Tính toán các khoản thuế cần nộp, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế doanh nghiệp (TNDN), thuế tài sản và các khoản thuế khác.
Lập báo cáo thuế và các tài liệu liên quan để nộp thuế đúng hạn và đúng quy định của pháp luật.
Tư vấn và hỗ trợ các phòng ban khác trong tổ chức hoặc cá nhân về các vấn đề liên quan đến thuế.
Cập nhật và theo dõi các quy định mới về thuế để đưa ra các giải pháp tối ưu hóa thuế cho tổ chức hoặc cá nhân.
Tham gia hỗ trợ trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế.
Xử lý các thủ tục liên quan đến thuế, bao gồm đăng ký, thay đổi thông tin và nộp các đơn khai thuế.
Xác định các loại thuế cần kê khai theo tháng như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời.
Tính khấu hao tài sản, phân phối nguồn chi phí, dụng cụ và công cụ vào mỗi tháng.
Rà soát hợp đồng lao động, kiểm tra số lượng nhân viên mới và đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động.
Tính toán các khoản thuế cần nộp, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế doanh nghiệp (TNDN), thuế tài sản và các khoản thuế khác.
Lập báo cáo thuế và các tài liệu liên quan để nộp thuế đúng hạn và đúng quy định của pháp luật.
Tư vấn và hỗ trợ các phòng ban khác trong tổ chức hoặc cá nhân về các vấn đề liên quan đến thuế.
Cập nhật và theo dõi các quy định mới về thuế để đưa ra các giải pháp tối ưu hóa thuế cho tổ chức hoặc cá nhân.
Tham gia hỗ trợ trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế.
Xử lý các thủ tục liên quan đến thuế, bao gồm đăng ký, thay đổi thông tin và nộp các đơn khai thuế.
Xác định các loại thuế cần kê khai theo tháng như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời.
Tính khấu hao tài sản, phân phối nguồn chi phí, dụng cụ và công cụ vào mỗi tháng.
Rà soát hợp đồng lao động, kiểm tra số lượng nhân viên mới và đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động.Yêu Cầu Công Việc
Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm kế toán thuế
Tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kế toán.
Có năng lực nghiệp vụ kế toán, có khả năng tổng hợp, nắm vững chế độ kế toán.
Có khả năng làm việc độc lập và hợp tác nhóm tốt.
Trung thực, sáng tạo, tin cậy, chủ động, nhiệt huyết và có trách nhiệm cao trong việc.
Sử dụng thành thạo máy vi tính, excel, word và phần mềm kế toán.Chế độ bảo hiểm
Du Lịch
Đồng phục
Chế độ thưởng
Chăm sóc sức khỏe
Đào tạo
Tăng lương
Công tác phí
Nghỉ phép năm
Công ty TNHH Phát triển giáo dục và Hợp tác quốc tế THANHMAIHSK được thành lập từ năm 2012, xuất phát từ niềm mong mỏi làm thế nào để những người yêu thích tiếng Trung, mà không có cơ hội được đào tạo trong các môi trường đại học chuyên nghiệp, có thể theo học tiếng Trung một cách bài bản và hiệu quả. Đồng thời, nhận thức được cơ hội có việc làm và cuộc sống tốt hơn rất nhiều nếu biết thêm tiếng Trung trong các tập đoàn lớn, đa quốc gia, THANHMAIHSK đã mở ra cuộc hành trình của mình với lớp học đầu tiên chỉ vỏn vẹn 6 học viên.
Sau hơn 9 năm hình thành và phát triển, với hơn 25000 học viên và hơn 900 lớp học, THANHMAIHSK đã và đang đi đúng với sứ mệnh được đặt ra, không phụ lại sự kỳ vọng của các học viên, các vị phụ huynh và các đối tác. Từ năm 2020, với mục tiêu trở thành hệ thống giáo dục Hán ngữ toàn diện nhất Việt Nam, THANHMAIHSK cam kết không ngừng nỗ lực định hướng, nâng chuẩn và tiên phong trong đào tạo Hán Ngữ ngắn hạn, nghiên cứu và phát triển phương pháp giảng dạy, cập nhật giáo trình, đồng thời kiến tạo cộng đồng Hán Ngữ và xây dựng môi trường giao lưu và nghiên cứu học thuật của các giảng viên.
Trong những năm qua, THANHMAIHSK tự hào đạt được những thành tựu rực rỡ khi mở được 16 cơ sở trải khắp 3 tỉnh thành lớn của đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, trở thành đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp, trường đại học uy tín của Trung Quốc. THANHMAIHSK cũng là đơn vị đào tạo tiếng Trung được nhiều doanh nghiệp tin tưởng như FPT, Funtap,…
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là kế toán có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp. Một mặt, nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước là phải có kế toán thuế. Ở mặt còn lại, Kế toán thuế giúp Nhà nước có thể quản lý hiệu quả nền kinh tế được chia thành nhiều thành phần. Bên cạnh đó những công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán nội bộ, Kế toán công,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán thuế
Ghi chép và xử lý nghiệp vụ kế toán
Kế toán thuế chủ yếu phụ trách hoàn thành hóa đơn, chứng từ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ghi chép sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nghiệp vụ kế toán còn bao gồm nhiệm vụ hạch toán các khoản thu, chi, chuyển khoản; theo dõi công nợ, công phải trả, lập bảng lương cho nhân viên hay thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác theo yêu cầu...
Báo cáo tài chính
Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của phòng kế toán. Kế toán thuế có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm) theo quy định của pháp luật; phân tích báo cáo tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và cung cấp báo cáo tài chính cho bộ phận liên quan và cơ quan thuế.
Thực hiện các công tác kiểm tra và kê khai thuế
Kế toán thuế có nhiệm vụ kê khai thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng phải giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế và cần phải cập nhật thông tin về luật thuế mới. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra cũng do Kế toán thuế phụ trách như kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ; rà soát các khoản thu, chi, phát hiện và sửa chữa sai sót trong công tác kế toán...
Kế toán thuế có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 169 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán thuế
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán thuế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán thuế?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán thuế
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Kế toán thuế còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán thuế phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán thuế có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán thuế phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kế toán, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán thuế
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Kế toán thuế | 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán thuế và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kế toán thanh toán: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Kế toán kho có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Kế toán thuế
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vị trí Kế toán thuế. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Kế toán thuế có thể sẽ là mảng đầu tiên mà các bạn đảm nhận khi vào công ty. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc gắn liền với bộ phận quản lý kho dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm kế toán thuế có tỉ lệ cạnh tranh khá cao vì nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kế toán thuế thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Những kiến thức về lĩnh vực kế toán luôn được thay đổi và cập nhật từng giây từng phút. Vì vậy, là một Kế toán thuế, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chương trình đào tạo nâng cao dành cho nhân viên kế toán. Phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc với các công nghệ, phần mềm kế toán mới nhất cũng là một điều vô cùng cần thiết để bắt kịp xu hướng làm việc của lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu cho mình, sử dụng công cụ phân tích kinh doanh sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.
Xây dựng các mối quan hệ
Trong bất kỳ một lĩnh vực, nghề nghiệp nào, quan hệ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khá lớn đến sự thăng tiến của một cá nhân. Để xây dựng được các mối quan hệ cho mình, bạn cần phải thường xuyên tham gia vào các cộng đồng, hội nghị ngành kế toán để mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra các cơ hội mới. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành để nhận được hỗ trợ, khuyến khích động viên. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới để tạo tiền đề tốt cho sự thăng tiến.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao
Làm kế toán thường liên quan tới rất nhiều con số vì vậy người làm kế toán cần thực sự cẩn thận, tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đã gây tổn thất và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như bản thân mình. Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao, hiệu suất của bạn cũng sẽ luôn được đảm bảo, đây sẽ cơ sở để lãnh đạo nhìn nhận năng lực cá nhân của một Kế toán thuế, từ đó, cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Có khả năng phân tích làm việc với con số tốt
Như đã nói ở trên kế toán làm việc với rất nhiều số cho nên bạn cần nhanh nhạy, phân tích tốt. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tính toán, cộng trừ nhân chia liên miên nên nếu muốn trở thành một Nhân viên kế toán tốt, bạn buộc phải nhanh nhạy trong câu chuyện này.
Tính minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực công việc
Ngoài ra, để có thể thăng tiến nhanh và thành công trong công việc, thì tính cách minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề về tài chính luôn nhạy cảm vì vậy làm kế toán cần phải đổi hỏi tính trung thực tuyệt đối. Công việc kế toán thường cũng sẽ rất áp lực vì vậy đòi hỏi nhân viên kế toán phải chịu được áp lực với cường độ làm việc cao.
Xem thêm: