khác để giúp họ nhận thức đúng các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra các quyết định hành động đúng đắn. Bên cạnh đó, CRO còn thay mặt ban lãnh đạo làm việc với kiểm toán viên. Nói cách khác, trách nhiệm của Giám đốc Quản trị rủi ro là phải thuyết phục người khác hiểu được những nguy cơ có thể xảy ra và chấp nhận triển khai phương án phòng ngừa.
- Kỹ năng lãnh đạo: Sở hữu khả năng lãnh đạo tốt giúp Giám đốc Quản trị rủi ro dễ dàng tổ chức, điều phối công việc và các nhân sự liên quan một cách hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp họ xử lý ổn thoả các mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp và truyền cảm hứng cho người khác cũng như dẫn dắt mọi người đi đúng hướng.
- Kỹ năng quản lý: Khối lượng công việc của một CRO luôn rất lớn. Nhưng, với khả năng quản lý tốt, bạn vẫn có thể đảm bảo mọi việc được hoàn thành tốt nhất. Mặt khác, điều này còn giúp bạn theo dõi sát hiệu suất làm việc và có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được kết quả công việc tối ưu.
- Làm việc đa nhiệm: Một Giám đốc quản trị rủi ro sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.
- Tư duy phê phán: Quản trị rủi ro bao gồm việc phân tích các tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt. Khả năng suy nghĩ chín chắn có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty của mình. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trên thị trường, bạn có thể phân tích tình hình và xác định xem đó có phải là rủi ro cho công ty của bạn hay không. Sau đó, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro và ngăn nó ảnh hưởng đến công ty của bạn.
- Giải quyết vấn đề: Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định các vấn đề tiềm ẩn và tìm giải pháp cho chúng. Bạn có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để xác định rủi ro, phát triển các chiến lược để giảm thiểu chung và đánh giá sự thành công của các chiến lược giảm thiểu của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro của mình.
- Kỹ năng tổ chức: Tổ chức là một kỹ năng khác có thể giúp bạn thành công ở vị trí Giám đốc quản trị rủi ro. Bạn có thể chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, hồ sơ và các tài liệu quan trọng khác. Có kỹ năng tổ chức tốt có thể giúp bạn theo dõi những thông tin quan trọng và hoàn thành công việc đúng hạn.
- Định hướng chi tiết: Quản trị rủi ro liên quan đến khả năng định hướng chi tiết. Bạn có thể chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo tuân thủ quy định của công ty, hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết cũng như theo dõi và báo cáo chính xác về rủi ro. Định hướng chi tiết cũng có thể giúp bạn xác định rủi ro và giải pháp tiềm năng hiệu quả hơn.
- Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình: Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.
Các yêu cầu khác
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
- Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
- Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
- Là người trung thực, quyết đoán
Lộ trình nghề nghiệp của Giám đốc Quản trị rủi ro
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 6 tháng | Cộng tác viên Quản trị rủi ro | 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Quản trị rủi ro | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Chuyên viên Quản trị rủi ro | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Giám đốc quản trị rủi ro | 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giám đốc Quản trị rủi ro và các ngành liên quan:
- Giám đốc điều hành: 45.000.000 - 60.000.000 đồng/tháng
- Giám đốc kinh doanh: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
1. Cộng tác viên Quản trị rủi ro
Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 6 tháng
Trong vai trò này, bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia khác và tham gia vào các dự án quản trị rủi ro. Bạn sẽ tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro và phát triển các biện pháp kiểm soát rủi ro. Trong giai đoạn này, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và mở rộng kiến thức của mình về quản trị rủi ro.
>> Đánh giá: Việc làm Cộng tác viên Quản trị rủi ro là dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Thực tập sinh Quản trị rủi ro
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Vị trí Thực tập sinh Quản trị rủi ro dành cho người mới bắt đầu hoặc sinh viên thực tập. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro trong môi trường thực tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ các Chuyên viên quản trị rủi ro trong việc phân tích dữ liệu, chuẩn bị tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Quản trị rủi ro là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành tài chính lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận quản trị rủi ro trong việc nghiên cứu thị trường, xác định rủi ro và xây dựng chiến lược xử lý. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Chuyên viên Quản trị rủi ro
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, năng lực và kỹ năng, bạn sẽ được thăng chức lên Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, đề xuất giải pháp, theo dõi và đánh giá hiệu quả.
>> Đánh giá: Công việc Chuyên viên Quản trị rủi ro đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, Chuyên viên Quản trị rủi ro cần có năng lực phân tích, đánh giá rủi ro, khả năng giải quyết vấn đề, đàm phán tốt và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
4. Giám đốc Quản trị rủi ro
Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Vị trí cao nhất mà một Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được là Giám đốc quản trị rủi ro, là người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro trong một tổ chức, để có được vị trí này, bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo hơn.
>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động tài chính của công ty. Giám đốc Quản trị rủi ro lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tài chính và định hướng dài hạn cho công ty. Vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Việc làm Giám đốc Quản trị rủi ro có mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Giám đốc Quản trị rủi ro thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn
Tốt nghiệp Đại học là yêu cầu cơ bản cho vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro. Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh và thăng tiến, bạn nên cân nhắc theo học chương trình Cao học hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị rủi ro, Tài chính, hoặc các ngành liên quan khác. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về quản trị rủi ro, đánh giá rủi ro, hoặc các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro cũng là cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như lấy các chứng chỉ chứng chỉ uy tín trong lĩnh vực quản trị rủi ro như FRM (Financial Risk Manager) hoặc PRM (Professional Risk Manager) có thể giúp bạn khẳng định năng lực và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Cố gắng tìm kiếm cơ hội làm việc trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia hoặc các tổ chức tài chính uy tín để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp Giám đốc Quản trị rủi ro tiếp xúc với nhiều dự án lớn, học hỏi từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Bạn cũng có thể cố gắng tích lũy kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quản trị rủi ro, chẳng hạn như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động,..
Tham gia các dự án quan trọng
Tích cực tham gia vào các dự án quan trọng của công ty là cách tốt nhất để Giám đốc Quản trị rủi ro chứng minh năng lực và đóng góp của bản thân đối với lãnh đạo công ty. Hoàn thành tốt các dự án quan trọng sẽ giúp bạn ghi điểm với cấp trên. Từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho Giám đốc Quản trị rủi ro.
Nâng cao kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,... là vô cùng quan trọng. Giám đốc Quản trị rủi ro cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, cũng như để thảo luận về các vấn đề quản lý rủi ro với các bên liên quan. Còn kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn thuyết phục cấp trên và các bên liên quan thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. Việc phải làm việc nhóm thường xuyên cũng là nguyên nhân Giám đốc Quản trị rủi ro nên có kỹ năng này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc kinh doanh mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc điều hành hiện nay
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc Tài chính đang tuyển dụng