Mô tả công việc
1. Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên bộ phận
- Tham gia việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình làm việc cụ thể cho mỗi vị trí công việc trong bộ phận.
- Thực hiện các điều chỉnh, thay đổi về tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên theo những định hướng mới của Resort.
2. Quản lý, điều phối các hoạt động của bộ phận
- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận, triển khai – giám sát việc thực hiện kế hoạch hoàn thành đúng tiến bộ.
- Thường xuyên kiểm tra quá trình làm việc của nhân viên để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ, chất lượng vệ sinh trong phòng khách, phòng hội nghị, nhà hàng, khu vực công cộng… của Resort .
- Phối hợp với giám sát buồng phòng lên lịch làm việc cho nhân viên và thực hiện việc điều phối nhân sự phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Kiểm soát quy trình xử lý đồ thất lạc của khách.
3. Giải quyết các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng
- Hỗ trợ nhân viên trong bộ phận giải quyết những yêu cầu khó, những phàn nàn của khách mà nhân viên cấp dưới không xử lý được.
- Triển khai phối hợp với các bộ phận liên quan đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách, giải quyết nhanh những điều khách phàn nàn để khách không có những ấn tượng không tốt về Resort .
- Lưu lại nội dung những yêu cầu, phàn nàn khó của khách và hướng dẫn nhân viên cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.
4. Tuyển chọn nhân sự cho bộ phận
- Lên kế hoạch tuyển chọn nhân sự và phối hợp với bộ phận liên quan triển khai thực hiện.
- Trực tiếp phỏng vấn, tuyển chọn và đàm phán lương, thưởng, chế độ đãi ngộ với nhân viên mới.
- Chọn lựa những nhân viên có năng lực của bộ phận đảm nhận những vị trí cao hơn, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên
- Thiết lập chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên.
- Lên kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận và đảm bảo tính hiệu quả các khóa
- Trực tiếp đào tạo hoặc phân công đào tạo nhân viên mới.
6. Các công việc khác
- Thường xuyên kiểm tra nhật ký hoạt động của bộ phận để đảm bảo mọi công việc đều được giải quyết kịp tiến độ.
- Trực tiếp kiểm tra phòng lưu trú của khách, đoàn khách quan trọng của khách sạn để đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.
- Cập nhật tình hình hoạt động các trang thiết bị của bộ phận để có kế hoạch sửa chữa, thay thế mới để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các nhân viên trong bộ phận và với các bộ phận khác để phối hợp đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Quản lý việc xuất – nhập các trang thiết bị, đồ dùng, vật dụng, hóa chất… cần thiết cho công việc của bộ phận.
- Tham gia các cuộc họp với ban giám đốc .
- Làm các báo cáo công việc theo quy định của Resort
- Thực hiện các công việc khác khi được ban giám đốc khách sạn giao phó.
Quyền lợi được hưởng
- Mức lương : Thoả thuận
- Được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo luật lao động của nhà nước
- Môi trường làm việc năng động thân thiện.
Yêu cầu công việc
- Thân thiện, kỹ năng giao tiếp tốt.
- Cẩn thận, trung thực và đạo đức nghề nghiệp.
- Kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén và khéo léo.
Yêu cầu hồ sơ
Anantara Mui Ne Resort & Spa Chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh 4 giờ đi về phía đông, khu bãi biển vàng dài 10 km này là nơi quý khách nên tới để thư giãn. Biệt thự bên hồ bơi nằm rải rác trong những khu vườn nhiệt đới xung quanh đầm nước của resort.
Dùng bữa với hải sản tươi sống trong khi tận hưởng tầm nhìn ra biển tại resort của chúng tôi ở Mũi Né. Tham gia thử sức với môn lướt ván diều nổi tiếng. Quý khách có thể khám phá di tích Chăm, hoặc thử đi khinh khí cầu trên những đụn cát đỏ và trắng thoai thoải nổi tiếng ở Mũi Né.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giám sát buồng phòng là gì?
Giám sát buồng phòng là người đảm nhiệm vai trò phân công, giám sát công việc của nhân viên buồng phòng, giám sát chất lượng buồng phòng, theo dõi trạng thái phòng, đào tạo nhân viên, kiểm soát công cụ, dụng cụ, hóa chất… Bên cạnh đó những công việc như Giám sát bán hàng, Giám sát lễ tân, Giám sát nhà hàng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Giám sát buồng phòng
Phân chia, giám sát công việc nhân viên buồng phòng
Giám sát buồng phòng có nhiệm vụ chuẩn bị bảng phân công phòng khách cho nhân viên theo khu vực phụ trách, ghi chú những yêu cầu đặc biệt kèm theo (nếu có). Họ cũng là người phân công lịch trực cho nhân viên ca sáng, ca chiều; lên kế hoạch vệ sinh theo từng khu vực trong khách sạn theo công suất phòng và kế hoạch thời gian đảo nệm trong phòng khách và tổng vệ sinh phòng khách khi cần thiết. Giám sát Buồng phòng sẽ giám sát quá trình làm việc của nhân viên buồng phòng, kịp thời sửa các lỗi sai để đảm bảo phòng được dọn theo quy chuẩn của khách sạn, đánh giá nhân viên làm việc trong ca.
Kiểm tra vệ sinh phòng khách, khu vực tầng
Giám sát buồng phòng cũng là người kiểm tra vệ sinh phòng sạch để khách check in và phòng khách ở theo tiêu chuẩn của khách sạn bao gồm kiểm tra kỹ vệ sinh phòng VIP, phòng honey moon, phòng khách ở dài hạn, phòng khách công ty và đảm bảo mọi thứ được trưng bày theo đúng vị trí; kiểm tra vệ sinh khu vực hành lang, tầng, thang máy, thang bộ được đảm bảo sạch sẽ, không có các chướng ngại vật chiếm lối đi, lối thoát hiểm; kiểm tra chất lượng buồng phòng;...
Theo dõi tình trạng phòng
Giám sát buồng phòng là người theo dõi các báo cáo phòng có các ghi chú nào đặc biệt không: extra bed, baby cot, honey moon… để bố trí nhân viên sắp xếp phòng theo yêu cầu. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trong phòng hoạt động bình thường không. Nếu phát hiện hư hỏng phải báo ngay cho bộ phận liên quan để sửa chữa kịp thời. Giám sát hóa đơn minibar, giặt ủi và nhắc nhở nhân viên không đặt thiếu nước uống miễn phí hay thức uống trong minibar;... Giám sát buồng phòng là người phải thường xuyên cập nhật thông tin trên hệ thống phòng để cập nhật tình hình các phòng có sự thay đổi.
Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên buồng phòng
Giám sát Buồng phòng phải thực hiện việc huấn luyện nghiệp vụ buồng phòng cho các nhân viên mới, hướng dẫn lại cho các nhân viên làm chưa đúng quy trình. Cập nhật những phương pháp làm phòng mới và lên kế hoạch huấn luyện lại cho nhân viên cũng như đào tạo nhân viên buồng phòng.
Giám sát buồng phòng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91-156 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám sát buồng phòng
Tìm hiểu cách trở thành Giám sát buồng phòng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám sát buồng phòng?
Yêu cầu tuyển dụng của Giám sát buồng phòng
Để trở thành giám sát buồng phòng, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên phải tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học chuyên ngành du lịch khách sạn, ngoại ngữ hoặc chuyên ngành liên quan.
- Kiến thức chuyên môn: Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại vị trí giám sát hoặc quản lý buồng phòng tại các khách sạn 4-5 sao. Có các chứng chỉ về quản trị nhà hàng - khách sạn, lễ tân, kinh doanh là một lợi thế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Nhanh nhẹn, thao tác tốt: Đối với một giám sát buồng phòng thì sự nhanh nhẹn, linh hoạt và kỹ thuật thao tác tốt cũng là điều không thể thiếu. Trong một khách sạn thì giám sát buồng phòng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, công việc của họ có thể ảnh hưởng đến tiến độ của tất cả những người khác và năng suất chung của cả doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần phải đảm bảo mọi thao tác đều chính xác và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
- Chú ý đến từng chi tiết: Là người trực tiếp kiểm tra và đảm bảo hoạt động bình thường, khi làm việc giám sát buồng phòng cần phải có sự cẩn thận và tập trung vào từng chi tiết nhỏ nhất. Vì vậy, đức tính tỉ mỉ, cẩn thận là yếu tố không thể thiếu đối với giám sát buồng phòng.
- Kỹ năng phát hiện và xử lý phát sinh: Công việc luôn tiềm ẩn những vấn đề, sự cố về kỹ thuật nên giám sát buồng phòng cần biết cách phát hiện và xử lý vấn đề nhanh chóng để quá trình không bị gián đoạn. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể tự dựng lên một sự cố mà bạn sẽ gặp trong công việc, trong cuộc sống để kiểm tra kỹ năng tư duy phê phán của bản thân và tập xử lý cho quen. Dần dần, khi làm việc, bạn sẽ dần quen và không bị lúng túng khi phải đối mặt với các vấn đề phát sinh.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng với giám sát buồng phòng do trong quá trình làm việc với nhân viên các bộ phận khác. Nếu biết cách nói chuyện và tạo mối quan hệ, công việc của nhân viên vận hành mới sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tham khảo bài viết kỹ năng giao tiếp là gì để áp dụng sao cho quá trình làm việc, hợp tác đạt hiệu quả cao.
Các yêu cầu khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Giám sát Buồng phòng từ 2 - 4 năm
- Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình quản lý và cung cấp các giải pháp hiểu rõ hơn về quy trình công việc, các vấn đề thường gặp và cách giải quyết chúng.
- Biết quản lý giúp Giám sát Buồng phòng hiểu về cách phân công công việc, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Giám sát buồng phòng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Buồng phòng | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên Buồng phòng | 6.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Giám sát buồng phòng | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giám sát buồng phòng và các ngành liên quan:
- Giám sát kho: 17.000.000 - 19.000.000 đồng/tháng
- Giám sát Kỹ thuật: 18.000.000 - 22.000.000 đồng/tháng
1. Thực Tập Sinh Buồng phòng
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong năm đầu tiên, thực tập sinh buồng phòng thường học được cơ bản về quy trình làm việc trong ngành Buồng phòng. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm dọn dẹp, vệ sinh, và sắp xếp phòng theo hướng dẫn. Họ làm việc chặt chẽ với đồng đội và giám sát để nắm bắt quy trình làm việc và hiểu rõ về tiêu chuẩn chất lượng.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Buồng phòng mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Buồng phòng
Mức lương: 6.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi có kinh nghiệm cơ bản, thực tập sinh có thể được thăng cấp lên vị trí Nhân viên Buồng phòng. Nhiệm vụ của họ bao gồm việc giám sát nhóm thực tập sinh mới, đồng thời có thể tham gia vào quản lý nguồn nhân lực nhỏ và các hoạt động đào tạo cơ bản.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc nhân viên Buồng phòng mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Giám sát Buồng phòng
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm tích lũy và kiến thức sâu rộng, một số thực tập sinh có thể đạt đến vị trí Giám sát Buồng phòng. Trong vai trò này, họ thường đảm nhận trách nhiệm quản lý toàn bộ bộ phận Buồng phòng, điều hành quy trình làm việc và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
>> Đánh giá: Việc làm Giám sát Buồng phòng không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
5 bước giúp Giám sát Buồng phòng thăng tiến nhanh trong công việc
Nắm vững kiến thức
Giám sát Buồng phòng cần hiểu biết sâu về lĩnh vực phát triển du lịch, khách sạn, quản trị kinh doanh,... của mình, biết cách sử dụng các công cụ và phương pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên cải thiện kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực phát triển chuyên môn. Điều này bao gồm nắm vững các nguyên tắc hiểu tâm lý sếp và khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và người nhà của họ. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, Giám sát Buồng phòng sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến khách hàng hài lòng. Điều này cũng mở ra rất nhiều cơ hội thăng tiến cho Giám sát Buồng phòng.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các Giám sát Buồng phòng và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giám sát Buồng phòng cần phải có những kỹ năng xử lý trong những tình huống khẩn cấp xảy ra với khách hàng. Đôi khi bắt gặp những tình huống ấy trong quá trình làm việc, nhân viên phải chủ động trực tiếp sơ cứu để hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra. Nhân viên buồng phòng nên trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng về hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị điện giật, cách hạ sốt…
Sự nhanh nhẹn, thao tác tốt
Đối với một Giám sát Buồng phòng thì sự nhanh nhẹn, linh hoạt và kỹ thuật thao tác tốt cũng là điều không thể thiếu. Trong một khách sạn thì Giám sát Buồng phòng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, công việc của họ có thể ảnh hưởng đến tiến độ của tất cả những người khác và năng suất chung của cả doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần phải đảm bảo mọi thao tác đều chính xác và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát lễ tân đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám sát Bán hàng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Giám sát Nhà hàng hiện nay