![Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank](https://1900.com.vn/storage/uploads/companies/logo/8/lg-1690874569.jpg)
![Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank](https://1900.com.vn/storage/uploads/companies/logo/8/lg-1690874569.jpg)
![Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank](https://1900.com.vn/storage/uploads/companies/logo/8/lg-1690874569.jpg)
Phúc lợi
- Chế độ thưởng
- Đào tạo
Mô tả Công việc
- Lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch kinh doanh của cá nhân. Tập trung vào các sản phẩm mục tiêu trong giai đoạn tập sự như: Ngân hàng số, Tài khoản, Bảo hiểm, Huy động, VietQR, thẻ ghi nợ... Bán chéo các sản phẩm có rủi ro như: Trái phiếu, Cho vay, thẻ tín dụng...
- Thực hiện bán hàng theo các chương trình, chiến dịch và định hướng kinh doanh của Khối KHCN/Chi nhánh từng thời kỳ.
- Quản lý danh mục khách hàng được phân giao. Thực hiện khai thác sâu và bán chéo các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới
- Thực hiện chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán
- Triển khai các chương trình thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ KHCN và sự hài lòng của khách hàng
- Tham gia và hoàn thành các chương trình đào tạo dành cho Tập sự, thực hiện các công việc khác theo phân công của Cán bộ quản lý trực tiếp
Quyền lợi:
1. Phát triển nghề nghiệp:
- Trải nghiệm quy trình tuyển dụng nhanh gọn, ứng viên chỉ tham dự phỏng vấn duy nhất 1 vòng và được nhận kết quả phỏng vấn trong vòng 24h kể từ lúc phỏng vấn.
- Được đào tạo kèm cặp trực tiếp từ các CBNV có kinh nghiệm lâu năm.
- Lựa chọn địa điểm làm việc phù hợp với lộ trình của bản thân với hơn 300 đơn vị trên toàn quốc.
- Lộ trình rõ ràng trở thành Chuyên viên chính thức.
2. Lương:
- 2.500.000 - 15.000.000 VNĐ, theo năng suất lao động.
Yêu Cầu Công Việc
- Sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp các trường Đại họ đang theo học các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế..v..v.
- Hiểu biết chung về ngành tài chính - ngân hàng; khách hàng; các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; biết cách áp dụng các hiểu biết này trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
- Thành thạo tin học văn phòng (word, excel, outlook…)
- Kỹ năng bán hàng, giao tiếp tốt
Ứng viên vui lòng gửi CV theo mẫu hồ sơ ứng tuyển của MB.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: 2,5 Tr - 15 Tr VND
![Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank](https://1900.com.vn/storage/uploads/companies/logo/8/lg-1690874569.jpg)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank là ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. MB Bank được thành lập vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, với số vốn điều lệ ban đầu lúc mới thành lập chỉ 20 tỷ đồng cùng với 25 cán bộ nhân viên.
Trải qua gần 25 năm xây dựng và trưởng thành, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam & nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ). Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, MB đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. MB có các hoạt động dịch vụ và sản phẩm đa dạng trên nền tảng quản trị rủi ro vượt trội, hạ tầng CNTT hiện đại, phát triển mạnh mẽ mở rộng hoạt động trên các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống của một NHTM. Sau hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay MB được đánh giá là một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, có uy tín cao.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm nhóm cho nhân viên MB Bank
- Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Team Building
- Thể dục thể thao
Lịch sử thành lập
- Vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thức khai trương với 25 cán bộ nhân viên và vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
- Năm 2000, MB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân Đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBAMC).
- Năm 2003, MB triển khai cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực
- Năm 2004, trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
- MB tiếp tục đạt những bước phát triển quan trọng như ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel, đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank, thành lập công ty quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty CP Quản lý quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân Đội MB Capital), triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ).
- Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
- Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 247
- Nawm 2010, khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài tại Lào
- Ngày 1/11/2011, MB thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX), khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài tại Campuchia trong cùng năm.
- Năm 2019, MB nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10 và ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
- Năm 2020, MB được vinh danh là "Ngân hàng Tiêu biểu Việt Nam"
- Năm 2021, nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á"
Mission
Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng
Review MB Bank
Ko toxic, chế độ lương thưởng private, ko quá can lộ lộ như big4
MB chỉ kinh khủng nếu bạn làm vendor cho MB thôi, thường người MB chỉ chơi với người MB, chứ họ ko thích chia sẻ kiến thức hoặc trao đổi với bên thứ 3 (FB)
DN chuyển đổi số, tập trung mảng CNTT, Dữ liệu nên có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, ML/AI
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giám đốc dịch vụ khách hàng là gì?
1. Giám đốc dịch vụ khách hàng là gì?
Giám đốc dịch vụ khách hàng là người quản lý, điều phối bộ phận chăm sóc khách hàng thực hiện kế hoạch, chiến lược chào mời đối tác, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng để hai bên cùng hợp tác phát triển cùng có lợi. Thông thường, giám đốc dịch vụ khách hàng sẽ trực tiếp lên và phát triển kế hoạch đó dựa theo ngân sách có thể chi của doanh nghiệp để đa dạng mối quan hệ khách hàng. Người làm vị trí này còn có vai trò tích cực trong chương trình kinh doanh của đơn vị đang làm việc.
2. Mức lương và mô tả công việc của Giám đốc dịch vụ khách hàng hiện nay
Mức lương của Giám đốc dịch vụ khách hàng hiện nay
Giám đốc dịch vụ khách hàng (CSĐ) là người đứng đầu bộ phận dịch vụ khách hàng (CSKH) trong một tổ chức, chịu trách nhiệm quản lý và điều phối toàn bộ hoạt động CSKH nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mức lường từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng.
Vị trí | Kinh nghiệm | Mức lương (đồng/tháng) |
Nhân viên chăm sóc khách hàng | 1 - 3 năm | 8.000.000 - 12.000.000 |
Chuyên viên hỗ trợ chăm sóc khách hàng | 3 - 4 năm | 12.000.000 - 18.000.000 |
Quản lý dịch vụ khách hàng | 4 - 6 năm | 18.000.000 - 30.000.000 |
Giám đốc dịch vụ khách hàng | Trên 6 năm | 30.000.000 - 40.000.000 |
Mô tả công việc của một Giám đốc dịch vụ khách hàng
Phụ trách mảng doanh số
Người lãnh đạo bộ phận dịch vụ khách hàng luôn phải tìm tòi và nắm bắt xu hướng kinh doanh để phát triển bộ máy doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Họ là người ra quyết định, tổ chức chiến lược và kết hợp với bộ phận khác để cùng vận hành quy trình dịch vụ kết nối khách hàng tốt nhất.
Phối hợp với bộ phận khác để công tác chăm sóc khách hàng diễn ra thuận lợi
Trong quá trình chăm sóc khách hàng, bạn không thể tránh khỏi các câu hỏi chuyên sâu hay những khía cạnh khác của sản phẩm. Không phải câu hỏi nào bạn cũng giải đáp được, vì thế bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ, trợ giúp của các bộ phận chuyên môn khác.
Mỗi bộ phận đều là mắt xích quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc. Và mỗi bộ phận có vai trò, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều phải liên hệ chặt chẽ với nhau để mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Để dịch vụ chăm sóc khách hàng thêm chất lượng thì việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận là rất hữu ích.
Xử lý vấn đề phát sinh bất thường
Dù kế hoạch chi tiết và cẩn trọng đến đâu thì cũng rất khó tránh khỏi những vấn đề nảy sinh nằm ngoài dự tính. Do đó, Giám đốc dịch vụ khách hàng luôn phải nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất để mang đến sự hài lòng tuyệt đối đến người dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu người đi đầu không có cái nhìn bao quát để tìm ra nguyên nhân của vấn đề phát sinh và giải quyết, thì việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ về sau sẽ rất khó khăn. Một người lãnh đạo phải đủ thông suốt trong việc nhìn nhận thị trường, luôn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng và cả nhân viên để đưa ra các kế hoạch khả thi nhất.
3. Giám đốc dịch vụ khách hàng Tiếng Anh là gì?
Giám đốc dịch vụ khách hàng Tiếng Anh là Account Director, là người chuyên chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Là điểm liên lạc cao cấp cho khách hàng của cơ quan, Giám đốc dịch vụ khách hàng cũng điều phối các nguồn lực cần thiết cho các dự án dịch vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động chiến lược và cân bằng kỳ vọng của khách hàng với việc thực hiện công việc sáng tạo.
Thông thường thì giám đốc dịch vụ khách hàng sẽ được lên kế hoạch cho các chiến dịch. Sau đó, họ sẽ phát triển các kế hoạch ấy dựa trên ngân sách chi một phần của công ty để phát triển đa dạng hơn các mạng lưới đối tượng khách hàng. Đồng thời, giám đốc dịch vụ khách hàng còn đóng vai trò tích cực trong chương trình kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.
4. Nhứng yếu tố tạo nên một dịch vụ khách hàng hoàn hảo bạn cần biết
Để xây dựng dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, chủ shop nên chú ý 6 yếu tố dưới đây:
Hiểu rõ về sản phẩm của shop
Việc nắm bắt kiến thức sản phẩm giúp shop tư vấn mặt hàng đến người tiêu dùng dễ dàng. Đồng thời, khi hiểu sản phẩm còn giúp nhân viên nâng cao sự nhiệt tình trong lúc tư vấn sản phẩm cho người mua. Điều này giúp shop nhận được sự tin tưởng, hài lòng từ khách hàng, quá đó tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng nhanh chóng.
Thái độ nhân viên
Thái độ nhân viên chính là yếu tố quyết định để người mua đánh giá dịch vụ hỗ trợ khách hàng có tốt hay không. Theo đó, shop nên đào tạo nhân viên có thái độ tích cực, thân thiện và am hiểu sản phẩm để tư vấn hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp shop “ghi điểm” trong mắt khách hàng, từ đó dễ chốt đơn hơn.
Khả năng giải quyết vấn đề
Shop hãy luôn bình tĩnh trong mọi tình huống, khi có vấn đề phát sinh thì hãy là bên ngỏ lời xin lỗi trước để tạo thiện cảm với khách hàng. Đồng thời, tích cực hỗ trợ giải quyết vấn đề để khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp, tận tâm của shop. Nhờ đó, khách hàng có được trải nghiệm tích cực, đáng nhớ và lựa chọn shop cho lần mua sắm tiếp theo.
Lắng nghe khách hàng
Lắng nghe khách hàng giúp shop hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó, shop có thể phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng sự hài lòng của khách hàng. Điều này giúp shop giảm tỷ lệ khách hàng rời đi, cải thiện lòng trung thành của họ, từ đó gia tăng cơ hội bán hàng hiệu quả.
Ghi nhớ khách hàng và tặng quà tri ân vào dịp đặc biệt
Ghi nhớ khách hàng cũng là một yếu tố không thể thiếu khi xây dựng dịch vụ khách hàng. Việc shop ghi nhớ tên, sinh nhật, sở thích,... của khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy thực sự được quan tâm. Đồng thời, dựa trên những thông tin đó shop có thể gửi quà tri ân (sản phẩm, voucher giảm giá,...) để “tăng điểm” trong mắt khách hàng nhé.
Chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi là “tuyệt chiêu” kích thích nhu cầu mua sắm hiệu quả, đánh vào tâm lý không thể bỏ lỡ của khách hàng khi đứng trước một deal hời. Khách hàng không chỉ mua được sản phẩm với mức giá tốt, mà shop còn cải thiện doanh thu, lợi nhuận và giải quyết được vấn đề tồn kho. Một số chương trình khuyến mãi mà chủ shop có thể tham khảo như giảm giá sản phẩm, tặng hàng dùng thử, tặng mã giảm giá cho lần mua sau,...
Đặc biệt, với shop kinh doanh online có thể tạo mã freeship hoặc giảm giá vận chuyển để thu hút người mua. Để áp dụng ý tưởng freeship hoặc giảm giá vận chuyển hiệu quả, shop đừng quên lựa chọn đơn vị giao hàng uy tín, chuyên nghiệp và có mức phí hợp lý.
5. Tố chất cần có của Giám đốc dịch vụ khách hàng
Ngoài việc thành thạo kỹ năng thì Giám đốc dịch vụ khách hàng còn phải sở hữu các tố chất quan trọng như:
- Có khả năng phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu liên quan đến hiệu suất dịch vụ khách hàng là rất quan trọng. Giám đốc dịch vụ khách hàng cần có kỹ năng phân tích để hiểu và sử dụng các dữ liệu như chỉ số hiệu suất, phản hồi của khách hàng và các xu hướng dịch vụ để đưa ra các biện pháp cải thiện. Kỹ năng phân tích dữ liệu bao gồm khả năng sử dụng các công cụ phân tích, đọc và diễn giải các báo cáo, và rút ra các kết luận để cải thiện quy trình và dịch vụ. Việc sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả giúp đưa ra các quyết định chính xác và cải thiện các hoạt động của bộ phận.
- Biết cách lắng nghe khách hàng: Khả năng lắng nghe giúp Giám đốc dịch vụ khách hàng hiểu được các nhu cầu của khách hàng và khiến họ hài lòng nhất.
- Thấu hiểu tâm lý: Mỗi khách hàng đều có những yêu cầu rất khác nhau. Chỉ khi thực sự hiểu được mong muốn của họ bạn mới có thể làm họ cảm thấy thỏa mãn.
- Tinh thần học hỏi: Vốn kiến thức rộng lớn chính là vũ khí lợi hại để Giám đốc dịch vụ khách hàng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
- Kiên nhẫn, có thể làm chủ cảm xúc: Giám đốc dịch vụ khách hàng giống như đại sứ đại diện cho hình ảnh của công ty. Vì vậy, họ không thể dễ nổi nóng hay mất bình tĩnh khi làm việc cùng khách hàng.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên dịch vụ khách hàng mới nhất
Việc làm Trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng đang tuyển dụng
Việc làm Giám đốc Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp thu nhập cao
Việc làm Giám đốc dịch vụ khách hàng
Giám đốc dịch vụ khách hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
234 - 390 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám đốc dịch vụ khách hàng
Tìm hiểu cách trở thành Giám đốc dịch vụ khách hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc dịch vụ khách hàng?
Yêu cầu tuyển dụng của một Giám đốc dịch vụ khách hàng
Về trình độ học vấn
Hầu hết các giám đốc dịch vụ khách hàng đều cần có bằng cử nhân, mặc dù một số người còn có cả bằng thạc sĩ. Yêu cầu về trình độ học vấn có yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn đối với các ứng viên có kinh nghiệm làm việc đáng kể. Các khóa học về luật kinh doanh, quản lý, kinh tế, kế toán, tài chính, toán học, tiếp thị và thống kê là một điểm cộng đối với những ai đã từng học các vị trí này.
Đối với các vị trí quản lý, một số nhà tuyển dụng thích bằng cử nhân về quảng cáo hoặc báo chí. Một khóa học liên quan có thể bao gồm các lớp về tiếp thị, hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường, bán hàng, phương pháp truyền thông và công nghệ, nghệ thuật thị giác, lịch sử nghệ thuật và nhiếp ảnh.
Ví dụ: các khóa học về khoa học máy tính rất hữu ích trong việc phát triển cách tiếp cận để tối đa hóa lưu lượng truy cập trực tuyến, bằng cách sử dụng kết quả tìm kiếm trực tuyến, vì tối đa hóa lưu lượng truy cập như vậy là rất quan trọng cho việc tiếp cận khách hàng và các đối tượng tiềm năng.
Về trình độ chuyên môn
- Kinh nghiệm làm việc thường được yêu cầu cho một người nào đó để trở thành một Giám đốc dịch vụ khách hàng. Thời hạn ưu tiên khác nhau, nhưng nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có ít nhất 1 đến 5 năm kinh nghiệm trong bán hàng, từng làm Quản lý hoặc Trưởng phòng dịch vụ khách hàng hay những vị trí liên quan. Bên cạnh đó, bạn phải có kinh nghiệm quản lý khách hàng chuyên về lĩnh vực Truyền thông và hiểu biết trung gian về các ngành kỹ thuật số (sáng tạo, công nghệ, trải nghiệm người dùng, chiến lược).
- Hơn nữa, người làm Giám đốc dịch vụ khách hàng phải biết giao tiếp thuần thục, thành thạo bằng Tiếng Anh, điều này đặc biệt quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động với phạm vi toàn miền Bắc. Đồng thời, bạn cần phải biết kỹ năng Microsoft Office nâng cao, đặc biệt là Powerpoint và Excel.
Về các kỹ năng mềm cần thiết
- Khả năng quản lý nhóm hiệu quả: Kỹ năng quản lý dự án tuyệt vời, có thể quản lý nhiều dự án và sáng kiến của khách hàng. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng trong quản lý quan hệ khách hàng chuyên nghiệp.
- Kỹ năng phân tích: Người giữ chức vụ Giám đốc dịch vụ khách hàng phải thu thập và giải thích các dữ liệu phức tạp để nhắm mục tiêu vào các đối tượng và nhóm nhân khẩu học tiềm năng để xác định chiến lược bán hàng hiệu quả nhất. Đồng thời, họ cần có khả năng có khả năng phân tích xu hướng của ngành để xác định các chiến lược hứa hẹn nhất cho tổ chức của họ.
- Kỹ năng giao tiếp: Giám đốc dịch vụ khách hàng cần phải làm việc với đồng nghiệp và khách hàng, vì vậy họ phải có khả năng giao tiếp rõ ràng. Người quản lý phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với một nhóm dựa trên rộng bao gồm các nhà quản lý hoặc nhân viên khác trong quá trình quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị. Họ cũng phải có khả năng giao tiếp thuyết phục với công chúng. Khi giúp bán hàng, người quản lý phải lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Lộ trình thăng tiến của Giám đốc dịch vụ khách hàng:
1. Thực tập sinh chăm sóc khách hàng
Mức lương: 1,5 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Vị trí thực tập sinh chăm sóc khách hàng (Customer Service Intern) là một bước quan trọng giúp bạn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng. Với vị trí thực tập sinh bạn sẽ được làm quen với công việc và học hỏi những kỹ năng, kiến thức cơ bản.
2. Nhân viên chăm sóc khách hàng
Mức lương: 7 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Đánh giá: Vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt. Dù có những áp lực và thách thức, nhưng đây cũng là một công việc mang lại nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng và thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn yêu thích giao tiếp và giúp đỡ người khác, vị trí này có thể là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
3. Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng
Mức lương: 11 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 5 năm
Đánh giá: Khi bạn có kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo, bạn có thể thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng. Với vai trò này, bạn sẽ quản lý và hướng dẫn nhóm nhân viên Chăm sóc khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu suất làm việc của nhóm. Người đảm nhận vị trí này không chỉ chịu trách nhiệm giám sát và hỗ trợ các nhân viên chăm sóc khách hàng mà còn đảm bảo rằng các mục tiêu dịch vụ khách hàng của công ty được đạt được và duy trì chất lượng cao.
Vị trí Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng là một vai trò đầy thách thức nhưng cũng rất rewarding (đem lại nhiều phần thưởng). Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ năng lãnh đạo, và khả năng giải quyết vấn đề xuất sắc
4. Giám đốc dịch vụ khách hàng
Mức lương: 18 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 5 - 10 năm
Đánh giá: Đây là vị trí cao nhất trong lĩnh vực Chăm sóc khách hàng. Với vai trò này, bạn sẽ định hướng chiến lược toàn diện cho việc quản lý và phát triển dịch vụ khách hàng của công ty. Nếu bạn có khả năng lãnh đạo xuất sắc, đam mê với dịch vụ khách hàng và sẵn sàng đối mặt với các thách thức, đây có thể là vị trí lý tưởng để bạn phát triển sự nghiệp.
5 bước giúp Nhân viên chăm sóc khách hàng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Hoàn thành tốt công việc
Hoàn thành tốt và đạt chất lượng cao những công việc đang đảm nhiệm là một trong những cơ sở quan trọng để sếp có thể đánh giá năng lực làm việc của bạn. Hãy tận dụng tootis đa các kiến thức và kỹ năng để làm việc được giao ở hiện tại thật tốt. Khi đạt hiệu quả công việc, bạn sẽ được cấp trên công nhận và giao phó những công việc quan trọng hơn.
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Với công việc chăm sóc khách hàng bạn cần hiểu rõ về tâm lý khách hàng, cách tư vấn... chuyên môn tốt sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Có kiến thức sâu rộng khi nói chuyện với khách hàng bạn sẽ có tâm thế chủ động, tự tin.
Thái độ làm việc tích cực, học hỏi
"Thái độ hơn trình độ" là một câu nói phổ biến thường được nghe khi đi làm, bất cứ kiến thức hay kỹ năng nào đều cần được học hỏi và trau dồi mới có được. Với một thái độ tích cực và luôn học hỏi bạn sẽ nâng cao trình độ và sớm có thăng tiến.
Nắm bắt cơ hội
Tận dụng mọi cơ hội trong quá trình làm việc là điều bạn nên làm. Đặc biệt khi công ty tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, hãy tham gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, khi cơ hội xuất hiện, bạn cần biết cách nắm bắt. Đừng ngần ngại nếu đồng nghiệp hay cấp trên cần sự hỗ trợ từ bạn. Không có gì là điều không thể làm được, chỉ cần bạn có sự kiên trì tìm hiểu, nghiên cứu và dành thời gian học hỏi, chắc chắn bạn sẽ hỗ trợ mọi người giải quyết mọi thứ một cách hoàn hảo.
Xây dựng các mối quan hệ
Các mối quan hệ sẽ là một yếu tố giúp bạn có những nguồn thông tin hay các cơ hội mới. Quan hệ không bao giờ thừa, đặc biệt trong môi trường công sở. Khi giữ được quan hệ tích cực lành mạnh với đồng nghiệp công việc của bạn sẽ có thể nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình hơn.
Xem thêm:
Việc làm Giám đốc dịch vụ khách hàng
Việc làm Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng