287 việc làm
CÔNG TY CỔ PHẦN TẦM NHÌN QUỐC TẾ ALADDIN
Quản lý khu vưc AM
Quốc tế Aladdin
4.7
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 24 ngày trước
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG HOÀNG TÂM
Quản lý Khu vực
DỊCH VỤ ĂN UỐNG HOÀNG TÂM
22 - 35 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 28 ngày trước
16 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Iruda Planet Vina
Quản Lý chi nhánh
Iruda Planet Vina
Trên 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 7 ngày trước
8 - 11 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 16 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 18 ngày trước
Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection
Spa & Wellness Manager
Vinpearl Landmark 81
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 11 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty Cổ Phần đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh
Nhân Viên Kỹ Thuật Vận Hành Tòa Nhà - Hết hạn
Công ty Cổ Phần đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh
9 - 10 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 10 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
9 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN TẦM NHÌN QUỐC TẾ ALADDIN
Quản lý khu vưc AM
Quốc tế Aladdin
4.7
3 đánh giá 54 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Quản lý
Ngày đăng tuyển: 26/04/2024
Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 5 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

1. Điều hành hoạt động kinh doanh:

  • Xây dựng các kế hoạch hoạt động quý, tháng, tuần cho nhà hàng.
  • Tổ chức các buổi họp đột xuất, định kỳ để theo dõi, triển khai hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
  • Phối hợp với Trưởng phòng điều hành xây dựng kế hoạch vận hành và triển khai kế hoạch kinh doanh trong khu vực được giao để đạt mục tiêu kinh doanh.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện và vận hành các cửa hàng được phân công đáp ứng các chỉ tiêu Công ty đưa ra.
  • Giám sát và chịu trách nhiệm vận hành nhà hàng mở mới (NSO), theo dõi sửa chữa cửa hàng và kế hoạch khai trương phù hợp với ngân sách đã thỏa thuận trước.
  • Quản lý, xây dựng các chương trình khuyến mại của khu vực đảm bảo đúng ngân sách và hiệu quả.
  • Đưa ra giải pháp để thúc đẩy việc đạt doanh thu đề ra cho từng nhà hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện việc thống kê, kiểm tra định kỳ.
  • Chuẩn bị các báo cáo cho Trưởng phòng điều hành, Giám đốc điều hành theo quy định (Báo cáo tuần/ Báo cáo tháng).
  • Giải quyết các sự vụ phát sinh thuộc thẩm quyền.

2. Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng:

  • Xây dựng các quy trình, quy định, hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng cho nhà hàng.
  • Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng món ăn, thức uống, phục vụ, vệ sinh…cho nhà hàng.
  • Tổ chức thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ đã ban hành. Giám sát việc thực hiện các quy trình, tổ chức cải tiến các quy trình.
  • Đề xuất các thay đổi trong quy trình nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khách hàng theo cơ sở thực tế tại từng nhà hàng.
  • Tham gia xây dựng các chỉ số KPIs của hệ thống cùng với Bộ phận điều hành. Đào tạo, giải thích xuống cấp dưới về các chỉ số này và đôn đốc việc thực hiện.
  • Là cầu nối giữa công ty và nhà hàng, đảm nhận vai trò thông tin 2 chiều.

3. Kinh doanh và tiếp thị:

  • Triển khai, kiểm tra việc sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu trong nhà hàng.
  • Đại diện cho nhà hàng trong việc giải quyết tất cả mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức…liên quan đến nhà hàng.
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng cho nhà hàng và tổ chức theo kế hoạch đã được Giám đốc vận hành duyệt.
  • Triển khai các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch đã được duyệt.
  • Trực tiếp/gián tiếp ký hợp đồng và giám sát thực hiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng cho nhà hàng.
  • Tổ chức hệ thống đánh giá về khách hàng (các nhu cầu của khách, khếu nại, sự hài lòng) theo quy định của công ty và chuyển các thông tin về khách hàng cho bộ phận kinh doanh.
  • Theo dõi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng và trực tiếp gặp gỡ thăm hỏi khách hàng đột xuất và định kỳ.
  • Trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng nếu quản lý nhà hàng vắng mặt hoặc không giải quyết được.

4. Quản lý tài chính:

  • Nhận báo cáo thu chi hàng ngày từ các bộ phận và tổ chức theo dõi giám sát các báo cáo.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận được giao.
  • Thực hiện các báo cáo thống kê về tài chính được giao.
  • Kiểm soát việc thất thoát tài chính tại nhà hàng.

5. Quản lý nhân sự:

  • Xây dựng bộ máy nhân sự đảm bảo các yêu cầu được giao và vận hành đúng tiêu chuẩn/quy định của công ty và Pháp Luật quy định.
  • Lập kế hoạch phân tích nhu cầu nhân sự và thông qua Trưởng phòng điều hành duyệt.
  • Tổ chức việc đào tạo, phân công công việc, đánh giá nhân sự.
  • Tổ chức triển khai, giám sát thực hiện chính sách nhân sự, nội quy của công ty.
  • Phát triển, đào tạo đội ngũ kế thừa cho bộ khung quản lý của nhà hàng.
  • Phối hợp với Bộ phận điều hành và Phòng Nhân sự xây dựng và hoàn thiện giáo trình huấn luyện cho nhân viên trong chuỗi.
  • Quản lý hiệu suất các cửa hàng .
  • Thực hiện ghi nhận công lao và khen thưởng động viên cho các cửa hàng có thành tích xuất sắc trong khu vực quản lý.
  • Đảm bảo công tác an ninh trong nhà hàng đạt hiệu quả cao.

6. Quản lý tài sản, hàng hóa:

  • Theo dõi và điều chỉnh định mức sử dụng, định mức tồn kho tối thiểu.
  • Theo dõi việc mua hàng hoá theo định mức tồn kho tối thiểu.
  • Theo dõi việc sử dụng tài sản, máy móc định kỳ hàng tháng.
  • Tổ chức việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành các loại máy móc thiết bị trong nhà hàng.
  • Chịu trách nhiệm về việc đổi mới trang thiết bị, tài sản của các bộ phận trong nhà hàng.
  • Ký duyệt các yêu cầu về mua hàng, sữa chữa theo định mức đã được duyệt theo yêu cầu sữa chữa tại các nhà hàng, cơ sở thuộc phạm vi trách nhiệm.

Yêu Cầu Công Việc

1. Yêu cầu kỹ năng chuyên môn

  • Có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ; tối thiểu phải có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực.
  • Có khả năng phân tích, lập kế hoạch, chiến lược phát triển cho nhà hàng, tính toán số liệu chính xác và ghi chép cẩn thận, rõ ràng.
  • Am hiểu về các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L).
  • Có khả năng lãnh đạo tốt, điều phối, tổ chức công việc một cách khoa học và hiệu quả; có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể cao; chủ động trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, có ý tưởng sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của Công ty.
  • Có khả năng giao tiếp tốt, biết phối hợp và hợp tác với các đồng nghiệp.
  • Có hiểu biết tốt về máy móc và các trang thiết bị nhà hàng.
  • Có kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và một số thủ tục về hành chính/pháp lý.
  • Có trách nhiệm, luôn là tấm gương mẫu mực cho đồng nghiệp và nhân viên tôn trọng, noi theo.
  • Trung thực, tự tin, óc nhận định và phán đoán tốt, có sự nhạy bén trong công việc và tầm bao quát trong suy nghĩ và hành động.
  • Thành thạo kỹ năng vi tính văn phòng: Word, Excel, Powerpoint, Email.

2. Yêu cầu về trình độ văn hóa

  • Tốt nghiệp Cao Đẳng/ Đại Học trở lên
  • Bằng cấp khác: Chứng chỉ quản lý nhà hàng – khách sạn.
  • Giao tiếp Tiếng Anh lưu loát.
  • Độ tuổi : từ 30 – 40

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Cao đẳng
  • Độ tuổi: 30 - 35
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Công việc của Quản lý tòa nhà là gì?

Quản lý tòa nhà (Property Manager) là một cá nhân được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tòa nhà khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tòa nhà.

Mô tả công việc của Quản lý tòa nhà 

Với trọng trách thực hiện giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị hoạt động bất động sản, một Quản lý tòa nhà sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

  • Quản lý tất cả các khía cạnh của tài sản được giao
  • Thiết kế kế hoạch kinh doanh cho các tài sản được giao phù hợp với từng khách hàng
  • Thực hiện kiểm tra, sắp xếp và bảo trì để đáp ứng những tiêu chuẩn
  • Duy trì mối quan hệ tích cực, hiệu quả với người thuê bất động sản
  • Đàm phán hợp đồng thuê/hợp đồng với các nhà thầu một cách kịp thời và đáng tin cậy
  • Quảng cáo và tiếp thị các không gian trống để thu hút khách thuê
  • Thu thập các khoản phí phải thu và xử lý chi phí hoạt động
  • Phát triển và quản lý ngân sách hàng năm bằng cách dự báo các yêu cầu và phân tích phương sai, dữ liệu, xu hướng
  • Hoàn thành mục tiêu tài chính và báo cáo định kỳ về hiệu quả tài chính

Quản lý tòa nhà có mức lương bao nhiêu?

156 - 208 triệu /năm
Tổng lương
144 - 192 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 16 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 208 triệu

/năm
156 M
208 M
104 M 455 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản lý tòa nhà

Tìm hiểu cách trở thành Quản lý tòa nhà, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Quản lý tòa nhà
156 - 208 triệu/năm
Quản lý tòa nhà

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý tòa nhà?

Yêu cầu tuyển dụng Quản lý tòa nhà 

Property Manager muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc cần có những kỹ năng cơ bản và nâng cao nhất định. Vậy nên một Quản lý tòa nhà tốt nên nắm chắc trong tay những kỹ năng sau:

Kiến thức chuyên môn

Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên Property Manager đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kinh tế,...
  • Kinh nghiệm làm việc trong vị trí quản lý tài sản.

Am hiểu về những quy tắc và quản lý tài sản

Là một người Property Manager chuyên về quản lý toà nhà thì bạn cần phải am hiểu sâu rộng về công việc này. Đương nhiên bạn cần phải thể hiện mình là một người chuyên nghiệp có đầy đủ những kiến thức cần thiết.

Kỹ năng máy tính, cơ sở dữ liệu

Kỹ năng máy tính (MS Office), làm việc với cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý, phân tích, thống kê sẽ giúp nhà quản lý toà nhà đơn giản hoá quá trình xử lý, đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hãy trau dồi kỹ năng công nghệ thật tốt để ứng dụng vào công việc đạt hiệu quả cao nhé.

Nhanh nhạy, hiểu tâm lý chủ tài sản và người thuê

Quản lý toà nhà là người làm việc trung gian, cam kết quản lý tốt tài sản của khách hàng bằng cách cho những người có nhu cầu sử dụng thuê lại. Bạn cần phải hiểu về tâm lý của khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu và phục vụ kịp thời, khiến cho khách hàng hài lòng. Có thể nói đối với công việc này thì hiểu được tâm lý khách hàng chính là một nghệ thuật. Để làm được điều này bạn cần phải để ý, trò chuyện và giao tiếp với khách hàng nhiều hơn.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình giúp Property Manager tiếp cận, kết nối, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với chủ tài sản và khách thuê tài sản. Bạn sẽ phải đàm phán giá cả và hợp đồng với khách thuê nhà. Để được một giá thuận lợi nhất mà vẫn phải đảm bảo cả hai bên đều có lợi thì bạn cần phải có kỹ năng này. Đương nhiên với kỹ năng này bạn có thể học và rèn luyện nhiều hơn.

Lộ trình thăng tiến của Quản lý tòa nhà 

Mức lương bình quân của Quản lý tòa nhà có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 3 năm đầu tiên: Quản lý tòa nhà 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Quản lý tòa nhà.  Vị trí này bắt đầu sau khi ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân về Bất động sản, Kinh tế,... Quản lý tòa nhà sẽ có vai trò cơ bản, thực hiện các nhiệm vụ quản lý hàng ngày như bảo trì, sửa chữa, liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý Tòa nhà cấp cao

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3-4 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên Quản lý Tòa nhà cấp cao. Bạn sẽ đảm nhiệm quản lý tòa nhà lớn hoặc nhiều tòa nhà, chịu trách nhiệm về các quyết định lớn hơn như chiến lược kinh doanh, đàm phán hợp đồng và quản lý nhóm. Vị trí này yêu cầu bạn phải hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và quy trình của từng tòa nhà và kỹ năng lãnh đạo hơn.

Từ 5 - 7 năm: Quản lý Khu vực 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý Khu vực, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ của bạn sẽ lớn hơn đối với việc quản lý một khu vực hoặc một số dự án tòa nhà trong một khu vực cụ thể. Bạn sẽ thường đảm nhận trách nhiệm quản lý một lượng lớn tài sản bất động sản.

Từ 7 - 9 năm: Giám đốc Quản lý tòa nhà

Đây là vị trí cao cao cấp mà bất kì bạn Property Manager nào cũng muốn hướng đến. Giám đốc Quản lý tòa nhà là người chịu trách nhiệm quản lý nhiều dự án và tòa nhà cùng một lúc. Có thể tham gia vào quyết định chiến lược của công ty về bất động sản. Các nhiệm vụ có thể khác nhau tùy theo vị trí phân bổ của từng tòa nhà, nhưng một số vai trò cốt lõi bao gồm: lập chiến lược, đưa ra quyết định và giám sát nhân viên,...

Tìm việc theo nghề nghiệp