300 việc làm
Trên 200 triệu
Hà Nam
Đăng 3 ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Tĩnh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lạng Sơn
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hóa tuyển dụng LĐHĐ năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Thỏa thuận
Thanh Hoá
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Điện Biên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Tháp
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Nam
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
Sở GD&ĐT Nghệ An tuyển dụng viên chức năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tây Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Sơn La
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Vĩnh Phúc
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cao Bằng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cao Bằng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Thái Nguyên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắk Nông
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cao Bằng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Phước
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lai Châu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cao Bằng
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Phòng GD&ĐT quận 3, TP.HCM tuyển viên chức năm học 2024-2025
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Lai Châu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bắc Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tây Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tây Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Tháp
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận
Trường Tình Thương Bình Thuận tuyển dụng giáo viên
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận
Thỏa thuận
Bình Thuận
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đắk Nông
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Tháp
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hòa Bình
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Điện Biên
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Sơn La
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Phòng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Cần Thơ
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Tĩnh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hải Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Tháp
Đăng 30+ ngày trước
Trường Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội tuyển dụng giảng viên
Trường Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội (USTH)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Gia Lai
Đăng 30+ ngày trước
Tổ Chức Giáo Dục FPT
Giáo Viên Chủ Nhiệm Tiểu Học
FPT Education 3.0★
1 đánh giá 184 việc làm 2 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Trên 200 triệu
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 07/01/2025
Hạn nộp hồ sơ: 05/02/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Đang cập nhật
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hà Nam

Mô tả công việc

Tham gia xây dựng chương trình học/đề thi, hỗ trợ trông thi, chấm/chữa bài thi, hỗ trợ bồi dưỡng học sinh yếu kém hoặc gặp khó khăn trong học tập, hướng dẫn đội tuyển Học sinh Giỏi (nếu có),...
Thực hiện công tác giảng dạy và chủ nhiệm các lớp Tiểu học
Tham gia họp chuyên môn, tập huấn, phát triển chuyên môn theo quy định
Thực hiện các công việc liên quan khác theo phân công của Trưởng bộ phận.
Đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp (nếu có)
Thực hiện các quy chế về chuyên môn, hồ sơ, sổ sách theo yêu cầu

Yêu cầu công việc

Nhanh nhẹn, năng động, có tinh thần học hỏi và sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy học
Ưu tiên ứng viên có từ 02 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí tương đương, cựu học sinh trường chuyên, từng đạt giải trong các kì thi Học sinh Giỏi hoặc có kinh nghiệm hướng dẫn đội tuyển học sinh dự thi Học sinh Giỏi.
Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Giáo dục tiểu học
Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết tình huống sư phạm và làm việc nhóm tốt
Có kiến thức chuyên môn tốt, nắm vững nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018
Có tâm huyết với nghề, phẩm chất đạo đức tốt
Thành thạo các phần mềm, ứng dụng và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Quyền lợi

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp
Có cơ hội tham gia các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ
Cơ hội được nhận hỗ trợ lên đến 200 triệu đồng khi tham gia học Tiến sĩ
Hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt dành cho bản thân và gia đình (FPT care)
Người nhà được hưởng chế độ ưu đãi học phí khi học tập tại các đơn vị thuộc Tổ chức Giáo dục FPT
Được nhận hỗ trợ khi tham gia hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế có bài tham luận: mức hỗ trợ lên đến 30 triệu đồng/người/năm
Có mức thu nhập cạnh tranh (trả theo năng lực)
Các quyền lợi khác: du lịch nghỉ mát hàng năm, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí,...
Thưởng bài báo được công bố quốc tế: mức thưởng lên đến 100 triệu đồng/bài
Được đóng BHXH, BHYT, BHTN... theo quy định của Nhà nước

Cập nhật gần nhất lúc: 2025-01-07 00:55:02

Khu vực
Báo cáo

Tổ Chức Giáo Dục FPT
FPT Education Xem trang công ty
Quy mô:
5.000 - 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Đại học FPT Đà Nẵng, KĐT Công nghệ FPT City, Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn

Tổ Chức Giáo Dục FPT là một trong những hệ thống giáo dục lớn nhất ở Việt Nam, đào tạo đa dạng các bậc học từ tiểu học đến sau đại học.

Các cơ sở đào tạo:

  • Trường Đại học FPT
  • Greenwich Việt Nam
  • Swinburne Việt Nam
  • FPT Education Global
  • Viện Quản trị & Công nghệ FSB
  • Viện Đào tạo Quốc tế FPT
  • Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Cao đẳng Quốc tế FPT Polytechnic
  • Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Hệ thống Phổ thông FPT (Cấp 1 2 3)

Chính sách bảo hiểm

  • Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHYT, BHXH, BHTN
  • Hưởng quyền lợi bảo hiểm 24/7

Các hoạt động ngoại khóa

  • Du lịch hàng năm 
  • Team building theo quý 
  • Các hoạt động vui chơi, giải trí, ca hát thường xuyên
  • Thể thao: Đá bóng, bóng chuyền,..

Lịch sử thành lập

  •  Công ty được thành lập năm 1999

Mission

Các mục tiêu chúng tôi đặt ra cho chương trình bền vững phản ánh trực tiếp tầm nhìn của chúng tôi về việc đảm bảo một tương lai lành mạnh hơn cho ngành,


Review FPT Education

3.0
1 review

29/03/2022
Nhân viên tư vấn tuyển sinh tại Đà Nẵng

Thay đổi môi trường qua mầm non hơn 1 năm. Thì mới thấy là toxic kinh khủng (Fb)

Công việc của Giáo Viên Chủ Nhiệm là gì?

1. Giáo viên chủ nhiệm đảm nhận những công việc gì?

Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm bao gồm:

Quản lý và giám sát lớp học

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý và giám sát lớp học hàng ngày. Họ theo dõi sự tiến bộ học tập của học sinh, đảm bảo các quy định của trường được tuân thủ và duy trì trật tự trong lớp. Họ cũng tổ chức và điều hành các hoạt động lớp học, từ việc giao bài tập đến việc tổ chức các buổi học ngoại khóa, giúp xây dựng một môi trường học tập tích cực và hiệu quả.

Giao tiếp với phụ huynh và giải quyết vấn đề

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giao tiếp với phụ huynh để thông báo về tình hình học tập và hành vi của học sinh. Họ tổ chức các buổi họp phụ huynh để thảo luận về sự tiến bộ của học sinh và cùng nhau tìm giải pháp cho các vấn đề học tập hoặc hành vi. Đồng thời, họ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lớp học, từ mâu thuẫn giữa học sinh đến các vấn đề học tập cá nhân.

Hỗ trợ phát triển toàn diện của học sinh

Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh, không chỉ về mặt học tập mà còn về mặt xã hội và tâm lý. Họ cung cấp sự hỗ trợ cá nhân hóa cho học sinh gặp khó khăn, tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng mềm và tạo điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ cũng thường xuyên theo dõi và đánh giá sự phát triển cá nhân của từng học sinh để đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa.

Nực cười khi dùng 1 tiết dạy đánh giá, công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp  | Giáo dục Việt Nam

2. 4 Quy định giáo viên chủ nhiệm nhất định phải biết

Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức tiết dạy

Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học, ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
  • Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở (cấp 2) và cấp trung học phổ thông (cấp 3), trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần.

Như vậy, theo các quy định trên, định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm tiểu học sẽ chỉ còn 20 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm trường cấp 2 còn 15 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm trường cấp 3 còn 13 tiết/tuần...

Giáo viên chủ nhiệm được dự giờ lớp do mình chủ nhiệm

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ chung cho giáo viên. Tuy nhiên riêng với giáo viên chủ nhiệm, tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đều quy định:

Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả ba cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông có thể dự giờ tất cả các tiết học của học sinh lớp mình làm chủ nhiệm.

Quyền khen thưởng, kỷ luật học sinh lớp do mình chủ nhiệm

Theo Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè…

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

Hội thi dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm giỏi

Hội thi giáo viên dạy giỏi là nơi phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành. Trong đó, Điều 3 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

  • Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do nhà trường tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại trường tổ chức Hội thi;
  • Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi;
  • Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội thi.

3. Điều kiện làm giáo viên chủ nhiệm

Yêu cầu về trình độ, bằng cấp

  • Tốt nghiệp đại học trở lên: Giáo viên chủ nhiệm cần có trình độ học vấn tối thiểu là tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giảng dạy.

  • Có chứng chỉ sư phạm: Giáo viên chủ nhiệm cần hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm và được cấp chứng chỉ sư phạm theo quy định.

  • Nâng cao trình độ chuyên môn: Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên tham gia các khóa học bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm mới.

Về năng lực chuyên môn:

  • Kiến thức chuyên môn sâu rộng: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình giảng dạy, bao gồm lý thuyết, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy.

  • Kỹ năng sư phạm tốt: Giáo viên chủ nhiệm cần có khả năng truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng, sinh động, dễ hiểu; biết cách tổ chức và quản lý lớp học hiệu quả; biết cách đánh giá và kiểm tra học tập học sinh.

  • Khả năng nghiên cứu khoa học: Giáo viên chủ nhiệm cần có khả năng nghiên cứu khoa học, sáng tạo phương pháp giảng dạy mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Về phẩm chất đạo đức:

  • Có đạo đức tốt, phẩm chất sư phạm cao: Giáo viên cần có lòng yêu thương học sinh, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, gương mẫu cho học sinh.

  • Có tinh thần cống hiến: Giáo viên chủ nhiệm cần có tinh thần cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở thành người thầy, người cô tốt.

  • Có khả năng thích nghi: Giáo viên chủ nhiệm cần có khả năng thích nghi với những thay đổi của môi trường giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý lớp học.

Yêu cầu khác:

  • Sức khỏe tốt: Giáo viên chủ nhiệm cần có sức khỏe tốt để đảm bảo hoàn thành tốt công việc giảng dạy.

  • Khả năng giao tiếp tốt: Giáo viên chủ nhiệm cần có khả năng giao tiếp tốt để dễ dàng tương tác với học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.

  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Giáo viên chủ nhiệm cần có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào giảng dạy và quản lý lớp học.

4. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm tiểu học, THCS và THPT

Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT).

Giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:

  • Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
  • Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
  • Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
  • Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
  • Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) thì nhiệm vụ của giáo viên là thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học.

5. Những khó khăn khi làm giáo viên chủ nhiệm

Về áp lực công việc:

  • Nghề giáo viên thường đi kèm với khối lượng công việc khổng lồ, bao gồm việc chuẩn bị giáo án, bài giảng, và kiểm tra, đánh giá học sinh. Việc này đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian và công sức để đảm bảo mỗi bài học đều chất lượng và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
  • Giáo viên thường phải chịu áp lực từ việc chuẩn bị và quản lý kỳ thi, đồng thời đánh giá kết quả học tập của học sinh. Những yêu cầu này không chỉ gây căng thẳng mà còn tạo ra áp lực phải duy trì và nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo học sinh đạt được kết quả tốt.
  • Mối quan hệ với phụ huynh cũng có thể tạo ra áp lực lớn. Phụ huynh thường kỳ vọng cao và đôi khi có những yêu cầu hoặc phàn nàn về sự tiến bộ của con cái họ, điều này có thể làm gia tăng áp lực công việc của giáo viên và ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của họ.

Về thu nhập thấp

Một trong những khó khăn lớn nhất của nghề giáo viên là mức lương chưa đủ phản ánh công sức và cống hiến của họ. Mặc dù giáo viên làm việc vất vả và có trách nhiệm cao, mức thu nhập của họ vẫn thường thấp hơn so với nhiều ngành nghề khác, dẫn đến khó khăn về tài chính và thiếu động lực trong công việc.

Về môi trường làm việc

Tại nhiều cơ sở giáo dục, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học vẫn còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập, khiến giáo viên phải đối mặt với những khó khăn trong việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và hiệu quả. Một vấn đề nghiêm trọng khác là sĩ số lớp học quá đông. Khi số lượng học sinh trong một lớp quá nhiều, giáo viên khó có thể quản lý hiệu quả và cá nhân hóa việc giảng dạy, dẫn đến giảm chất lượng giáo dục và tăng căng thẳng trong công việc.

Về quan hệ xã hội

Giáo viên thường phải giải quyết nhiều tình huống phức tạp trong quan hệ với học sinh, phụ huynh, và đồng nghiệp. Việc quản lý lớp học, giải quyết xung đột, và duy trì mối quan hệ tốt với tất cả các bên liên quan là một thách thức lớn trong công việc giáo dục.

Thích ứng với sự thay đổi của xã hội:

Ngành giáo dục đang trải qua những thay đổi nhanh chóng do sự phát triển của công nghệ thông tin. Giáo viên cần phải liên tục cập nhật và áp dụng các công nghệ mới trong giảng dạy để giữ vững chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của học sinh. Sự xuất hiện của các hình thức giáo dục trực tuyến và các phương pháp học tập mới đã tạo ra sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục. Giáo viên phải làm việc chăm chỉ để giữ cho phương pháp giảng dạy của mình phù hợp và hiệu quả, đồng thời đối phó với những thách thức từ sự thay đổi này.

>> Xem thêm:

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Việc làm Hiệu trưởng - hiệu phó đang tuyển dụng

Việc làm Giáo viên tiểu học lương cao tuyển dụng

Giáo Viên Chủ Nhiệm có mức lương bao nhiêu?

143 - 169 triệu /năm
Tổng lương
132 - 156 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
11 - 13 triệu
/năm

Lương bổ sung

143 - 169 triệu

/năm
143 M
169 M
91 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giáo Viên Chủ Nhiệm

Tìm hiểu cách trở thành Giáo Viên Chủ Nhiệm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giáo Viên Chủ Nhiệm
143 - 169 triệu/năm
Giáo Viên Chủ Nhiệm

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo Viên Chủ Nhiệm?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên chủ nhiệm 

Thực tế, mỗi trường sẽ có yêu cầu khác nhau đối với Giáo viên chủ nhiệm của mình. Tuy nhiên, trình độ học vấn và kỹ năng mềm là 2 kỹ năng chung mà bất kỳ Giáo viên chủ nhiệm nào cũng phải có. 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục hoặc các ngành liên quan.
  • Có bằng Thạc sĩ hoặc tiếp tục học về giáo dục là một lợi thế.
  • Kiến thức chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực đảm nhận chủ nhiệm lớp.
  • Kỹ năng giảng dạy, quản lý lớp và tư duy sáng tạo.
  • Có chứng chỉ giáo viên hoặc các khóa đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục.
  • Các giấy tờ liên quan khác (nếu có) như chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ quản lý lớp học...

Yêu cầu về kỹ năng

  • Sự đam mê và tận tâm với công tác giảng dạy, có khả năng tạo động lực cho học sinh.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
  • Sự tổ chức, kiên nhẫn và có khả năng làm việc độc lập.
  • Khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy và quản lý lớp.
  • Hiểu biết về quy định và quy trình liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh.
  • Có kiến thức về quyền và nghĩa vụ của giáo viên trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Các yêu cầu khác 

  • Ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giảng dạy hoặc công tác chủ nhiệm lớp tương đương.
  • Có kinh nghiệm làm việc với học sinh ở độ tuổi tương ứng.
  • Sẵn sàng làm việc theo giờ hành chính hoặc theo giờ linh hoạt (nếu có yêu cầu của trường).
  • Sẵn lòng tham gia các hoạt động ngoại khóa và họp phụ huynh.

Lộ trình thăng tiến của Giáo viên chủ nhiệm 

Mức lương bình quân của Giáo viên chủ nhiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

1 - 3 năm

Giáo viên chủ nhiệm

4.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng

3 - 6 năm

Hiệu phó

15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

6 - 9 năm

Hiệu trưởng

18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Trong những trường đại học công lập, Giáo viên chủ nhiệm được chia theo thứ hàng và được giao phó trách nhiệm công việc trong năng lực của bản thân. 

1. Giáo viên chủ nhiệm 

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.

>> Đánh giá: Giáo viên chủ nhiệm có cơ hội truyền đạt kiến thức chuyên môn và góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của học sinh. Điều này có thể mang lại sự hài lòng và thành tựu khi thấy học sinh phát triển, thành công trong sự nghiệp và đóng góp vào xã hội.

2. Hiệu phó (Phó hiệu trưởng)

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học cần đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, và có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. 

>> Đánh giá: Phó Hiệu trưởng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống học thuật của học sinh mà còn đóng góp vào phát triển của cả cộng đồng địa phương. Bằng cách tạo ra môi trường học tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân cho mỗi học sinh, Hiệu trưởng đang góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho cộng đồng.

3. Hiệu trưởng

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục. 

>> Đánh giá: Hiệu trưởng là người đứng đầu của một trường học, nắm giữ vai trò lãnh đạo quan trọng. Với vị trí này, họ có khả năng hình thành và thúc đẩy các chiến lược và chính sách giáo dục, ảnh hưởng đến học sinh, giáo viên và cả cộng đồng địa phương. Công việc của Hiệu trưởng đem lại một loạt các thách thức từ việc quản lý nhân sự, tài chính đến việc giải quyết các vấn đề phức tạp trong trường học. Tuy nhiên, đồng thời cũng là cơ hội cho họ phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giải quyết vấn đề, từ đó nâng cao khả năng làm việc và phát triển sự nghiệp.

5 bước giúp Giáo viên chủ nhiệm thăng tiến nhanh trong trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng

Tham gia các khóa học nâng cao về sư phạm, quản lý lớp học, và phát triển kỹ năng giáo dục. Đạt được các chứng chỉ hoặc bằng cấp bổ sung trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn và trở thành ứng viên nổi bật cho các cơ hội thăng tiến.

Cải thiện kỹ năng quản lý và lãnh đạo

Rèn luyện kỹ năng quản lý lớp học và lãnh đạo để tạo ra một môi trường học tập tích cực. Sự linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề và khả năng động viên học sinh sẽ giúp bạn xây dựng được uy tín và được cấp trên công nhận.

Tăng cường giao tiếp với phụ huynh và đồng nghiệp

Tạo dựng mối quan hệ tích cực với phụ huynh và đồng nghiệp. Tham gia vào các cuộc họp phụ huynh, hội thảo giáo dục và hoạt động cộng đồng sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ và thể hiện khả năng giao tiếp và hợp tác hiệu quả.

Chủ động đề xuất và triển khai sáng kiến

Chủ động đưa ra và triển khai các sáng kiến nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và môi trường học tập. Việc đề xuất và thực hiện các dự án hoặc chương trình giáo dục mới sẽ chứng tỏ bạn có tư duy sáng tạo và khả năng lãnh đạo, tạo cơ hội cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp.

Xây dựng hồ sơ thành tích và đánh giá

Theo dõi và ghi nhận những thành tựu và kết quả đạt được trong công việc, từ việc cải thiện hiệu suất học tập của học sinh đến việc tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa. Việc này không chỉ giúp bạn đánh giá được hiệu quả công việc của mình mà còn tạo cơ sở vững chắc để chứng minh giá trị của bạn khi xin thăng tiến hoặc nhận các vị trí cao hơn.

>> Xem thêm:

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Việc làm Hiệu trưởng - hiệu phó đang tuyển dụng

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Tìm việc theo nghề nghiệp