Mô tả Công việc
Khách hàng của Os Power là doanh nghiệp Nhật Bản chuyên sản xuất và gia công linh kiện điện tử dùng cho máy tự động văn phòng (máy photocopy, máy in…). Ngoài ra công ty còn gia công và lắp ráp máy chụp ảnh tự động soi đáy mắt, máy siêu âm kiểm tra bệnh lý về mắt và đèn khe khám mắt; linh kiện và phụ tùng của máy chụp ảnh tự động soi đáy mắt, máy siêu âm kiểm tra bệnh lý về mắt và đèn khe khám mắt.
Địa chỉ làm việc: KCN Đại An, Phường Tứ Minh, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Nội dung công việc:
1. Hiểu biết kỹ về các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng và sản xuất
2. Chuẩn bị và gửi báo cáo cho trưởng phòng chất lượng, hay các cấp quản lý
3. Dịch nói các thông tin các cuộc họp trong công ty, tài liệu chất lượng và sản xuất
4. Dịch các nội dung công việc theo yêu cầu từ quản lý cấp trên
Quyền lợi:
- Thưởng lương tháng thứ 13
- Đóng BHXH đầy đủ theo quy định
- Đi du lịch hằng năm
Thời gian làm việc: Hành chính 8:00-17:00, thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy cách tuần
Yêu Cầu Công Việc
1. Giới tính: Nữ
2. Kinh nghiệm làm nhân viên quản lý chất lượng, nhân viên đảm bảo chất lượng hoặc vai trò liên quan khoảng 1~3 năm
3. Chứng chỉ tiếng nhật N3 với người đã có kinh nghiệm, N2 với người chưa có kinh nghiệm
4. Chịu được áp lực trong công việc
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Review OS POWER Việt Nam
Môi trường làm việc thoải mái(IT)
Môi trường làm việc tuyệt vời(IT)
Môi trường thân thiện, thoải mái, nhiều phúc lợi cho nhân viên(IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Phiên dịch viên là gì?
1. Phiên dịch viên là gì?
Phiên dịch viên là những người làm công việc dịch thuật các văn bản hoặc dịch vụ từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác dưới hình thức là lời nói, giúp người sử dụng ngoại ngữ có thể hiểu được thông tin một cách dễ dàng và chính xác.
2. Phiên dịch viên tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, phiên dịch viên là “Interpreter“. Định nghĩa của nó được giải thích là “someone whose job is to change what someone else is saying into another language“. Dịch ra tiếng Việt, phiên dịch viên chính là người làm công việc dịch lời nói của một ai đó từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Họ sẽ dịch bằng lời và phải đảm bảo lời dịch của mình trôi chảy, tự nhiên đồng thời giữ nguyên được ý nghĩa của nó ở ngôn ngữ gốc.
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ nói trên, phiên dịch viên phải thông thạo cả ngôn ngữ gốc (ngôn ngữ ban đầu của văn bản) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ mà văn bản được dịch sang). Ngoài ra, họ cần có kiến thức sâu rộng về văn hóa, con người của 2 đất nước. Thêm vào đó, người làm nghề phiên dịch cần có trí nhớ tốt và phản xạ nhanh nhạy.
3. Lương và mô tả công việc của Phiên dịch viên
Lương của vị trí phiên dịch viên
Tuỳ thuộc vào từng vào công ty, số năm kinh nghiệm, của mỗi Phiên dịch viên sẽ có mức lương khác nhau. Dưới đây là ước lượng về mức lương của phiên dịch viên tại Việt Nam theo từng vị trí thăng tiến:
Chức vụ | Số năm kinh nghiệm | Mức lương |
Trợ lý phiên dịch viên | Từ 1 - 2 năm | khoảng 7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
Phiên dịch viên | Từ 2 - 5 năm | khoảng 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
Phiên dịch viên cao cấp | Từ 5 - 10 năm | khoảng 20.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Giảng viên/Chuyên gia phiên dịch | Từ 10 năm trở lên | khoảng 30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng trở lên |
Mô tả công việc của vị trí phiên dịch viên
Công việc của phiên dịch viên là chuyển đổi và truyền tải thông tin từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của phiên dịch viên:
Nghiên cứu và chuẩn bị các tài liệu dịch thuật
Nghiên cứu và hiểu về lĩnh vực chuyên môn và ngôn ngữ liên quan đến dự án hoặc cuộc họp/hội thảo.... Chuẩn bị các tài liệu, từ điển hoặc công cụ hỗ trợ dịch thuật.
Hỗ trợ phiên dịch
Tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, buổi diễn thuyết… và thực hiện dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ dịch thuật để tăng hiệu suất và độ chính xác trong công việc. Tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc về bảo mật thông tin và không tiết lộ thông tin nhạy cảm. Giao tiếp và tương tác với đội ngũ dịch thuật, người sử dụng dịch vụ và các bên liên quan khác để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của công việc.
Các công việc khác
- Nghiên cứu và hiểu về lĩnh vực chuyên môn và ngôn ngữ liên quan đến dự án hoặc cuộc họp/hội thảo....
- Chuẩn bị các tài liệu, từ điển hoặc công cụ hỗ trợ dịch thuật.
- Tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, buổi diễn thuyết… và thực hiện dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.
- Sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ dịch thuật để tăng hiệu suất và độ chính xác trong công việc.
- Tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc về bảo mật thông tin và không tiết lộ thông tin nhạy cảm.
- Giao tiếp và tương tác với đội ngũ dịch thuật, người sử dụng dịch vụ và các bên liên quan khác để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của công việc.
4. Phiên dịch viên cần bằng cấp gì?
Để trở thành một phiên dịch viên, bạn phải có bằng cấp của các ngành học liên quan đến Ngôn ngữ (Anh, Pháp, Trung, Hàn, Nhật,...) và cách nhanh nhất để có được chúng là thi vào các ngành biên phiên dịch của các trường đại học. Trong quá trình học tập, bạn sẽ được trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết để trở thành một phiên dịch viên. Bằng cử nhân không phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích và có xu hướng chọn những ứng viên có bằng cấp.
Có thể nói bên cạnh kinh nghiệm thì các bằng cấp học thuật cũng là tiêu chí để đánh giá bạn có phải là một phiên dịch viên giỏi hay không. Chính vì vậy mà ngoài các bằng cấp đại học chính quy, bạn cũng có thể đăng ký và tham gia các kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ khác như chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC, tiếng Nhật JLPT, tiếng Hàn TOPIK, tiếng Trung HSK,…
Nếu muốn làm phiên dịch tại các tổ chức quốc tế, bạn sẽ cần các bằng cấp cao hơn như: bằng Master ngành phiên dịch được cấp bởi ITI, bằng CIC cấp độ 3 trở lên (Certificate In Community Interpreting), chứng chỉ DPSI (Diploma In Public Service Interpreting).
Một số trường đại học có chuyên ngành đào tạo về biên phiên dịch như:
- Đại học Sư phạm
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Các trường đại học đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng Hàn, Nhật, Trung, Pháp, Nga…
5. Tìm việc phiên dịch viên ở đâu?
Tìm công việc phiên dịch viên đâu? cũng là câu hỏi nhiều người quan tâm. Để tìm công việc phiên dịch viên, bạn có thể tham khảo các nguồn sau:
- Trang web tuyển dụng: Các trang web như 1900.com.vn, Indeed, TopCV, và VietnamWorks thường có nhiều cơ hội việc làm cho phiên dịch viên.
- Trang web của các công ty: Nhiều công ty sẽ đăng tuyển nhân viên trực tiếp trên trang web của họ. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web của các công ty lớn như như: Công ty TNHH Haruka, Công ty Phương Đông, Công ty Dịch thuật 24h ,...
- Các mỗi quan hệ: Hãy tận dụng mạng lưới quan hệ của bạn, bao gồm các giảng viên, bạn bè, và cựu sinh viên. Họ có thể giới thiệu bạn đến các cơ hội làm tại các công ty, xí nghiệp về ngôn ngữ, dịch thuật,....
- Các chương trình thực tập của trường đại học: Nhiều trường đại học về ngôn ngữ, dịch thuật có các chương trình thực tập liên kết với các công ty làm về lĩnh vực này. Hãy liên hệ với phòng đào tạo hoặc phòng công tác sinh viên của trường để biết thêm chi tiết.
- Các hội chợ việc làm: Tham gia các hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng do các trường đại học hoặc tổ chức nghề nghiệp tổ chức. Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ các nhà tuyển dụng và tìm hiểu về các cơ hội làm việc tốt.
- Làm việc cho nhà nước: Bạn có thể làm phiên dịch viên tại các công ty đa quốc gia, công ty có làm việc với người nước ngoài, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,…
>> Xem thêm: Việc làm Biên dịch viên mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý phiên dịch cho sinh viên mới ra trường
>> Xem thêm: Việc làm Phiên dịch viên đang tuyển dụng
Phiên dịch viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Phiên dịch viên
Tìm hiểu cách trở thành Phiên dịch viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phiên dịch viên?
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Phiên dịch viên cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Kiến thức chuyên môn
- Kiến thức ngôn ngữ bao gồm ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, và cách diễn đạt ý nghĩa.
- Kiến thức văn hóa để có thể chuyển đổi thông điệp một cách hiệu quả và tránh những hiểu lầm văn hóa.
- Kiến thức chuyên ngành và chuyên môn về lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu làm việc trong lĩnh vực y tế, Phiên dịch viên cần hiểu về thuật ngữ y khoa và quy trình trong ngành y.
- Kiến thức công nghệ thông tin về các công cụ và phần mềm hỗ trợ Phiên dịch, như các phần mềm dịch máy, công cụ CAT (Computer-Assisted Translation), và các công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
- Kiến thức về quy trình Phiên dịch: Phiên dịch viên cần hiểu về quy trình Phiên dịch, từ việc phân tích nguồn dịch, dịch thuật, chỉnh sửa, đánh giá và kiểm tra chất lượng.
Ngoại hình giọng nói
Ngoại hình và giọng nói không phải là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với một Phiên dịch viên. Tuy nhiên, chúng cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ấn tượng đầu tiên và giúp Phiên dịch viên thành công trong công việc.
- Vẻ ngoài gọn gàng, sạch sẽ và chuyên nghiệp.
- Gương mặt sáng sủa, ưa nhìn.
- Tóc tai gọn gàng, sạch sẽ.
- Trang phục phù hợp với môi trường làm việc.
- Phát âm chuẩn, rõ ràng.
- Giọng điệu truyền cảm, có cảm xúc.
- Khả năng điều chỉnh giọng nói phù hợp với từng đối tượng khán giả.
Kỹ năng giao tiếp
Phiên dịch viên là người chuyển ngữ văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Do đó, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với họ.
Phiên dịch viên cần có khả năng lắng nghe tích cực để hiểu rõ nội dung của văn bản gốc. Điều này bao gồm khả năng tập trung, phân tích và ghi nhớ thông tin. Có khả năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát và mạch lạc bằng ngôn ngữ đích sẽ giúp bản dịch dễ hiểu và truyền tải đúng ý nghĩa của văn bản gốc. Giao tiếp phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt cũng rất quan trọng đối với Người phiên dịch trong việc thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Kinh nghiệm, kỹ năng khác
- Thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ dịch.
- Có khả năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp chính xác
- Biết sử dụng công cụ dịch thuật một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi dịch thuật.
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
- Khả năng dịch văn phong phù hợp với từng đối tượng khán giả
Lộ trình thăng tiến của Phiên dịch viên
Mức lương bình quân của Phiên dịch viên có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Phiên dịch viên tiếng Anh: 10 - 12 triệu/ tháng
- Phiên dịch viên tiếng Trung: 11 - 15 triệu/tháng
- Phiên dịch tiếng Nhật: 10 - 15 triệu/tháng
- Phiên dịch viên tiếng Hàn: 11 - 16 triệu/tháng
Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Phiên dịch viên
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí phiên dịch viên. Nhiệm vụ chính của họ là sẽ thực hiện nhiệm vụ dịch thuật giữa hai ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng dịch thuật.
Từ 2 - 3 năm: Phiên dịch viên chuyên môn
Với kinh nghiệm hiểu biết tích lũy sau 2 -3 năm làm việc. Phiên dịch viên có thể thăng tiến để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, như y tế, pháp lý, kỹ thuật, hay tài chính. Việc nắm vững kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó sẽ giúp phiên dịch viên thăng tiến và đạt được vị trí cao hơn.
Từ 3 - 5 năm: Phiên dịch chính
Tiếp đó bạn có thể tiến lên vị trí Phiên dịch chính sau khi đã tích lũy được 3- 5 năm kinh nghiệm. Vị trí này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm phiên dịch cao hơn. Phiên dịch viên chính thường đảm nhận các dự án lớn hơn và có trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn các phiên dịch viên khác.
Từ 5 - 7 năm: Quản lý dự án phiên dịch
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, Phiên dịch viên có thể lên vị trí Quản lý dự án phiên dịch. Vị trí này yêu cầu khả năng quản lý dự án và điều phối các hoạt động phiên dịch. Quản lý dự án phiên dịch đảm bảo rằng các dự án được thực hiện đúng tiến độ và đạt được mục tiêu.
Từ 7 - 9 năm: Giám đốc phiên dịch
Sau khoảng thời gian này bạn có thể tiến lên vị trí Giám đốc phiên dịch. Vị trí này đòi hỏi khả năng lãnh đạo và quản lý toàn diện các hoạt động phiên dịch của tổ chức. Giám đốc phiên dịch định hướng và phát triển chiến lược cho đội ngũ phiên dịch.
9 năm trở lên: Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ
Từ năm làm việc thứ 9 trở lên, khi bạn đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm làm việc và hiểu hết được các quy định làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí cao cấp hơn cụ thể như Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ. Vị trí này đòi hỏi khả năng cung cấp lời khuyên và giải pháp cho các vấn đề phiên dịch phức tạp.