Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
1. Tổ chức triển khai công việc (dự án, vận hành, hỗ trợ..) theo kế hoạch được phê duyệt liên quan tới mảng Cloud:
- Quản lý vận hành, giám sát hạ tầng Cloud
- Tổ chức triển khai công việc/dự án theo kế hoạch được duyệt.
- Xây dựng kiến trúc và lộ trình tổng thể cho hạ tầng Cloud đáp ứng các yêu cầu hiện tại và nhu cầu tăng trưởng dịch vụ và phát triển kinh doanh của ngân hàng.
- Xây dựng, triển khai, duy trì và kiểm thử định kỳ BCP/DRP cho các ứng dụng, dịch vụ trọng yếu của ngân hàng, đáp ứng các yêu cầu tuân thủ của ngân hàng nhà nước và các tổ chức quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các yêu cầu tuân thủ đối cho những hạng mục liên quan đến hạ tầng Cloud từ cả bên trong và bên ngoài MSB.
2. Kiểm soát rủi ro:
- Thiết lập và xây dựng các chính sách Quản trị hệ thống và Giám sát hạ tầng Cloud để đảm bảo việc quản lý rủi ro một cách hiệu quả
- Xác định, giám sát và thực hiện kiểm soát để giảm thiểu rủi ro hoạt động đối với hạ tầng, dữ liệu
- Đảm bảo các thành viên trong nhóm tuân thủ các chính sách và quy trình đã được phê duyệt của MSB và những yêu cầu pháp lý có liên quan khác.
- Nhận diện các rủi ro liên quan đến hạ tầng, dữ liệu;
3. Quản lý ngân sách và nguồn lực
- CAPEX: Đảm bảo triển khai các dự án nằm trong ngân sách đã phê duyệt
- OPEX: Đảm bảo triển khai các hợp đồng bảo trì nằm trong ngân sách đã được phê duyệt
- PRODUCTIVITY: Đảm bảo hoàn thành tiết kiệm chi phí cho các chỉ tiêu được giao
- PEOPLE:
- Xây dựng kế hoạch và đảm bảo nguồn lực đầy đủ, đáp ứng cho các yêu cầu công việc, triển khai dự án
4. Xây dựng và cải tiến quy trình, quy định, tiêu chuẩn, chính sách và hướng dẫn công việc:
- Xây dựng quy trình, quy định, tiêu chuẩn, chính sách và hướng dẫn phục vụ công việc của Trung tâm. Định kỳ rà soát hiệu quả và cải tiến để nâng cao chất lượng.
- Xác định, tổ chức triển khai các sáng kiến để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giảm chi phí hoặc tăng hiệu suất/hiệu quả công việc.
- Triển khai và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào việc quản trị vận hành và an ninh thông tin như COBIT, ISO, PCI-DSS...
5. Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm:
- Nghiên cứu, tư vấn cho Giám đốc Trung tâm về các tiêu chuẩn, xu thế và giải pháp Công nghệ mới
6. Các nhiệm vụ khác được giao.
Yêu Cầu Công Việc
1. Trình độ:
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ (Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Thông tin truyền thông …). Có bằng thạc sỹ của một trong các ngành trên là lợi thế
- Ngoại ngữ: Cấp độ 3 (Toeic 450-650 hoặc tương đương) - Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh Khá
2. Kinh nghiệm:
- Kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu: 3 năm trong lĩnh vực Thiết kế hạ tầng, ứng dụng trên môi trường Cloud
3. Kiến thức
- Kiến thức chung:
- Hiểu về nhu cầu nghiệp vụ
- Kiến trúc và xây dựng các giải pháp IaaS và PaaS
- Các mẫu thiết kế phần mềm (microservices, messaging, distributed architecturesn)
- Hệ điều hành
- Dữ liệu
- Mạng
- Bảo mật
- Hiểu và phương pháp Agile/Scrum là 1 lợi thế
- Khái niệm, công cụ tích hợp liên tục là 1 lợi thế
- Công cụ quản lý cấu hình là 1 lợi thế
- Kiến thức chuyên môn:
- Kiến thức về các lĩnh vực DevOps/SysOps/CloudOps, CI/CD
- Kiến thức về kiến trúc Serverless, MicroService, App Services:CI/CD ( AWS CodeBuild/CodeDeploy/CodePipeline), các công cụ quản lý cấu hình (Ansible, Chef, Puppet), Infrastructure as Code (AWS CloudFormation, AWS CDK), Code as Service ( AWS Lambda), API gateway, Step Fuctions...
- Kiến thức Container Orchestration (AWS EKS/AWS ECS), Messaging and queuing services (Kafka/AWS MSK/SQS/SNS, etc), Deployment Model (Blue/Green, Canary, etc..)
- Kiến thức về bảo mật (IAM MFA, STS, Cognito, Inspector, GuarduDuty, KMS…)
- Kiến thức về mạng (VPC, Route53,DX…)
- Kiến thức về lưu trữ (EFS,ELB, S3…)
- Kiến thức về Monitoring, Logging and Cost Management (CloudWatch, Trail…)
- Kiến thức về Database (RDS,DynamoDB…)
- Kiến thức về kiến trúc HA (High Avaiability, Multi Acc) , DR/BC
4. Kỹ năng/Khả năng
- Năng lực hành vi/Thái độ:
- Tinh thần trách nhiệm
- Liêm chính trong công việc
- Khả năng chủ động trong công việc
- Năng lực quản lý/lãnh đạo:
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Khả năng phát triển con người
- Khả năng lãnh đạo và tạo động lực
QUYỀN LỢI KHI GIA NHẬP MSB
1, Lương thưởng hấp dẫn:
- Mức lương cạnh tranh so với thị trường và tương xứng với năng lực, sẽ được thương lượng khi ứng viên vượt qua vòng Phỏng vấn.
- Chế độ thưởng incentive/KPI và hoa hồng hấp dẫn, chi trả theo tháng, thu nhập không giới hạn (đối với nhóm vị trí bán hàng).
- Thưởng hiệu suất cuối năm từ 2 đến 5 tháng lương trung bình của năm, tùy theo kết quả đánh giá xếp loại.
2, Chính sách phúc lợi toàn diện:
- Bảo hiểm theo quy định pháp luật và bảo hiểm nhân thọ riêng cho cán bộ nhân viên MSB.
- Các chế độ phúc lợi đa dạng: giờ làm việc linh hoạt, nghỉ mát, nghỉ sinh nhật, nghỉ khai giảng năm học cho con,...
- Có chương trình vay với lãi suất ưu đãi cho CBNV.
3, Đào tạo và thăng tiến:
- Chương trình Đào tạo chuyên sâu, bài bản theo hướng chuyển đổi (Re_skill, Up_skill, New_skill), được biên tập tùy theo từng nhóm vị trí công việc.
- Được hướng dẫn và kèm cặp tận tình bởi các lãnh đạo, quản lý trực tiếp và chuyên gia trong ngành.
- Chương trình phát triển quản lý dành cho các nhân viên có tiềm năng, giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho các vị trí quản lý và lãnh đạo trong tương lai.
- Ưu tiên tuyển dụng cấp quản lý từ nhân sự nội bộ, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
4, Môi trường làm việc chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp năng động:
- Thoải mái, thân thiện, đề cao tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau.
- Năng động, sáng tạo, khuyến khích đổi mới và học hỏi liên tục.
- Tôn trọng sự khác biệt, đề cao tinh thần làm việc nhóm và hợp tác hiệu quả.
- Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí sôi nổi, tạo môi trường làm việc gắn kết và vui vẻ.
- Nhiều năm liên tiếp được HR Asia vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" và Anphabe vinh danh "Doanh nghiệp có nguồn Nhân lực hạnh phúc".
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (viết tắt MSB hay còn được biết với thương hiệu cũ là Maritime Bank) là ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1991 tại thành phố Hải Phòng.
Trong hành trình 30 năm qua, MSB đều hướng đến một mục tiêu duy nhất là trở thành ngân hàng mà ở đó “ai cũng muốn tham gia và không ai muốn rời bỏ”, với sứ mệnh “Vì một cuộc sống thuận ích hơn” cho Khách hàng, Cán bộ nhân viên, Cổ đông và Cộng đồng Tầm nhìn và sứ mệnh đó đòi hỏi chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thiện chính mình, từ sản phẩm, con người, đến quy trình, hệ thống công nghệ để luôn hiểu rõ điều khách hàng cần tại mọi khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ, trên mọi kênh tiếp xúc và tại mọi thời điểm.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
- MSB Care cho cả CBNV và người thân
Các hoạt động ngoại khóa
- Bóng đá
- Du lịch
- Team building
- Thể thao
- Nghệ thuật
- Party
Lịch sử thành lập
- Giai đoạn 1991 - 2005, MSB liên tục tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động trong thời kỳ đầu phát triển của ngành ngân hàng
- Giai đoạn 2009 - 2010, Là đơn vị tiên phong đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản được tư vấn bởi tổ chức quốc tế Mckinsey. Kết quả, MSB trở thành ngân hàng đầu tiên ra mắt gói sản phẩm tích hợp tất cả các tiện ích thanh toán quan trọng cho khách hàng – gói tài khoản M1 đã tạo tiếng vang lớn trên thị trường tài chính – ngân hàng thời điểm đó.
- Năm 2015, Bằng việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông và mua lại Công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam (TFC), MSB gia tăng quy mô và khẳng định vị thế trên thị trường tài chính, trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về mạng lưới và vốn điều lệ đạt 11,750 tỷ VNĐ.
- Năm 2018, MSB tiếp tục tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của ngân hàng theo xu hướng phát triển của thời đại 4.0
- Ngày 15/10/2020, MSB chính thức ra mắt tính năng eKYC, nhờ đó khách hàng cá nhân đã có thể mở gói tài khoản và thẻ debit online mà không cần phải tới quầy giao dịch; 23/12/2020, 1,175 tỷ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam với mã chứng khoán MSB chính thức niêm yết trên Sàn Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh
Mission
Tại MSB, chúng tôi đã và đang chú trọng triển khai thực hành Bộ 5 Giá trị Cốt lõi bao gồm: “Trách nhiệm – Lắng nghe – Tôn trọng – Sáng tạo – Hiệu quả” trong từng hoạt động, để từ đó xây dựng một văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, thân thiện, minh bạch và hiệu suất cao tại MSB.
Review MSB
Phỏng vấn khá kĩ, có offer rất nhanh. Lương tầm tech, đóng bhxh cao hơn. Công nghệ mới hơn mấy bank kia(rv)
Môi trường quá tệ
Môi trường thân thiện hòa đồng
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên quản lý vận hành là gì?
Chuyên viên quản lý vận hành là người lập kế hoạch, tổ chức và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc chuẩn bị và giám sát các hoạt động biến các tư liệu sản xuất như lao động, thiết bị và nguyên liệu thô thành hàng hóa và dịch vụ. Các nhà quản lý vận hành làm việc để đảm bảo công ty đạt được lợi nhuận cao nhất. Họ đạt mục tiêu bằng cách cân đối cẩn thận giữa chi phí và doanh thu. Nhà quản lý hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác. Thông qua đó, tăng năng suất, sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo khách hàng hài lòng.
Mô tả công việc của Chuyên viên quản lý vận hành
Dự trù kinh phí
Dự toán tài chính trong quản lý vận hành có thể giúp doanh nghiệp hoạch định các cơ hội khác nhau ví dụ như giảm giá sản phẩm và bán sản phẩm với chi phí thấp hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các nhà quản lý đảm nhận danh mục đầu tư này phải ghi nhớ rằng tài chính không được đầu tư vào bất kỳ nhiệm vụ không hiệu quả nào. Ngoài ra, phải đảm bảo rằng phân bổ tài chính được sử dụng theo cách tốt nhất có thể để mang lại Lợi tức đầu tư (ROI) hiệu quả hơn.
Lập kế hoạch và chiến lược
Lập kế hoạch, chiến lược cho các hoạt động thường ngày là chức năng chính của quản lý vận hành. Mộta chiến lược tốt có thể giúp đáp ứng đúng thời hạn và mục tiêu sản xuất của tổ chức.
Vai trò của người quản lý vận hành là đưa ra các chiến lược và kế hoạch hiệu quả để hợp lý hóa quy trình ngay từ khi tìm nguồn cung ứng cho đến khi giao hàng để tránh những rắc rối và nhầm lẫn. Nơi các chiến lược có thể được đưa ra có thể là bán hàng, quản lý tài nguyên, thiết kế,…
Ngay từ việc tìm nguồn nguyên liệu thô cho đến lắp ráp và phân phối thiết bị, mỗi bước đều rất quan trọng. Ở bất kỳ bước nào của quy trình, nếu có bất kỳ sự chậm trễ hoặc sai lệch thì toàn bộ quy trình sẽ đi vào bế tắc vì nó phụ thuộc lẫn nhau.
Thiết kế sản phẩm
Sự chuyển đổi trong công nghệ đã trở thành một lợi ích cho các doanh nghiệp. Vì nó giúp quá trình bán hàng trở nên suôn sẻ hơn. Một trong những trách nhiệm chính của bộ phận quản lý vận hành là đảm bảo rằng sản phẩm được thiết kế tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại.
Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ hiện có trên thị trường có thể cản trở tiến độ của các sản phẩm mới. Do đó, nhà quản lý vận hành phải ghi nhớ để đưa ra một thiết kế sản phẩm hiệu quả thu hút số đông và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Dòng quy trình công việc
Phải mất một lượng công việc đáng kể để biến nỗ lực và nguồn lực của con người thành các sản phẩm khả thi. Nhà quản lý vận hành phải đảm bảo rằng nguồn nhân lực được định hướng đúng đắn để đạt được hiệu suất tối đa.
Cho dù một nhân viên có kinh nghiệm và hiểu chuyên môn đến đâu thì việc giao cho họ nhiệm vụ phù hợp là trách nhiệm của người quản lý vận hành. Người quản lý phải xác định nhân tố nào có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Một điều khác mà nhà quản lý vận hành phải chú ý đến là đảm bảo chất lượng. Người tiêu dùng thời hiện đại quan tâm đến chất lượng của sản phẩm hơn là giá cả. Do đó, người quản lý vận hành phải đảm bảo rằng sản phẩm đạt chất lượng hàng đầu.
Chất lượng là một trong những khía cạnh chính của sản phẩm và nó quyết định giá trị thương hiệu. Người quản lý vận hành phải đưa sản phẩm đã phát triển qua các quy trình và kịch bản thử nghiệm khác nhau để đảm bảo rằng sản phẩm chịu được thử thách của thời gian và các môi trường/bối cảnh khác nhau.
Chuyên viên quản lý vận hành có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
208 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên quản lý vận hành
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên quản lý vận hành, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên quản lý vận hành?
Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên Quản lý vận hành
Yêu cầu về trình độ
Đây là công việc đòi hỏi ở một Chuyên viên quản lý vận hành cần hiểu rõ, thông thạo các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu, đánh giá năng lực của các bộ phận chứ không chỉ là cá nhân.Theo sát tình hình kinh doanh của các đối thủ, từ đó vẽ ra chiến lược nâng tầm doanh thu cho doanh nghiệp. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc các ngành về tài chính ngân hàng sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo: Sứ mệnh của vị trí chuyên viên quản lý vận hành cũng tương đương với trưởng phòng vì họ là người dẫn dắt và truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên cấp dưới. Do đó, chuyên viên quản lý vận hành luôn phải có kỹ năng quản lý nhân sự và chỉ đạo công việc hợp lý. Cụ thể là đưa ra các mục tiêu rõ ràng cho bộ phận nhân viên, giúp phòng ban phát triển mang lại nhiều giá trị cho công ty.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của chuyên viên quản lý vận hành, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là chuyên viên quản lý vận hành, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp tốt chính là chìa khóa giúp cho mỗi người mở ra nhiều cánh cửa cơ hội. Đặc biệt ở vị trí chuyên viên quản lý vận hành, khả năng giao tiếp là rất cần thiết bởi vì họ luôn phải gặp gỡ, giao lưu với khách hàng, chưa kể đến việc đề xuất ý kiến với cấp trên. Do đó, khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng kết nối và tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết.
- Kỹ năng lắng nghe: Nắm vững kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc chuyên viên quản lý vận hành sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Thậm chí có thể chứng kiến nhiều sự việc bất ngờ ta không tin kịp nghĩ đến. Đặc thù của của chuyên viên quản lý vận hành là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc. Đặc biệt, không được để tìm huống khẩn cấp làm ảnh hưởng đến tinh thần của mình.
- Tỉ mỉ, siêng năng: Tỉ mỉ, siêng năng là một trong những tố chất cần có của một chuyên viên quản lý vận hành. Khi làm công việc này, bạn phải thường xuyên theo dõi các diễn biến các số liệu, chiến lược từ đó mới dễ dàng phát hiện ra những thay đổi nhỏ và đưa ra cách xử lý kịp thời cho những tình huống đó.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề kinh doanh nói chung, làm chuyên viên quản lý vận hành nói riêng cần phải có. Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho điều dưỡng tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.
- Là một người giỏi tính toán: Thường xuyên phải làm việc với những con số giúp bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, có khi còn xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy bạn cần phải tỉnh táo để đối phó với chúng một cách tốt nhất. Nếu sở hữu khả năng nhạy bén và tính toán tốt bạn sẽ chẳng ngại gì những con số này nữa, dù là trị giá nhỏ hay lớn bạn đều có thể kiểm soát được hết.
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên quản lý vận hành
Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh vận hành có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh vận hành
Mức lương: 3 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh vận hành là người tham gia vào các hoạt động và quy trình liên quan đến vận hành và quản lý hoạt động của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của bạn bao gồm hỗ trợ quản lý hoạt động hàng ngày, tham gia vào quy trình vận hành, thu thập và phân tích dữ liệu, hỗ trợ phát triển khai các dự án và học hỏi và phát hiện phát triển kỹ năng.
>> Đánh giá: Đây là một cơ hội quan trọng để các sinh viên và người mới tốt nghiệp có thể học hỏi và trải nghiệm công việc thực tế trong lĩnh vực vận hành của các doanh nghiệp. Đây là một vị trí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
2. Nhân viên vận hành
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên vận hành máy là những người làm việc trực tiếp với các loại máy móc, thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Họ có trách nhiệm vận hành, điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị này để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, an toàn và hiệu quả.
>> Đánh giá: Đây có thể xem là một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Họ đảm nhiệm vai trò điều khiển, giám sát và bảo trì các máy móc, thiết bị để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả.
3. Chuyên viên vận hành
Mức lương: 20 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên vận hành là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành và giám sát các hoạt động, quy trình sản xuất hoặc dịch vụ của một tổ chức, doanh nghiệp. Họ đảm bảo mọi công việc diễn ra trơn tru, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
>> Đánh giá: Được xem là vị trí cốt lõi trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành sản xuất, dịch vụ và công nghệ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trơn tru, hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
4. Trợ lý vận hành
Mức lương: 25 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Trợ lý vận hành là người hỗ trợ trực tiếp cho Chuyên viên vận hành hoặc các cấp quản lý trong việc điều hành và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Họ đảm nhận một phần công việc của Chuyên viên vận hành, giúp giảm tải công việc và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru.
>> Đánh giá: Có thể xem đây là một cầu nối quan trọng giữa các cấp quản lý và các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho Chuyên viên Vận hành và các bộ phận liên quan, đảm bảo mọi công việc diễn ra trơn tru và hiệu quả.
5. Trưởng phòng vận hành
Mức lương: 35 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Trưởng phòng vận hành là người đứng đầu bộ phận quản lý và điều hành các hoạt động hằng ngày của một tổ chức hay doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo sự hiệu quả, mạnh mẽ và tuân thủ quy trình trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ sản xuất đến dịch vụ.
>> Đánh giá: Được xem là vị trí cốt lõi trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty sản xuất, dịch vụ và thương mại. Người đảm nhiệm vai trò này chịu trách nhiệm điều hành và tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày của một phòng ban hoặc một bộ phận cụ thể, đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
6. Giám đốc vận hành
Mức lương: 50 - 55 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 9 năm
Giám đốc vận hành (Tendering Officer) làm việc trong các công ty xây dựng, bất động sản, đầu tư, tài chính,... Họ tiếp nhận thông tin dự án từ chủ đầu tư, phân tích, nghiên cứu và sau đó chào giá một cách hợp lý tới những đối tác tiềm năng, đánh giá hồ sơ dự thầu từ các bên liên quan và lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất.
>> Đánh giá: Đây có thể xem là một trong những vị trí quan trọng bậc nhất trong một tổ chức, đóng vai trò cầu nối giữa chiến lược và thực thi. Họ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành và quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả cao nhất.
5 bước giúp Chuyên viên quản lý vận hành thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý
Đầu tiên và quan trọng nhất là nắm vững các kiến thức chuyên môn liên quan đến vận hành và quản lý quy trình sản xuất. Phát triển kỹ năng quản lý nhân sự, quản lý chi phí, quản lý chất lượng và quản lý rủi ro.
Thực hành và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn
Tham gia vào các dự án quản lý vận hành và điều hành thực tế trong công ty. Đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp hơn, giám sát và điều hành các hoạt động sản xuất để tích lũy kinh nghiệm quản lý.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp
Cải thiện kỹ năng lãnh đạo để có thể dẫn dắt và truyền đạt mục tiêu công việc cho đội ngũ vận hành. Học cách giao tiếp hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty để đạt được sự hợp tác và hỗ trợ.
Học hỏi và liên tục nâng cao trình độ chuyên môn
Đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc học hỏi, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức về công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo.
Cam kết vào việc phát triển nghề nghiệp và đóng góp sáng kiến
Cam kết đến việc phát triển nghề nghiệp bằng việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và tham gia vào các dự án cải tiến quy trình. Đề xuất các ý tưởng sáng kiến và giải pháp để cải thiện hiệu quả vận hành và sản xuất trong công ty.
Xem thêm:
Việc làm Chuyên viên quản lý tài sản đang tuyển dụng