Chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các văn bản về quy chế, quy định, định hướng, chính sách liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;
Phối hợp với các phòng/ban có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản nghiệp vụ (quy trình, quy định, hướng dẫn) liên quan đến cấp tín dụng;
Rà soát, cập nhật chính sách, văn bản liên quan đến cấp tín dụng.
Nghiên cứu và phân tích các thông tin về ngành kinh tế và thị trường.
Tư vấn, tham gia ý kiến, giải đáp thắc mắc cho ĐVKD và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện cơ chế, chế độ, chính sách tín dụng theo đúng quy định của BAOVIET Bank.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo.Tốt nghiệp đại học chính quy loại Khá trở lên, các chuyên ngành về Tài chính, Ngân hàng, kiểm toán, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán.
Có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, đầu tư. Ưu tiên có kinh nghiệm trong mảng phát triển sản phẩm tín dụng/đầu tư.
Có khả năng quản lý công việc tốt (làm việc nhóm/làm việc độc lập), có kỹ năng tổng hợp, phân tích, lập báo cáo ...
Ngoại ngữ: tiếng Anh C trở lên hoặc tương đương.
Thành thạo tin học văn phòng.
Đã có kinh nghiệm về tín dụng từ 2 năm trở lên (Quan hệ khách
hàng, Quản lý tín dụng, ...);
Có tư duy logic, khả năng diễn đạt;
Có kinh nghiệm viết văn bản (hướng dẫn, quy định, quy trình) là
một lợi thế.
Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Việt, thường gọi Tập đoàn Bảo Việt (tên giao dịch quốc tế: Baoviet Holdings) là doanh nghiệp Nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1964 bởi chính phủ Việt Nam với cái tên , Công ty bảo hiểm Việt Nam hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965; có trụ sở tại Hà Nội với hơn 200 chi nhánh và công ty thành viên trên khắp 63 tỉnh thành cả nước
Chính sách bảo hiểm
- Thực hiện đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, khám sức khỏe định kỳ;
- Bảo hiểm tự nguyện mà Tập đoàn cung cấp cho người lao động gồm: Bảo hiểm sức khỏe toàn diện (Bao Viet Care), bảo hiểm hưu trí vững nghiệp, bảo hiểm nhân thọ An phát trọn đời, BH tai nạn kết hợp con người, bảo hiểm dành cho người thân.
Các hoạt động ngoại khóa
- Các chương trình nghỉ mát
- Hội nghị
- Liên hoan tổng kết
- Gala Dinner
- Dã ngoại hàng năm
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao
- Ngày hội doanh nghiệp
Lịch sử thành lập
- Trong giai đoạn từ năm 1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tàu biển thuộc Miền Bắc
- Năm 1975, vui chung niềm vui của cả nước trước sự kiện lịch sử: giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Bảo Việt bắt đầu phát triển mạng lưới kinh doanh của mình ra các tỉnh phía Nam.
- Năm 1976 -1982, Bảo Việt đã triển khai mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm tàu sông, tàu cá, bảo hiểm xe cơ giới.
- Năm 1989, Công ty bảo hiểm Việt Nam được Chính phủ chuyển đổi thành Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 27-TCQĐ-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/2/1989. Tổng doanh thu của Bảo Việt đạt con số 78 tỷ, tổng tài sản đạt 73 tỷ, lợi nhuận thu được là 6,6 tỷ đồng Việt Nam.
- Năm 1992, thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên xuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế bằng việc thành lập Công ty Đại lý bảo hiểm BAVINA tại Vương quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất thế giới.
- Năm 1995, bắt đầu xuất hiện cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự ra đời của một số công ty bảo hiểm trong nước. Phương châm “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” được khởi xướng, thể hiện quan điểm coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.
- Năm 1996, doanh số của Bảo Việt đạt 970 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ bảo hiểm phi nhân thọ đạt 882 tỷ, doanh thu đầu tư tài chính đạt 80 tỷ đồng. Bảo Việt đã mở rộng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng trang các lĩnh vực bảo hiểm con người, xe cơ giới, hàng hải, hàng không, hỏa hoạn, kỹ thuật, đầu tư tài chính.
- Cũng trong năm 1996, thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới Tổng công ty, sau khi xem xét, đánh giá quy mô hoạt động kinh doanh, Chính phủ đã xếp hạng Bảo Việt là “Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt”, là một trong 25 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất tại Việt Nam.
- Năm 1997, Bảo Việt thành lập Trung tâm Đào tạo theo Quyết định số 137/TCQĐ/TCCB ngày 19/2/1997 của Bộ Tài Chính nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bảo Việt
- Tới năm 2001, Bảo Việt đã thành lập được 61 Công ty, chi nhánh bảo hiểm nhân thọ tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc. Đến năm 2000, doanh thu bảo hiểm nhân thọ là 915 tỷ đồng, bằng với doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ và tới năm 2003, doanh thu bảo hiểm nhân thọ đã gấp 1,7 lần doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ.
- Năm 2000, Bảo Việt thành lập Trung tâm đầu tư Bảo Việt nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá trong hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Việt. Doanh thu đầu tư tài chính của Bảo Việt năm 2003 đã đạt 512 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư đã đạt 8.114 tỷ đồng.Bảo Việt đã tham gia đầu tư vào 29 dự án đầu tư trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ giải trí, khách sạn, sản xuất kinh doanh.
- Ngày 1/1/2004, Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt Nhân thọ) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, là đơn vị hạch toán độc lập với 61 công ty trực thuộc.
- Ngày 1/7/2004, Bảo Việt cũng đã tách hoạt động Bảo hiểm Phi Nhân thọ thành một đơn vị hạch toán độc lập với tên gọi là Bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt Việt Nam). Bảo Việt Việt Nam có 64 Công ty trực thuộc chuyên kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- Ngày 28/11/2004, Tập đoàn Bảo Hiểm – Tài Chính Bảo Việt được thành lập và Bảo Việt trở thành doanh nghiệp đa ngành đầu tiên tại Việt Nam.
- Cuối năm 2005, Bảo Việt đã thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Bảo Việt hạch toán độc lập. Đây là tổ chức quản lý hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với chức năng chính là quản lý các quỹ đầu tư cũng như quản lý các danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư với tổng tài sản mà BVF quản lý hiện tại lên tới gần 10.000 tỷ đồng.
- Ngày 28/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cổ phần hoá Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt.
- Ngày 31/05/2007, Bảo Việt chính thức phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng.
- Ngày 13/09/2007 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3083/QĐ-BTC về việc điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và cơ cấu vốn cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt, theo đó vốn điều lệ của Bảo Việt được xác định là 5.730.266.050.000 đồng.
Mission
Sứ mệnh của Bảo Việt là bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài cho khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng.
Review Tập đoàn Bảo Việt
Kỳ thực tập
Công ty bảo hiểm Top 1 Việt Nam
Môi trường tốt
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên tư vấn tín dụng là gì?
Nhân viên tín dụng (Credit Officer/Loan Officer) còn được gọi là Nhân viên tư vấn tín dụng hoặc Nhân viên tín dụng ngân hàng thực chất là Nhân viên cho vay. Nhân viên tín dụng giúp khách hàng rõ ràng về quy trình đăng ký khoản vay của một tổ chức tài chính, phổ biến nhất là tại ngân hàng, công ty cho vay thế chấp, v.v. Bên cạnh đó, Nhân viên tín dụng tư vấn về các chương trình cho vay, chính sách, hỗ trợ làm hồ sơ vay và tiến hành thẩm định. Về cơ bản, đây là một vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn cao, vừa am hiểu về dịch vụ tài chính lại vừa giỏi tư vấn, chăm sóc khách hàng.
Công việc chính của các Nhân viên tư vấn tín dụng
Nhân viên tín dụng thường hoạt động chính tại các cơ quan và doanh nghiệp trong giờ làm việc hành chính theo lịch làm việc được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những Nhân viên tín dụng làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp khác nhau, thời gian làm việc có thể khác nhau. Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà trách nhiệm cụ thể của một nhân viên tín dụng sẽ khác nhau.
Tư vấn và tiếp cận khách hàng
Nhân viên tín dụng có trách nhiệm tiếp cận khách hàng tiềm năng, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp, để giới thiệu các gói cho vay của ngân hàng. Tư vấn về các khoản vay, chính sách, ưu đãi, và giải đáp thắc mắc để hỗ trợ khách hàng chọn lựa gói vay phù hợp.
Đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng
Đánh giá rủi ro tín dụng và đầu tư của các khoản cho vay là một trong những công việc của nhân viên tín dụng, bao gồm cả việc xác định, đo lường và giảm thiểu rủi ro. Thẩm định tài sản, thực hiện đánh giá rủi ro tài chính của các đối tác, và đưa ra khuyến nghị về cấu trúc giao dịch và định giá cho ngân hàng.
Quản lý hồ sơ và xử lý hợp đồng
Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần thực hiện thiết lập các gói thanh toán, tạo và cập nhật hồ sơ khách hàng. Thực hiện các hợp đồng cho vay theo đúng quy trình, đồng thời xử lý các khoản vay cần gia hạn và nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn.
Nhân viên tư vấn tín dụng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên tư vấn tín dụng
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên tư vấn tín dụng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên tư vấn tín dụng?
Yêu cầu của tuyển dụng đối với Nhân viên tư vấn tín dụng
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức chuyên môn: Yêu cầu ứng viên cần có bằng cao đẳng trở lên trong các chuyên ngành như Tài chính ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế, Thương mại, Quản trị kinh doanh, Xuất nhập khẩu hoặc các ngành liên quan.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích: Nhân viên tín dụng cần có khả năng đánh giá và phân tích tài chính để thẩm định hồ sơ vay, xác định rủi ro tín dụng và đưa ra quyết định đúng đắn. Kỹ năng này giúp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra những giải pháp tín dụng phù hợp.
-
Kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng: Để tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, nhân viên tín dụng phải biết lắng nghe, nắm bắt nhu cầu và tư vấn gói vay phù hợp. Kỹ năng tư vấn hiệu quả giúp khách hàng tin tưởng và chọn lựa dịch vụ của ngân hàng.
-
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Khả năng giao tiếp khéo léo và đàm phán giúp nhân viên tín dụng thuyết phục khách hàng, xử lý các tình huống khó và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay. Điều này cũng quan trọng khi làm việc với các bộ phận nội bộ khác.
-
Kỹ năng quản lý thời gian và làm việc đa tác vụ: Công việc tín dụng yêu cầu xử lý nhiều hồ sơ, giao dịch và báo cáo cùng lúc. Nhân viên cần biết sắp xếp thứ tự ưu tiên và quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc đúng hạn, đảm bảo chất lượng.
Các yêu cầu khác
-
Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm: Nhân viên tín dụng phải vừa có thể tự chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ cá nhân, vừa phối hợp tốt với các bộ phận liên quan để đảm bảo quá trình cho vay diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
-
Khả năng chịu áp lực và đạt mục tiêu doanh số: Đáp ứng các chỉ tiêu kinh doanh và xử lý khối lượng công việc lớn đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có tinh thần bền bỉ, khả năng chịu áp lực cao và luôn duy trì hiệu suất làm việc ổn định.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên tư vấn tín dụng
Vị trí |
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Thực tập sinh tư vấn tín dụng |
Dưới 1 năm |
khoảng 3 triệu - 5 triệu đồng/tháng |
Nhân viên tư vấn tín dụng |
Từ 1 - 5 năm |
khoảng 7 triệu - 20 triệu đồng/tháng |
Chuyên viên tư vấn tín dụng |
Từ 5 - 10 năm |
khoảng 10 triệu - 30 triệu đồng/tháng |
Trưởng phòng tín dụng |
Từ 10 năm trở lên |
khoảng 15 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên |
Mức lương bình quân của Nhân viên tín dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên phân tích tài chính: 12 - 18 triệu đồng/tháng
- Nhân viên tư vấn bán hàng: 9 - 15 triệu đồng/tháng
Hiện nay, mức lương của nhân viên tín dụng trên thị trường được đánh giá là khá tốt. Thị trường tuyển dụng nhân viên tín dụng cho các doanh nghiệp cũng khá sôi động. Chính vì thế mà vị trí này trở thành mục tiêu hướng tới của rất nhiều bạn trẻ.
1. Thực tập sinh tư vấn tín dụng
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh tư vấn tín dụng có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên chính trong việc tư vấn, tiếp cận khách hàng tiềm năng, thu thập và xử lý hồ sơ vay. Ngoài ra, họ còn tham gia vào quá trình thẩm định tài chính, cập nhật hồ sơ, và hỗ trợ theo dõi, nhắc nhở khách hàng về các khoản thanh toán và gia hạn vay.
>> Đánh giá: Thực tập sinh tín dụng có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, rèn luyện kỹ năng thẩm định và tư vấn tín dụng. Bên cạnh đó, họ còn được tiếp xúc với quy trình cho vay, học hỏi cách quản lý rủi ro và phát triển mối quan hệ khách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.
2. Nhân viên tư vấn tín dụng
Mức lương: 7 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 1 - 5 năm kinh nghiệm
Nhân viên tư vấn tín dụng chịu trách nhiệm tư vấn, tiếp cận khách hàng và giới thiệu các gói vay phù hợp. Họ thực hiện thẩm định tài chính, đánh giá rủi ro tín dụng, xử lý hồ sơ vay và theo dõi quá trình thanh toán. Ngoài ra, nhân viên tín dụng còn đảm bảo duy trì mối quan hệ với khách hàng và đạt chỉ tiêu doanh số.
>> Đánh giá: Nhân viên tư vấn tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và đánh giá các khoản vay, đảm bảo quy trình cho vay diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Họ phải xử lý các hồ sơ tín dụng một cách chính xác, tư vấn tận tình và đối mặt với áp lực công việc cao, đồng thời phải luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành ngân hàng.
3. Chuyên viên tín dụng
Mức lương: 10 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 5 - 10 năm kinh nghiệm
Chuyên viên tín dụng chịu trách nhiệm đánh giá và phê duyệt các hồ sơ vay, thực hiện thẩm định tài chính và phân tích rủi ro để đảm bảo các khoản cho vay đạt tiêu chuẩn chất lượng. Họ cũng tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm tín dụng, thiết lập các gói vay và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng để hỗ trợ và giám sát quá trình trả nợ.
>> Đánh giá: Chuyên viên tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng, cung cấp tư vấn chính xác và hiệu quả cho khách hàng. Họ cần có kỹ năng phân tích sâu rộng, khả năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc dưới áp lực để đảm bảo quy trình cho vay diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu doanh số.
4. Quản lý hoặc Trưởng phòng tín dụng
Mức lương: 15 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 10 năm trở lên
Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng, bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược tín dụng, giám sát quy trình thẩm định và phê duyệt các khoản vay. Họ cũng đánh giá rủi ro tín dụng, đảm bảo tuân thủ các quy định và chính sách, đồng thời lãnh đạo đội ngũ nhân viên tín dụng để đạt được mục tiêu doanh số và hiệu quả công việc.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đội ngũ, quản lý và tối ưu hóa quy trình cho vay để đảm bảo chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Họ cần có khả năng phân tích chiến lược, đưa ra quyết định chính xác và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và các phòng ban liên quan, đồng thời đạt được các mục tiêu doanh số của ngân hàng.
5 bước giúp Nhân viên tư vấn tín dụng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao chuyên môn và chứng chỉ
Đầu tư vào việc học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những cách giúp nhân viên tư vấn tín dụng có thể thăng tiến nhanh. Có thể nâng cao chuyên môn bằng cách tham gia các khóa đào tạo, đạt được chứng chỉ chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc các chứng chỉ tín dụng quốc tế. Điều này không chỉ giúp nhân viên tư vấn tín dụng tăng cường kiến thức mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trong công việc.
Phát triển kỹ năng giao tiếp và tư vấn
Nhân viên tư vấn tín dụng cần cải thiện kỹ năng giao tiếp và tư vấn để có thể tương tác hiệu quả với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng này giúp nhân viên tín dụng giải quyết các vấn đề, thương lượng và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và các bộ phận khác trong ngân hàng.
Xây dựng hồ sơ làm việc xuất sắc
Nhân viên tín dụng cần đảm bảo thực hiện công việc một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời duy trì hồ sơ công việc tích cực. Sự chính xác trong thẩm định tín dụng, xử lý hồ sơ và đạt được các mục tiêu doanh số sẽ tạo ấn tượng tốt và hỗ trợ việc thăng tiến.
Chủ động trong việc nhận thêm trách nhiệm
Tìm kiếm và chủ động nhận thêm các nhiệm vụ hoặc dự án phụ trách để thể hiện khả năng lãnh đạo và quản lý. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các dự án cải tiến quy trình, đào tạo nhân viên mới hoặc dẫn dắt các nhóm công tác.
Tham gia vào các hoạt động và dự án của ngân hàng
Hãy tích cực tham gia vào các hoạt động và dự án của ngân hàng như cải tiến quy trình hoặc phát triển sản phẩm mới. Việc này không chỉ giúp mở rộng kỹ năng và kiến thức mà còn tạo cơ hội để chứng minh năng lực và sự sáng tạo trong công việc.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên tư vấn tín dụng đang tuyển