Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
Overview
Under the supervision and guidance of Group FP&A Director, this position is responsible for the management and implementation of financial policies, programs under the overall strategic direction. Construct and develop short, medium financial strategies to ensure the effectiveness of capital for business and investment activities, profit maximization.
Direct report to Group FP&A Director regarding the management of budget, forecast, and planning. Generating reports & analysis to assist in decision making.
Responsibility
1. Analytics & Strategy formulation
Serve as the analytics point-person on projects, applying logical and creative thinking to drive to fact-based insights.
Demonstrate strong leadership and influence management skills, including the ability to challenge the status quo.
Support GCFO & FD in the execution of the strategy development, business plan and budgeting process.
Maintain an external mindset, including staying on top of competition, real estate cycles, and macroeconomic trends.
Group performance monitoring and evaluation
Develop and manage complex financial models for multiple purposes such as capital raising, cost controlling, scenario analysis and identifying opportunities for business improvement
2. Consolidated Financial Statement & Management Report
- Fully responsible for accurate financial reports, consolidating complex data, and financial indicators.
- Lead the FP&A team on a day-to-day activity to deliver up-to-date, insightful, and comprehensive group’s management reports.
3. Planning, budgeting, and forecasting
- Take lead in forecasting, budgeting, and planning, and coordinate across functions and business lines to ensure the business plan is well-executed
- In charge of treasury management, identifying opportunity to optimize the current cash flow and future investments.
4. Manage relationship with stakeholders
- Manage relationships with business partners, banks, financial institutions, credit institutions, governments, state authorities (tax, audit), ect.
- Maintain and develop friendly relations with strategic partners, audit, and consulting companies
5. Build a high-performing organization, and the associated new enablers for growth
- Instill the culture of innovation and continuous improvement
- Promote functional excellence by ensuring adoption of best-in-class tools, methodologies, and practice
- Talent Development: attract, develop and grow resources
- Coach, develop, motivate, and provide growth opportunities for management levels and high-potential young employees
6. Promote a healthy organization environment
- Define and act as role model NLG values and social responsibility
- Ensure professional conduct and outstanding business integrity
- Ensure safe, healthy, and positive work environment
- Ensure good interaction relationship, communication, and collaboration between business units and group functions
Deliverables
- Statutory Report: Consolidated Financial Statement under VAS, IFRS…
- Management Report, Business Plan…
Yêu Cầu Công Việc
1. Background / Experience
- Bachelor’s degree of Finance/Accounting/Economics or advanced degree in business such as MBA preferred
- Certified financial management or accounting accreditation from an international body (i.e. ACCA / CPA / CFA) is desired
- Minimum 06 years in finance, accounting and auditing field, including having manager-level experience at Big4 and/or senior associate position at top consulting firms such as McKinsey, BCG or Bain is desired
- Proficiency in English
2. Specific job skills
- Expertise in corporate finance with a proven track record in group’s financial reporting, financial planning, and forecasting
- Strong understanding of local regulations and international accounting standards
- Deep knowledge of financial compliance standards
3. Competencies
Strong analytical skills and problem-solving skill
Strong academics from top-tier institutions
Strong project management skills, including demonstrated ability to think end-to-end, manage multiple long-term projects simultaneously
Excellent communication and presentation skills
Adaptive to new technology
4. Mindset & Behaviors
A strategic planner and organizer
Proactive, and open-mind
Integrity, Professionalism and Ownership (Core values)
Thông tin khác
- Bằng cấp: Sau đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Nam Long được thành lập thuộc thế hệ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam vào năm 1992. Năm 1997, công ty chính thức tham gia vào lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng các khu đô thị mới, thương hiệu Nhà Nam Long xuất hiện trên thị trường. Tháng 12/2005, Công ty TNHH Xây dựng Nam Long thực hiện cổ phần hóa và chính thức chuyển thành Công ty CP Đầu tư Nam Long. Tháng 4/2013, công ty đăng ký niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán NLG.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT và BHTN theo Luật lao động hiện hành
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Ngày thứ sáu đầu tiên của tháng
- Công ty tài trợ những buổi tập Yoga, Aerobic, khiêu vũ, thể dục thể thao, các giải thi đấu Golf, tennis, cầu lông, bóng đá….
Lịch sử thành lập
- Năm 1992, Công ty TNHH Nam Long được thành lập, đây là doanh nghiệp thuộc thế hệ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
- Năm 1996, Công ty Nam Long xác lập định hướng trở thành công ty đầu tư phát triển khu đô thị mới đầu tiên tại thị trường Việt Nam.
- Năm 1999, Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với một loạt khu dân cư mang thương hiệu Nam Long
- Năm 2003, Công ty Mở rộng đầu tư phát triển bất động sản sang các tỉnh thành như Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai… với quy mô lên đến hàng chục hecta/dự án.
- Năm 2004, Cty Nam Long Bắt đầu quá trình tái cấu trúc theo định hướng chuyên nghiệp.
- Năm 2005, Nam Long chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long có vốn điều lệ tăng gấp 78 lần so với lúc mới thành lập.
- Năm 2008, Nam Long tiếp nhận sự cộng lực sức mạnh phát triển của hai cổ đông chiến lược là Công ty Nam Việt (100% vốn nước ngoài) và quỹ ASPL (thuộc tập đoàn Ireka – Malaysia)
- Năm 2009, Công ty ra mắt đại bản doanh chính thức của tập đoàn: Capital Tower, có vị trí tại trung tâm Tài chính – Thương mại Dịch vụ Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2010, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long Tăng vốn điều lệ lên 482,6 tỷ đồng, công bố và trao giấy chứng nhận cổ đông cho Vietnam Azela Fund (VAF thuộc quỹ Mekong Capital của Mỹ)
- Năm 2011, Công ty Nam Long tăng vốn điều lệ lên 615,7 tỷ đồng.
- Năm 2012, Nam Long trong 20 năm phát triển. Nâng vốn điều lên 955 tỷ chuẩn bị cho bước phát triển mới : Tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán
- Năm 2013: Cty Nam Long chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là NLG ( Hose)
- Năm 2014, Các đơn vị trở thành cổ đông mới của NAm Long bao gồm: Công ty tài chính quốc tế IFC, Quỹ Probus Asia, CTCK Tp. HCM (HSC), Quỹ đầu tư Bridger Capital, CTY Cổ phần tư vấn đầu tư Hướng Việt, CTY TNHH Quốc tế TM DV Tân Hiệp.
- Năm 2015 - 2016, Keppel Land là cổ đông chiến lược mới của Nam Long, Nam Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Keppel Land.
Mission
Tạo ra một môi trường sống mang lại giá trị nhân văn cho cộng đồng. Để thực hiện sứ mệnh này, công ty chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiện ích cho các khu đô thị và dự án của mình. Mục tiêu của Nam Long là mang lại cho khách hàng những môi trường sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng tài chính là gì?
Trưởng phòng tài chính (Lead Finance) là người đứng đầu bộ phận tài chính của doanh nghiệp; và chịu toàn bộ trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp đó. Vị trí này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc tài chính trong quá trình duyệt báo cáo tài chính. Hay đưa ra quyết định liên quan đến chiến lược, kế hoạch tài chính lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Trưởng phòng kinh doanh, Chuyên viên tư vấn tài chính,...
Mô tả công việc của Trưởng phòng tài chính
Tùy vào môi trường làm việc khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà công việc của Trưởng phòng tài chính sẽ khác nhau. Nhiệm vụ chính và cơ bản của hầu hết các Trưởng phòng tài chính:
Lập kế hoạch và quản lý ngân sách
Trưởng phòng tài chính là người phụ trách lập kế hoạch ngân sách cho doanh nghiệp, bao gồm dự báo doanh thu và chi phí, phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, và theo dõi việc thực hiện ngân sách. Trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tài chính, bao gồm luật thuế, luật kế toán, và luật chứng khoán.
Quản lý dòng tiền
Trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn tiền mặt để hoạt động, bao gồm thu tiền từ khách hàng, thanh toán cho nhà cung cấp, và quản lý các khoản vay. Ngoài ra, nhiệm cụ của họ là còn định hướng sự phát triển của dòng tiền, từ đó đưa ra những dự đoán xu hướng trong tương lai gần.
Báo cáo và phân tích tài chính
Trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm đánh giá hiệu quả hoạt động, xác định rủi ro tài chính, và đưa ra các đề xuất cải thiện. Qua đó, lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Quản lý nhân sự
Trưởng phòng tài chính cũng là người quản lý nhân viên trong bộ phận tài chính, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, và đánh giá hiệu quả công việc. Các công việc, sổ sách, giấy tờ,... phải nhận được sự thông qua của Trưởng phòng tài chính mới được trình lên các cấp lãnh đạo cao hơn.
Trưởng phòng tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
455 - 689 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng tài chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng phòng tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Trưởng phòng tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Trưởng phòng tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Trưởng phòng tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Trưởng phòng tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Trưởng phòng tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Trưởng phòng tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 7 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Trưởng phòng tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tài chính | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên tài chính | 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng tài chính | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng tài chính | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Giám đốc tài chính | 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Trưởng phòng tài chính và các ngành liên quan:
- Trưởng phòng kinh doanh: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
- Trưởng phòng kế hoạch: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tài chính
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tài chính
Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Phó phòng tài chính
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Trưởng phòng tài chính
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chính là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tài chính với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
5. Giám đốc tài chính
Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.
>> Đánh giá: Việc làm Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
5 bước giúp Trưởng phòng tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Trưởng phòng tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trưởng phòng tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Trưởng phòng tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Trưởng phòng tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Trưởng phòng tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Trưởng phòng tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Khác với các vị trí khác như Nhân viên tài chính, Trợ lý tài chính, Thực tập sinh tài chính,... thì vị trí Trưởng phòng tài chính đã được xem là vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp nhỏ hơn. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa.
Xem thêm: