Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Phụ cấp
- Chế độ thưởng
- Tăng lương
Mô tả Công việc
- Thực hiện thử nghiệm cụ thể theo hướng dẫn của cấp quản lý trực tiếp về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quy mô phòng Lab/Pilot
- Phân tích & tổng hợp thông tin kỹ thuật trong quá trình phát triển sản phẩm ngành Beverage
- Đánh giá chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu ( shelf-life test, cảm quan, hóa lý)
- Tìm kiếm thông tin, tài liệu chuyên ngành phục vụ phát triển sản phẩm
Yêu Cầu Công Việc
Học vấn & Kiến thức: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm hoặc các ngành thực phẩm liên quan.
Kinh nghiệm: Vừa tốt nghiệp hoặc it nhất 1-2 năm kinh nghiệm trong ngành Beverage, đồ uống
Kỹ năng chuyên môn:
· Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
· Khả năng phân tích, tổng hợp tốt
· Trình độ đọc hiểu Tiếng Anh chuyên ngành tốt (Ielts >5.0) hoặc các bằng cấp khác tương đương
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: 24 - 28
- Lương: Cạnh tranh
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) có tiền thân là Công ty CP Công nghệ - Kỹ thuật - Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015, công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng). Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt Nam như Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư...
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định
- Được tham gia bảo hiểm rủi ro 24/24
Các hoạt động ngoại khóa
- Các hoạt động văn hóa, giải trí và du lịch
- Picnic, trại hè, các hoạt động vui chơi giải trí
- Ngoài ra, Masan cũng có các chương trình thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông
Lịch sử thành lập
- Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
- Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chinsu.
- Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.
- Năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.
- Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
- Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD. Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
- Năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd (Thái Lan),
- Năm 2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan
- Năm 2019, Sự kiện tương ớt Chinsu chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nằm trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam "Vietnam Food Day" tại thành phố Osaka do Tổng lãnh sự Việt Nam. Masan đã sáp nhập VinCommerce của Vingroup và đổi tên các chuỗi cửa hàng VinMart thành WinMart. Tương tự, VinMart sẽ được đổi thành WinMart.
Mission
Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho 100 triệu người dân Việt Nam, để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày
Review HÀNG TIÊU DÙNG MASAN (MASAN CONSUMER)
Bộ phận tuyển dụng không chuyên nghiệp (rv)
Thuyên chuyển công việc không hợp lý, nhiều việc. Sếp dễ tính (rv)
Phụ cấp tốt. Lương Net ổn (Fb)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư quy trình là gì?
Kỹ sư quy trình hay Process Engineer là người chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện, kiểm soát và tối ưu các quy trình sản xuất công nghiệp. Họ thường làm việc trong các ngành sản xuất vật liệu tiên tiến, dược phẩm, thiết bị y tế, hoá dầu và các ngành có liên quan đến hoá học, sinh học. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, Process Engineer chính là nhân tố thiết yếu trong cả quy trình sản xuất. Họ sẽ làm việc với tất cả mọi người trên toàn hệ thống sản xuất, bao gồm bộ phận R&D, nhân viên sản xuất, nhà quản lý và cả khách hàng. Nhiệm vụ chính của các kỹ sư quy trình là tạo ra một quy trình sản xuất khép kín nhằm chuyển đổi nguyên vật thô thành sản phẩm hoàn thiện. Đồng thời, họ cũng thiết lập nên các thông số nhằm phát triển và giám sát quá trình sản xuất tổng thể. Hiện tại, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư quy trình đang rất lớn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ công việc cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể ứng tuyển thành công.
Mô tả công việc của Kỹ sư quy trình
Process Engineer có trách nhiệm phát triển, cài đặt và giám sát các thiết bị, quy trình sản xuất công nghiệp để biến nguyên liệu thành sản phẩm sau cùng. Bởi vậy, có thể khẳng định khối lượng công việc họ đảm nhận vô cùng đa dạng.
Tại các công ty lớn, kỹ sư quy trình có thể đảm nhận một phần hành công việc nhất định, nhưng họ sẽ phải phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau nếu làm việc tại các công ty nhỏ hơn. Sau đây là những công việc cơ bản mà kỹ sư quy trình thường phải làm:
Phân tích và thiết kế quy trình
Công việc đầu tiên và quan trọng của kỹ sư quy trình là phân tích và thiết kế các quy trình sản xuất hoặc vận hành trong tổ chức. Họ cần nắm vững các yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu sản xuất để xác định các bước cần thiết trong quy trình. Sử dụng các công cụ phân tích như sơ đồ dòng chảy và mô hình hóa quy trình, kỹ sư sẽ thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất, độ an toàn và chất lượng. Quá trình này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất mà còn đảm bảo rằng các quy trình được thiết kế một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Triển khai và giám sát quy trình
Sau khi quy trình được thiết kế, kỹ sư quy trình sẽ tiến hành triển khai và giám sát quy trình đó trong môi trường thực tế. Họ sẽ làm việc cùng với các đội ngũ sản xuất để đảm bảo rằng quy trình được thực hiện theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn đã đặt ra. Kỹ sư cần theo dõi hiệu suất, chất lượng sản phẩm và các yếu tố liên quan khác để phát hiện sớm các vấn đề hoặc sai sót. Qua việc thu thập dữ liệu và phân tích kết quả, họ có thể điều chỉnh quy trình kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lãng phí.
Cải tiến liên tục quy trình
Kỹ sư quy trình cũng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động cải tiến liên tục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất của quy trình. Họ sẽ áp dụng các phương pháp như Lean Manufacturing, Six Sigma hoặc Kaizen để phân tích và cải thiện quy trình hiện tại. Công việc này bao gồm việc thu thập phản hồi từ nhân viên, đánh giá hiệu quả các thay đổi đã thực hiện và đề xuất các giải pháp mới. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một quy trình sản xuất linh hoạt, hiệu quả và có khả năng thích ứng với những thay đổi trong nhu cầu thị trường.
Đào tạo và hỗ trợ nhân viên
Cuối cùng, kỹ sư quy trình còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và hỗ trợ nhân viên trong việc thực hiện các quy trình. Họ sẽ tổ chức các buổi đào tạo để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên hiểu rõ các bước trong quy trình, cũng như cách sử dụng các công cụ và thiết bị liên quan. Bên cạnh đó, kỹ sư cần cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết, giúp nhân viên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Việc đào tạo hiệu quả không chỉ nâng cao năng lực của nhân viên mà còn góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.
Kỹ sư quy trình có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
65 - 520 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư quy trình
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư quy trình, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư quy trình?
Yêu cầu tuyển dụng Kỹ sư quy trình
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
- Yêu cầu về trình độ: Ứng viên cho vị trí Kỹ sư quy trình cần có trình độ học vấn phù hợp, thường là bằng cử nhân trở lên trong các ngành liên quan như Kỹ thuật Hóa học, Kỹ thuật Công nghệ sinh học, hoặc các chuyên ngành tương đương. Việc có kiến thức sâu rộng về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, và các phương pháp phân tích thống kê sẽ là một lợi thế lớn. Bằng cấp này không chỉ đảm bảo ứng viên hiểu biết vững về các khía cạnh kỹ thuật của công việc, mà còn cho thấy khả năng tiếp nhận và áp dụng kiến thức mới, điều rất quan trọng trong một lĩnh vực không ngừng tiến bộ như kỹ thuật và công nghệ.
- Yêu cầu về kinh nghiệm: Một yếu tố quan trọng khác mà các nhà tuyển dụng chú ý đến khi tuyển dụng Kỹ sư quy trình là kinh nghiệm làm việc. Thường thì ứng viên cần ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong một vị trí liên quan đến quy trình sản xuất. Ưu tiên sẽ được đưa ra cho những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, thực phẩm, hoặc chế biến. Kinh nghiệm này không chỉ giúp ứng viên hiểu biết sâu về quy trình sản xuất trong một môi trường thực tế, mà còn giúp họ nắm bắt được những thách thức cụ thể và cách giải quyết chúng. Ngoài ra, hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn và môi trường cũng như việc sử dụng các phần mềm và công cụ quản lý quy trình như SAP, Six Sigma, hoặc các hệ thống SCADA cũng là điểm cộng lớn cho ứng viên.
Yêu cầu về kỹ năng
Một kỹ sư quy trình giỏi cần thành thạo các kỹ năng quan trọng sau:
- Kỹ năng toán học: Hầu hết công việc của kỹ sư quy trình có liên quan đến việc thu thập dữ liệu và tính toán các con số. Do đó, bạn cần phải có kỹ năng toán học xuất sắc để có thể tạo ra những cải tiến nhỏ nhưng có khả năng tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống sản xuất.
- Kỹ năng phân tích: Process Engineer phải có khả năng nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau, biết cách làm đơn giản các vấn đề phức tạp và có khả năng tối ưu hoá quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Muốn được như vậy, bạn phải phân tích số liệu của từng loại máy móc, dự đoán hiệu quả hoạt động của chúng và tìm cách giúp chúng hoạt động tốt hơn. Đồng thời, bạn còn phải có khả năng phân tích xuất sắc để có thể kiểm tra, đánh giá chính xác các vấn đề đang tồn tại trong quy trình. Ngoài kỹ năng phân tích, bạn cũng cần có khả năng hình dung tốt. Điều này sẽ giúp bạn tưởng tượng được rõ ràng hình ảnh của vật thể, từ đó có thể kiểm soát và điều khiển mọi việc dễ dàng hơn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quy trình sản xuất thường phải trải qua nhiều bước với các công đoạn khác nhau. Việc xảy ra sự cố ở bất cứ giai đoạn nào cũng có thể khiến cả quy trình bị hư hỏng nặng. Vì vậy, kỹ sư quy trình cần có kỹ năng giải quyết vấn đề từ cơ bản đến nâng cao để có thể kịp thời tìm ra biện pháp xử lý sự cố, tránh làm gián đoạn quy trình và ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Kỹ năng tin học: Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc sử dụng máy tính trong quá trình làm việc là điều rất cần thiết. Là một kỹ sư quy trình, bạn sẽ phải thành thạo các phần mềm tin học cần thiết cho công việc như Autocad, Matlab, Solidworks,…
- Kỹ năng giao tiếp: Các Process Engineer không thể làm việc độc lập. Bạn sẽ phải làm việc cùng đồng nghiệp, cấp trên và các bộ phận liên quan khác. Thông thường, mỗi bước trong quy trình sản xuất đều có những nhân viên khác nhau phụ trách. Do đó, kỹ sư quy trình sẽ phải giao tiếp với họ trong quá trình làm việc.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư quy trình
Bạn có thể tham khảo lộ trình thăng tiến của kỹ sư quy trình ngay dưới đây:
1. Kỹ sư quy trình
Mức lương: 10 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 2 năm
Trong năm đầu tiên hoặc hai làm việc, Kỹ sư quy trình thường tập trung vào việc hiểu rõ quy trình sản xuất cụ thể của công ty và các tiêu chuẩn chất lượng. Họ sẽ tham gia vào các dự án nhỏ và được giao nhiệm vụ giám sát và đảm bảo tuân thủ quy trình hiện có.
Các nhiệm vụ cụ thể có thể bao gồm giám sát hoạt động sản xuất hàng ngày, phân tích dữ liệu hiệu suất, và đề xuất các cải tiến quy trình nhỏ để tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
2. Chuyên viên quy trình
Mức lương: 20 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 5 năm
Sau khoảng 2-5 năm làm việc, Kỹ sư quy trình có thể tiến lên vị trí Chuyên viên quy trình. Ở mức này, họ đã có được một kiến thức sâu rộng về quy trình sản xuất và có khả năng tham gia vào việc phát triển các chiến lược cải tiến quy trình toàn diện. Chuyên viên quy trình thường được giao nhiệm vụ lãnh đạo các dự án cải tiến quy trình lớn hơn, tham gia vào việc phân tích dữ liệu sản xuất để đưa ra các quyết định chiến lược và đề xuất các thay đổi quy trình lớn hơn.
3. Quản lý quy trình
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 5 - 8 năm
Với kinh nghiệm làm việc và thành tựu xuất sắc, một số Trưởng nhóm quy trình có thể tiến lên vị trí Quản lý quy trình. Ở mức này, họ có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ đội ngũ quy trình của công ty. Quản lý quy trình thường đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược quy trình của công ty, phát triển và thực thi các chính sách và quy trình mới, và đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.
4. Giám đốc quy trình
Mức lương: 50 - 100 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: Trên 8 năm
Đối với những Kỹ sư quy trình có kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc, cơ hội thăng tiến tiếp theo có thể là vị trí Giám đốc quy trình. Ở mức này, họ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ bộ phận quy trình của công ty. Giám đốc quy trình thường đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng chiến lược quy trình dài hạn của công ty, đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.