- Triển khai xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác bán hàng, kinh doanh phát triển đối với các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, giải pháp CNTT.
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn trình công tác kinh doanh đối với các sản phẩm dịch vụ viễn thông, CNTT (Giải Pháp số/Nền tảng số/Nội dung số/Dịch vụ Cloud...).
- Lập kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch trong bộ phận, đôn đốc, giám sát, hỗ trợ thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu KPIs.
- Phân tích nhu cầu thị trường, phát triển, thực hiện các chương trình tiếp cận giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, đề xuất về các sản phẩm dịch vụ mới, chính sách bán hàng phù hợp tình hình thị trường.
- Tiếp nhận các yêu cầu support, hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng.
- Công tác báo cáo và nhiệm vụ khác theo phân công.A_Yêu cầu:
1. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN: Ứng viên tốt nghiệp Đại học/ Thạc sỹ các ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Toán - Tin, ... hoặc tương đương khác:
- Đối với nhóm ngành kinh tế: tốt nghiệp hệ chính quy các trường công lập trong nước hoặc các trường nước ngoài.
Riêng ứng viên ứng tuyển địa bàn Ninh Thuận, Bình Thuận được xét mở rộng thêm cho trường hợp tốt nghiệp chính quy các trường ngoài công lập.
- Đối với nhóm ngành Công nghệ thông tin, Toán - Tin: tốt nghiệp hệ chính quy trường công lập hoặc trường ngoài công lập thuộc nhóm 100 trường đại học tốt nhất Việt Nam) hoặc trường nước ngoài thuộc nhóm 1000 trường đại học tốt nhất.
2. TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH: tối thiểu đạt bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hoặc trình độ B. Ưu tiên thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: TOEIC, IELTS,... và các chứng chỉ quốc tế khác.
3. ĐỘ TUỔI: Dưới 35 tuổi.
B_Thông tin khác:
* QUYỀN LỢI:
- Tổng thu nhập lên đến: 280 triệu/năm, bao gồm các khoản: Lương hàng tháng, lương bổ sung, các khoản thưởng, tiền ăn trưa, nghỉ mát, du xuân,...
- Tham gia các chương trình bảo hiểm sức khoẻ tại các Công ty Bảo hiểm lớn, có uy tín với gói bảo hiểm y tế quyền lợi đến -600 triệu.
- Được hưởng chế độ điện thoại liên lạc nghiệp vụ cho CBCNV và các chế độ ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ của MobiFone.
- Được đào tạo chuyên môn theo lộ trình và hỗ trợ lệ phí thi các chứng chỉ quốc tế. Được thường xuyên tham gia các khóa đào tạo phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp
- Hưởng đầy đủ các chính sách về BHXH, BHYT theo quy định của Nhà nước;
- Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động, trẻ trung và trải nghiệm các hoạt động văn hóa doanh nghiệp đặc sắc; Trải nghiệm các hoạt động teambuilding, du lịch, du xuân...
- Cơ hội tiếp cận với những dự án lớn, những xu hướng công nghệ/nền tảng mới nhất, thỏa sức sáng tạo phát triển bản thân.
- Trang bị đồng phục, thưởng các dịp Lễ, tết, ngày truyền thống ...
- Nghỉ thứ 7, Chủ nhật.
* HÌNH THỨC THI TUYỂN:
1. Hình thức 1 - Phỏng vấn (Không thi viết): đối với ứng viên
- Tốt nghiệp Đại học chính quy, trường công lập loại Giỏi trở lên;
- Hoặc: tốt nghiệp Đai học chính quy trường công lập loại Khá; có bằng Thạc sỹ đúng chuyên ngành và có ≥ 2 năm kinh nghiệm phù hợp theo quy định
2. Hình thức 2: Đối với các thí sinh còn lại
- Thi viết (01 môn Chuyên ngành).
- Phỏng vấn trực tiếp (đối với các thí sinh đã được tuyển chọn sau vòng thi viết).
* HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
Online:
- Bản CV mô tả rõ quá trình học tập và kinh nghiệm công tác.
- Bản scan: Bằng tốt nghiệp Đại học, Bảng điểm Đại học; Bằng cấp Thạc sỹ (nếu có); Chứng chỉ Tiếng Anh.
Bản cứng: Trên hồ sơ ghi rõ vị trí dự tuyển, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, các tài liệu trong hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự:
- Đơn xin dự tuyển (ghi rõ vị trí dự tuyển và địa chỉ email, số điện thoại để liên hệ).
- Bản CV bằng tiếng Việt, ghi rõ thông tin: họ tên, giới tính, số CMND, ngày sinh, tình trạng hôn nhân, sức khỏe, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email; Trình độ học vấn, các văn bằng, chứng chỉ liên quan; Liệt kê kinh nghiệm và vị trí công tác từng đảm nhiệm.
- Sơ yếu lý lịch dán ảnh có xác nhận của địa phương/ cơ quan có thẩm quyền (không quá 6 tháng).
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm liên quan (bằng Đại học/Thạc sĩ, bảng điểm Đại học, bằng Tiếng Anh, Tin học). Đối với các bằng cấp nước ngoài yêu cầu dịch công chứng sang tiếng Việt, có công nhận văn bằng do cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cấp có thẩm quyền cấp).
- Bản sao có công chứng Giấy khai sinh, căn cước công dân.
- Bốn (04) ảnh 4x6 mới nhất
* NHẬN HỒ SƠ:
- Gửi trực tiếp hồ sơ bản cứng về địa chỉ: Phòng Tổng hợp - Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 - Tòa nhà Viễn thông Đồng Nai - 236A Phan Trung, Phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng NaiThưởng
Tổng thu nhập lên đến: 280 triệu/năm
Chăm sóc sức khoẻ
Hưởng BHXH, BHYT theo quy định; chương trình bảo hiểm sức khoẻ với gói quyền lợi đến -600 triệu
Khác
Trang bị đồng phục, thưởng các dịp Lễ, tết, ngày truyền thống
Là mạng viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam, MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động (VMS). Ngày 01/12/2014, MobiFone được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tháng 11/2018, MobiFone được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm theo Quy định của nhà nước
- Bảo hiểm sức khỏe của các đối tác hàng đầu như Bảo việt, PVI, Bảo Minh... khi khám chữa bệnh
Các hoạt động ngoại khóa
- Nghỉ mát hè trong và ngoài nước
- Du xuân
- Các hoạt động văn hóa, thể thao
Lịch sử thành lập
- Năm 1993, Thành lập Công ty Thông tin di động với lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ viễn thông di động. MobiFone là nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam với slogan Mọi lúc – Mọi nơi.
- Năm 1994, Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I tại Hà Nội. Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực II tại TP. Hồ Chí Minh.
- Năm 1995, Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III tại Đà Nẵng. Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) kéo dài 10 năm với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Mở rộng vùng phủ sóng tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam với hơn 20 tỉnh thành.
- Năm 1996 - 1999, Thành lập Xí nghiệp Thiết kế trực thuộc Tổng công ty (năm 1997). Ra mắt dịch vụ trả trước đầu tiên tại Việt Nam với gói cước MobiCard. Khai thác 21 trạm phát sóng phát triển mới. Khai thác dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Ra mắt website: mobifone.vnn.vn.
- Năm 2000, Là nhà mạng đầu tiên cung cấp các gói khuyến mãi tin nhắn nội mạng.
- Năm 2001, Phủ sóng 61/61 tỉnh thành với tổng số 500 trạm thu phát sóng. Mở rộng cung cấp dịch vụ nhắn tin với mạng MobiFone.
- Năm 2003, Ra mắt webportal tại địa chỉ: mobifone.com.vn.
- Năm 2005, Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động.
- Năm 2006, Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV tại Cần Thơ
- Năm 2007, Sở hữu 14.300 trạm phát sóng 2G. RockStorm được tổ chức lần đầu tiên, kéo dài 7 năm liên tiếp. Toàn bộ tiền vé được BTC làm từ thiện.
- Năm 2008, Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V tại Hải Phòng. Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng tại Hà Nội. Cung cấp gói GPRS đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Ra mắt gói cước Mobi365, được ICT Awards bình chọn là “Gói cước di động xuất sắc nhất năm 2008”.
- Năm 2009, Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản tại Hà Nội. MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ dữ liệu 3G.
- Năm 2010, Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Năm 2011, Thành lập Trung tâm Thông tin di động VI tại Đồng Nai. Cung cấp dịch vụ Data Roaming cho thuê bao trả trước – là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ này.
- Năm 2013, Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động.
- Năm 2014, Nhận quyết định thành lập Tổng công ty Viễn Thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động.
- Tháng 7/2016, Ra mắt đường trục truyền dẫn Bắc Nam – thử nghiệm dịch vụ 4G.
- Năm 2018, Tổng công ty Viễn thông MobiFone được Bộ Thông tin và truyền thông bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu. Kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty Thông tin di động.
- Tháng 12/2020, MobiFone công bố giới thiệu dịch vụ 5G thương mại.
Mission
- Với MobiFone, sứ mệnh là không ngừng đổi mới, sáng tạo và tạo dựng hệ sinh thái số hoàn chỉnh, đáp ứng mọi nhu cầu, đánh thức mọi tiềm năng, đồng hành cùng người Việt kiến tạo tương lai số, xã hội số và góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.
Review Mobifone
Quy trình làm việc thiếu chuyên nghiệp. Môi trường nhà nước
Phối hợp nhân sự và phòng ban kém
Môi trường có nhiều điều khoản mập mờ. OT không có chính sách rõ ràng
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm là gì?
Nhân viên kinh doanh phần mềm là người đại diện cho các công ty phát triển phần mềm, ứng dụng để tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm này cho các nhà bán lẻ hoặc người sử dụng trực tiếp như các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Họ sẽ phải liên hệ với khách hàng, giải thích từng tính năng của phần mềm, trả lời bất cứ câu hỏi nào của khách hàng và đàm phán giá cả trước khi ký hợp đồng. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên kinh doanh, Nhân viên Kinh doanh thị trường, Nhân viên kinh doanh quốc tế,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh phần mềm
Về cơ bản, nhân viên kinh doanh phần mềm thường phải làm những công việc sau:
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm phần mềm mà doanh nghiệp cung cấp. Công việc chính của nhân viên kinh doanh phần mềm tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện tiện ích như điện thoại di động, email, gặp gỡ trực tiếp hoặc qua mạng xã hội. Họ tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó thúc đẩy hoạt động bán hàng.
Tư vấn sản phẩm và bán hàng
Tư vấn và giới thiệu phần mềm là bước tiếp theo sau khi đã tìm được khách hàng tiềm năng. Nhân viên kinh doanh phần mềm phụ trách tư vấn và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho khách hàng. Họ giải đáp những thắc mắc và đưa ra lợi ích của sản phẩm để phục vụ khách hàng mua hàng. Bước này rất quan trọng vì tư vấn và giới thiệu sản phẩm là bước quyết định khách hàng có phù hợp với sản phẩm và quyết định mua hay không? Làm cho người mua quyết định mua hàng là thành công của nhân viên kinh doanh phần mềm.
Chăm sóc khách hàng
Duy trì sự hài lòng của khách hàng và đảm bảo khách hàng quay duy trì sử dụng phần mềm, ứng dụng sẽ tạo thương hiệu cho doanh nghiệp. Càng nhiều khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ càng dễ có thêm nhiều khách hàng vì không gì tốt bằng hình thức PR truyền miệng từ chính khách hàng. Nhân viên kinh doanh phần mềm duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng sau khi mua hàng để đảm bảo sự hài lòng và tạo lòng tin.
Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
86 - 152 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Kinh Doanh Phần Mềm?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên kinh doanh phần mềm
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ: Nhân viên kinh doanh phần mềm cần hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Họ cần biết về đặc điểm, tính năng, lợi ích và cách ứng dụng của sản phẩm để có thể tư vấn và giới thiệu một cách chuyên nghiệp.
- Kiến thức về kỹ thuật bán hàng: Nhân viên kinh doanh phần mềm cần hiểu về các phương pháp và kỹ thuật bán hàng hiện đại như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), tiếp thị trực tuyến, kỹ năng thuyết trình và xây dựng mạng lưới kinh doanh doanh.
- Kiến thức về thị trường và cạnh tranh: Nhân viên kinh doanh phần mềm cần nắm bắt thông tin về thị trường mục tiêu, xu hướng tiêu dùng, cạnh tranh và cơ hội kinh doanh. Điều này giúp họ hiểu rõ về vị trí cạnh tranh của công ty và đưa ra hiệu quả chiến lược bán hàng.
- Kiến thức về pháp luật: Nhân viên kinh doanh phần mềm cần nắm chắc các quy định và luật pháp liên quan đến bán hàng và quảng cáo để đảm bảo bảo thủ và tránh các vấn đề pháp lý.
Yêu cầu về kỹ năng
- Ngoại hình và giọng nói: Tuy đây không phải là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với một Nhân viên kinh doanh phần mềm. Nhưng chúng cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ấn tượng đầu tiên và giúp Nhân viên kinh doanh phần mềm thành công trong công việc.
- Kỹ năng giao tiếp và tư vấn, đàm phán: Nhân viên kinh doanh phần mềm cần có kỹ năng đàm phán để thương mại với khách hàng về giá cả, điều kiện giao dịch và các yêu cầu khác. Kỹ năng này giúp họ đạt được sự đồng ý mua bán có lợi cho cả hai bên.
- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Nhân viên kinh doanh phần mềm cần biết lắng nghe khách hàng, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt: Kỹ năng ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Nhân viên kinh doanh phần mềm cần biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, lịch sự và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
Các yêu cầu khác
- Kinh nghiệm: Một số vị trí cấp cao của kinh doanh hay các tập đoàn lớn thường yêu cầu nhân viên từng có kinh nghiệm ở vị trí Nhân viên kinh doanh quốc tế từ 3 - 4 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn.
- Biết sử dụng công nghệ: Có khả năng làm việc với các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh và sale sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tìm kiếm và trao đổi với khách hàng.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc: Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh phần mềm cũng có thể được yêu cầu biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc. Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên kinh doanh phần mềm
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kinh doanh | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên kinh doanh phần mềm | 7.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng |
4 - 6 năm | Trợ lý kinh doanh | 10.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Quản lý kinh doanh | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng kinh doanh | 20.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên kinh doanh phần mềm và các ngành liên quan:
- Nhân viên kinh doanh B2B: 12.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên kinh doanh: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh kinh doanh
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Thực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Nhân viên kinh doanh phần mềm
Mức lương: 7 - 14 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập viên có thể thăng chức lên vị trí Nhân viên kinh doanh phần mềm. Nhân viên kinh doanh phần mềm thường bắt đầu với việc học vấn và đào tạo về quản lý kinh doanh và các kiến thưc về phần mềm, IT. Sau đó, họ có thể tham gia vào các vai trò cơ bản trong bộ phận kinh doanh phần mềm, nơi họ làm quen với quy trình và luật pháp liên quan đến thương mại.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên kinh doanh phần mềm đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Trợ lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc kinh doanh. Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và nhân viên trong công việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Công việc Trợ lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là hỗ trợ các vị trí quản lý, điều hành như trưởng phòng, giám đốc,...
4. Quản lý kinh doanh
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 5 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
5. Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.
>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất
5 bước giúp Nhân viên kinh doanh quốc tế thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhân viên kinh doanh phần mềm là người đảm nhận công việc làm việc với khách hàng quan tâm đến phần mềm, ứng dụng, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, Nhân viên kinh doanh phần mềm có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Nhân viên kinh doanh phần mềm cần đạt được. Cùng với đó, Nhân viên kinh doanh phần mềm cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Nhân viên kinh doanh phần mềm ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi Nhân viên kinh doanh phần mềm có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số.
Đảm nhận thêm các công việc
Nhân viên kinh doanh phần mềm có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh Thị trường đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh Quốc tế mới nhất
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Nhân viên kinh doanh Online hiện nay