1. Quản lý và chịu trách nhiệm về vận hành Phòng Đào Tạo tại Chi Nhánh:
- Lập kế hoạch hoạt động cho phòng đào tạo, lịch khai giảng các khoá học, lớp học theo tháng, theo quý phù hợp với mục tiêu của công ty trình Giám đốc chi nhánh. Trước ngày 25 hàng tháng phải lập kế hoạch hoạt động của tháng kế tiếp trình Giám đốc chi nhánh.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh những thay đổi cần thiết trong quá trình đào tạo để nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. - Chịu trách nhiệm về đánh giá chất lượng của học viên và giáo viên giảng dạy tại Chi nhánh. - Tổ chức thực hiện các cuộc họp đào tạo hàng tuần, hàng tháng, thực hiện kế hoạch đào tạo và phương thức giảng dạy đã được GĐCN phê duyệt.
- Đại diện cho Phòng Đào Tạo tại chi nhánh chịu trách nhiệm xử lý và làm việc với khách hàng đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh cho Giám Đốc Chi Nhánh
2. Quản lý giảng viên và học viên:
- Tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ giảng viên chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo của chi nhánh. - Định kỳ đánh giá và theo dõi hiệu suất giảng dạy của giảng viên, đưa ra phản hồi và hỗ trợ cải thiện.
- Quản lý giám sát danh sách học viên, đảm bảo sự tiến bộ và hài lòng của họ trong quá trình học.
3. Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo:
- Lập kế hoạch và tổ chức các khóa học, lớp học và các hoạt động đào tạo khác theo yêu cầu của khách hàng, theo quy định của công ty
- Đảm bảo sự chuẩn bị và tổ chức tốt cho các buổi học, bao gồm cung cấp tài liệu, phòng học, thiết bị và các nguồn lực khác.
- Giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo, thu thập phản hồi từ học viên và đưa ra cải tiến.
4. Quản lý hoạt động chăm sóc và tái tục:
- Định kỳ đánh giá và theo dõi chỉ tiêu doanh số của phòng đào tạo, đưa ra kế hoạch và biện pháp để đạt được mục tiêu.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để xây dựng và triển khai các sự kiện, kế hoạch marketing và bán hàng để tăng doanh số đào tạo.
- Theo dõi và báo cáo kết quả doanh số tái tục, tăng mới phân tích và đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả đào tạo, kinh doanh.-Bằng cấp đại học liên quan đến ngành giáo dục, Tiếng Anh hoặc chuyên ngành tương đương.
- Kinh nghiệm quản lý hoạt động đào tạo Tiếng Anh, ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục hoặc đào tạo.
- Sở hữu kiến thức chuyên môn vững về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh và các chương trình đào tạo.
- Kỹ năng quản lý nhân sự, lãnh đạo và xây dựng đội ngũ.
- Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và quản lý dự án.
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.
- Sự am hiểu về thị trường đào tạo Tiếng Anh và xu hướng ngành.Lương thưởng cạnh tranh theo năng lực
Có cơ hội thắng tiến cao
Đóng BHYT, BHXH theo quy định
Được tham gia các chương trình đào tạo với chuyên gia hàng đầu Việt Nam và nước ngoài
Được miễn giảm học phí cho con ruột
A plus luôn đồng hành và cam kết đưa thế hệ trẻ việt nam sẽ trở thành công dân toàn cầu: có hoài bão, tư duy và tầm nhìn rộng mở để không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà góp phần cho sự phát triển chung của cộng đồng thế giới và tôn vinh những bản sắc riêng của dân tộc. Để làm được điều đó Aplus sẽ hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững và trở thành hệ thống Trung tâm anh ngữ quốc tế- mầm non song ngữ chất lượng tốt nhất ở Việt Nam và khu vực.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng Đào tạo là gì?
Trưởng phòng đào tạo (Training Manager hoặc Head of Training) là người tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo, tập huấn trong một tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, họ sẽ lãnh đạo một nhóm tập huấn viên hoặc chính bản thân họ sẽ thực hiện việc đào tạo.
Mô tả công việc của trưởng phòng đào tạo
Dưới đây là tổng hợp các công việc mà Trưởng phòng đào tạo cần xoay vần trong suốt quãng đường sự nghiệp của mình:
Xây dựng các chương trình đào tạo mới
Thông qua việc phân tích nghề nghiệp, hướng phát triển nghề nghiệp, đánh giá năng lực nhân viên hiện tại, thảo luận với các quản lý trực tiếp, nhân viên và giám đốc, trưởng phòng đào tạo sẽ nhận định và phát triển các chương trình đào tạo mới. Chương trình đào tạo có thể là phát triển kỹ năng mới hoặc nâng cao những kỹ năng cũ, bổ sung kiến thức, các công nghệ mới có thể áp dụng vào công việc,... tùy theo nhu cầu.
Trưởng phòng đào tạo có nhiệm vụ tìm hiểu và cập nhật các phương pháp đào tạo mới để nâng cao hiệu quả đào tạo. Họ cũng sẽ lên trước lịch đào tạo trong năm cho doanh nghiệp, bao gồm sắp xếp thời gian, thông báo nhân sự và chuẩn bị ngân sách.
Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
Trưởng phòng đào tạo có nhiệm vụ tổ chức tập huấn đào tạo nhân viên mới và nhân viên cũ để nâng cao năng lực nghiệp vụ.
Trưởng phòng đào tạo cũng sẽ là người xây dựng hoặc tổ chức xây dựng các công cụ dành cho đào tạo như tài liệu tập huấn, các bài phát biểu, bài kiểm tra đầu vào đầu ra đối với nhân viên. Đối với những tài liệu tập huấn được cung cấp bởi các bên thứ ba, trưởng phòng đào tạo sẽ rà soát để tìm ra các điểm chưa phù hợp cần sửa.
Khi tổ chức các chương trình đào tạo, trưởng phòng đào tạo cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề hậu cần kỹ thuật như các trang thiết bị dùng cho tập huấn. Các công tác chuẩn bị khác như nơi tổ chức tập huấn (có thể là ngay tại doanh nghiệp hoặc tại một địa điểm bên ngoài), phương tiện đi lại, đồ dùng hậu cầu khác có thể không phải do trưởng phòng đào tạo chuẩn bị nhưng sẽ là người duyệt thông qua.
Trưởng phòng đào tạo có thể là người trực tiếp đào tạo, quản lý những tập huấn viên của bộ phận hoặc tìm kiếm những tập huấn viên phù hợp từ bên ngoài.
Ngoài ra, vị trí này còn có trách nhiệm thảo luận với các lãnh đạo để tìm ra các vấn đề trong đào tạo, các vấn đề cấu trúc và các điểm cần thay đổi cho phù hợp với từng bộ phận.
Phát triển các công cụ theo dõi đánh giá
Đối với vai trò đảm bảo năng lực của nhân viên, trưởng phòng đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng công cụ để thực hiện đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc (trước và sau khi diễn ra tập huấn). Từ những kết quả đánh giá này, họ có thể nhận định được những thiếu sót cần bổ sung hay lên ý tưởng cho những chương trình đào tạo tiếp theo.
Ngoài đánh giá con người, họ cũng đánh giá chương trình đào tạo (trong và sau khi diễn ra). Thêm nữa, họ sẽ thu thập ý kiến từ nhân viên để tổng hợp phản hồi về chương trình. Từ những đánh giá này, họ có thể tìm ra những vấn đề còn tồn tại (về nội dung tập huấn, cách thức tổ chức tập huấn) để sửa chữa hoặc phát triển những chương trình tốt hơn trong tương lai.
Trưởng phòng Đào tạo có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 325 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng Đào tạo
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng Đào tạo, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng Đào tạo?
Yêu cầu tuyển dụng trưởng phòng đào tạo
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
Sở hữu bằng cử nhân Chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản lý đào tạo, Tâm lý học, Tâm lý học hành vi,…
Có 3 năm kinh nghiệm trở lên tại vị trí Chuyên viên đào tạo hoặc các vị trí tương đương như Trợ lý Trưởng phòng đào tạo, Trưởng phòng Nhân sự và Đào tạo, Trưởng phòng Tuyển dụng và Đào tạo,…
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng tư duy phản biện: Đây là kỹ năng quan trọng của một Trưởng phòng đào tạo, vì họ phải đánh giá chương trình, tài liệu, lớp học, trả lời các câu hỏi của học viên.
- Kỹ năng ra quyết định: Người quản lý phải đưa ra quyết định về các chương trình đào tạo tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Để làm được điều này họ phải cân nhắc, xem xét kỹ những phương pháp, tài liệu để chọn ra giải pháp đúng đắn nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Là trưởng phòng đào tạo thì kỹ năng giao tiếp tốt cực kỳ quan trọng, họ không chỉ truyền đạt nội dung, các vấn đề cấp trên, đối tác, các bên liên quan mà còn phải hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới. Giao tiếp tốt là khả năng thuyết phục, kể chuyện, lắng nghe, giải thích,… đều khiến người nghe hiểu, có cảm nhận tốt.
- Kỹ năng lãnh đạo: Tất nhiên người quản lý nào cũng phải rèn luyện tố chất này, từ vị trí Trưởng phòng, giám đốc đến chủ tịch. Chỉ khi người lãnh đạo biết cách quản lý, điều hành nhân viên thì các công việc mới được sắp xếp hiệu quả, đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp.
Lộ trình thăng tiến của trưởng phòng đào tạo
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh đào tạo | 3.000.000 - 5.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Nhân viên đào tạo | 10.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên đào tạo | 20.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Trưởng phòng đào tạo | 25.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
Mức lương bình quâncủa Trưởng phòng đào tạo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Trưởng phòng hành chính: 20 - 27 triệu/tháng
- Trưởng phòng nhân sự: 20 - 25 triệu/tháng
1. Thực tập sinh
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng
2. Nhân viên đào tạo
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 1 - 3 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên đào tạo. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
3. Chuyên viên đào tạo
Mức lương: 20 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 3 - 6 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên đào tạo, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường đào tạo nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng dịch vụ khách hàng, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với nhân viên.
4. Trưởng phòng đào tạo
Mức lương: 25 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: Trên 6 năm
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng đào tạo. Vai trò của trưởng phòng đào tạo là đào tạo nhóm nhân viên, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc đào tạo nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
5 bước giúp Trưởng phòng đào tạo thăng tiến nhanh trong công việc
Chủ động trong việc học hỏi và phát triển kỹ năng
Trưởng phòng đào tạo cần chủ động trong việc nghiên cứu và học hỏi về các xu hướng mới trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực. Họ nên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo ngành nghề, và theo dõi các tài liệu chuyên ngành để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất.
Xây dựng và quản lý các chương trình đào tạo hiệu quả
Trưởng phòng đào tạo cần có khả năng thiết kế, triển khai và quản lý các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của tổ chức và nhân viên. Điều này bao gồm việc phân tích nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, xác định mục tiêu rõ ràng, và đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo.
Lãnh đạo và phát triển nhóm
Trưởng phòng đào tạo cần có khả năng lãnh đạo và phát triển nhóm, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cao. Họ nên khuyến khích sự phát triển cá nhân của từng thành viên trong nhóm, đồng thời xây dựng các kế hoạch phát triển nghề nghiệp để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và tiến bộ trong sự nghiệp.
Quản lý tài nguyên và ngân sách đào tạo
Trưởng phòng đào tạo cần có khả năng quản lý tài nguyên và ngân sách đào tạo một cách hiệu quả. Họ nên biết cân đối giữa việc sử dụng các nguồn lực hiện có để tối ưu hóa chất lượng đào tạo và đảm bảo sự hiệu quả trong việc chi tiêu.
Đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo
Cuối cùng, trưởng phòng đào tạo cần có khả năng đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động đào tạo. Họ nên thực hiện các phương pháp đánh giá như đánh giá phản hồi từ học viên, đo lường sự thay đổi trong năng lực sau đào tạo, và đánh giá impact của đào tạo đối với tổ chức. Việc này giúp họ liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo.
Những chiến lược này sẽ giúp trưởng phòng đào tạo phát triển trong lộ trình sự nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời mang lại giá trị lâu dài cho tổ chức thông qua việc nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên.
>> Khám phá thêm:
Việc làm Chuyên viên đào tạo và phát triển đang tuyển dụng
Việc làm Trưởng phòng đào tạo đang tuyển dụng