Việc làm Ngân Hàng Á Châu - ACB

Tìm thấy 16 việc làm đang tuyển dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Chuyên Gia Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng Doanh Nghiệp – USME
Ngân Hàng Á Châu - ACB
3.8
18 đánh giá 228 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Trên 20 triệu
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 08/07/2024
Hạn nộp hồ sơ: 08/08/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: Trên 7 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Bình Dương

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

Mục tiêu

- Người đảm nhận vị trí thiết lập quan hệ, phát triển, quản lý quan hệ với khách hàng doanh nghiệp phân khúc USME mới và hiện hữu; chịu trách nhiệm tư vấn các SPDV, chăm sóc khách hàng, theo dõi tình trạng khách hàng trong danh mục quản lý, bao gồm công tác quản lý rủi ro, theo dõi thu hồi nợ nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh mảng KHDN.

Trách nhiệm chính (1)

1. Am hiểu khách hàng:

- Thu thập/ tìm hiểu những nhận định, nguồn khách hàng tiềm năng (leads) nhằm hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu, thị trường, sản phẩm ngân hàng cạnh tranh… của phân khúc khách hàng USME/tiểu phân khúc trọng tâm được giao.

- Thực hiện công tác thu thập, phân tích thông tin về khách hàng (KH), tình hình hoạt động/phương

thức/phương án kinh doanh, BCTC,...của KH nhằm am hiểu đặc điểm and mô hình kinh doanh, các yếu tố thành công và rủi ro chính của khách hàng, nhu cầu của khách hàng theo phân khúc/tiểu phân khúc trọng tâm USME được giao, có khả năng tư vấn giải pháp tài chính cho khách hàng

2. Sản phẩm và Giá:

Liên tục cập nhật kiến thức về sản phẩm, các tính năng đặc điểm, lợi ích, selling point và chính sách liên quan để tư vấn cho khách hàng về:

-Sản phẩm dịch vụ (SPDV) chuẩn, gói SP, chương trình kinh doanh (CTKD) bao gồm huy động, tín dụng, dịch vụ, tài trợ thương mại, ngoại hối, sản phẩm phái sinh, và các sản phẩm khác dành cho khách hàng doanh nghiệp USME.

- Chính sách giá dựa trên kế hoạch tài chính với KH (ACP)/ rủi ro (RORWA)/ hiệu quả trên tài sản có rủi ro

(TOI/RWA) / giá trị vòng đời của KH (CLV) theo quy định của TCB

3. Bán hàng và dịch vụ:

- Thiết lập quan hệ với KHDN mới theo danh sách khách hàng được phân công hoặc tự tìm kiếm KH thông qua các mối quan hệ, diễn đàn, hội nghị…; xây dựng và phát triển quan hệ với KH hiện hữu, quản lý danh mục (về doanh số, chất lượng, cấu trúc...); đẩy mạnh bán thêm, bán chéo nhằm tăng wallet share và chất lượng danh mục theo định hướng chiến lược của TCB

- Lập kế hoạch bán, nhận diện và xác định cơ hội kinh doanh (ACP) với các khách hàng mục tiêu.

- Tư vấn tài chính cho khách hàng: tư vấn cho khách hàng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, phương thức quản lý báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, chi phí và lợi nhuận; phối hợp với các bộ phận bán sản phẩm và các đơn vị liên quan để xây dựng các giải pháp tài chính tổng thể, tối ưu trên cơ sở am hiểu khách hàng và diễn biến trong ngành, đảm bảo KH được phục vụ tốt nhất theo mô hình dịch vụ quy định bởi TCB trong từng thời kỳ.

- Chăm sóc khách hàng: Chịu trách nhiệm chăm sóc KH trong danh mục quản lý, chuyển tải CVP đến KH và thực hiện các cam kết chất lượng (TATs/ SLAs) nhằm gia tăng trải nghiệm, hài lòng của KH tại TCB

Trách nhiệm chính (2)

4. Quản lý rủi ro tín dụng:

4.1. Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng từ đầu đến cuối trên danh mục KH quản lý. Trực tiếp thực hiện/ phối hợp với Khối QTRR thẩm định Khách hàng; kiểm soát, làm việc với các bộ phận liên quan để hoàn thiện các thủ tục về trình duyệt, định giá, giải ngân, quản lý sau vay theo quy định của TCB.

4.2. Thẩm định tín dụng:

- Thu thập hồ sơ, tài liệu; kiểm tra, giám sát, cập nhật thông tin liên quan về Khách hàng, tình hình kinh doanh của Khách hàng nhằm phục vụ công tác quản lý tài khoản, đề xuất giải pháp, đánh giá, thẩm định và chăm sóc Khách hàng.

4.3. Quản lý sau cấp tín dụng:

- Chịu trách nhiệm về kiểm soát sau vay với danh mục KH mình quản lý và cùng phối hợp kiểm soát sau vay theo quy định Khối KHDN và QTRR ban hành.

- Đề xuất, phối hợp, thực hiện các biện pháp trong việc xử lý nợ quá hạn đối với Khách hàng mình quản lý.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của ngân hàng theo từng thời kỳ

5. Vận hành:

- Tuyệt đối tuân thủ các quy định, quy trình, hướng dẫn... liên quan

- Chủ động nhận diện và quản lý rủi ro hoạt động liên quan danh mục KH quản lý

Trách nhiệm chính (3)

6. Tổ chức and nhân sự:

- Phát triển bản thân nhằm thực thi tốt vai trò nhiệm vụ và thích ứng với sự thay đổi có liên quan đến công việc.

- Hợp tác chặt chẽ với các vị trí liên quan, hướng đến mục tiêu chung của đơn vị và ngân hàng.

7. Quản lý hiệu quả:

- Quản lý chặt chẽ kết quả kinh doanh thực hiện so với chỉ tiêu được giao

- Quản lý danh mục KH hiện hữu (về doanh số, chất lượng, cấu trúc...), đẩy mạnh bán thêm, bán chéo nhằm tăng wallet share và chất lượng danh mục theo định hướng của TCB.

8. Các công việc khác:

- Theo phân công của Giám đốc USME.

Yêu Cầu Công Việc

Chân dung Thành công - Bằng cấp, Kinh nghiệm

Trình độ đại học ưu tiên chuyên ngành Kinh tế/ Tài chính/ Ngân hàng/ QTKD/ Kế toán/ Kiểm toán Kinh nghiệm: Tối thiểu 7+ năm trong lĩnh vực bán hàng và thẩm định mảng KHDN

Ngoại ngữ: Ưu tiên UV có khả năng sử dụng 1 trong các ngoại ngữ Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Hàn

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Trên 20 Tr VND
Khu vực
Báo cáo

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Ngân Hàng Á Châu - ACB Xem trang công ty
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
442 Nguyễn Thị Minh Khai

ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trải dài 49 tỉnh thành trong số 63 tỉnh thành trong cả nước và có hơn 13.000 nhân viên, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.

Chính sách bảo hiểm

  • Gói bảo hiểm đặc biệt ACB Care dành cho nhân viên và người thân

Các hoạt động ngoại khóa

  • Teambuilding
  • Ngày hội gia đình
  • Hành trình kết nối yêu thương
  • Các hoạt động thể thao và hoạt động cộng đồng khác

Lịch sử thành lập

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993 được do ông Nguyễn Quang Phúc đảm nhiệm chức vụ Chủ Tịch HĐQT.
  • Giai đoạn 1993-1995, Hình thành ACB.
  • Giai đoạn 1996-2000, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa; Thành lập Công ty ACBS.
  • Giai đoạn 2001-2005, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn; Thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở; Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
  • Năm 2006, Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006; Thành lập Công ty ACBL
  • Năm 2007, Phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng 
  • Năm 2008, Tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng; Được Nhà nước Việt Nam trao hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. 
  • Năm 2011, Được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
  • Năm 2012, Sự cố tháng 8 năm 2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, nhưng ACB đã ứng phó tốt sự cố.
  • Năm 2013, Hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về tiền gửi khách hàng và cho vay. Nợ xấu của ACB được kiểm soát dưới mức 3%. Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. Thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của NHNN
  • Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm; hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.
  • Năm 2015, Công bố nhận diện thương hiệu mới (ngày 05 tháng 01); hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối, (ii) hình thành Trung tâm Thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v.
  • Năm 2016, ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy ATM, trang thông tin điện tử (website) ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, v.v. 
  • Năm 2017, ACB tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy trình, và các hạn mức quản lý rủi ro nhằm phù hợp với quy định hiện hành của NHNN. Đạt kết quả khả quan về hoạt động vận hành và chất lượng dịch vụ khách hàng; cụ thể tăng 20% hiệu suất nhân viên và giảm 50% lỗi nghiệp vụ. 
  • Năm 2018, Phát hành thành công 4.400 tỷ đồng trái phiếu AAA kỳ hạn ba năm và mười năm. Xử lý, thu hồi nợ có hiệu quả, do đó thu nhập từ xử lý nợ đạt gấp bốn lần năm 2017. 
  • Năm 2019, Bắt đầu thực hiện Chiến lược đổi mới ACB giai đoạn 2019 – 2024 được HĐQT thông qua cuối năm 2018. 
  • Năm 2020, ACB chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE. ACB cũng thực hiện thành công thương vụ độc quyền bảo hiểm nhân thọ với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam (thành viên của Tập đoàn Sun Life có trụ sở chính ở Canada), có giá trị lớn. 
  • Năm 2021, Áp dụng công nghệ eKYC, và ra mắt ứng dụng ACB Business Application cho khách hàng doanh nghiệp, v.v. nhằm giúp khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán thuận tiện và nhanh chóng.  
  • Năm 2022, ACB ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB One, đánh dấu bước chuyển đổi lớn của ACB trong định hướng số hóa hoạt động kinh doanh, và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Mission

Đem lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất, tăng trưởng tổng thu nhập ở mức cao, và đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 20%/năm trở lên.

Những nghề phổ biến tại Ngân Hàng Á Châu - ACB

Bạn làm việc tại Ngân Hàng Á Châu - ACB? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo Ngân Hàng Á Châu - ACB

Ngân Hàng Á Châu - ACB

Click để đánh giá