Căn cứ Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm năm 2024,
Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thông báo về việc tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm năm 2024, cụ thể:
I. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
Tổng chỉ tiêu tuyển dụng: 113 chỉ tiêu, trong đó:
1. Khối Mầm non:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 23 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Giáo viên Mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) : 17 chỉ tiêu
+ Kế toán viên (mã số 06.031) : 06 chỉ tiêu
2. Khối Tiểu học:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 45 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Giáo viên Tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) : 40 chỉ tiêu
+ Thư viện viên hạng III (mã số V.10.02.06) : 02 chỉ tiêu
+ Kế toán viên (mã số 06.031) : 02 chỉ tiêu
+ Văn thư viên (mã số 02.007) : 01 chỉ tiêu
3. Khối Trung học cơ sở:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 44 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) : 37 chỉ tiêu
+ Thư viện viên hạng III (mã số V.10.02.06) : 03 chỉ tiêu
+ Kế toán viên (mã số 06.031) : 02 chỉ tiêu
+ Thiết bị thí nghiệm (mã số V.07.07.20) : 02 chỉ tiêu
4. Trung tâm GDNN-GDTX Nguyễn Văn Tố:
– Tổng chỉ tiêu tuyển dụng : 01 chỉ tiêu, cụ thể:
+ Văn thư viên (mã số 02.007) : 01 chỉ tiêu
(Có biểu chi tiết kèm theo)
II. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TUYỂN DỤNG
1. Điều kiện chung
a) Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
– Có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực, hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp dự tuyển
2.1 Đối với vị trí Giáo viên:
a) Giáo viên Mầm non:
– Thí sinh dự tuyển Giáo viên Mầm non hạng III – Mã số chức danh nghề nghiệp: V.07.02.26.
– Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Giáo dục mầm non trở lên.
b) Giáo viên Tiểu học:
– Thí sinh dự tuyển Giáo viên Tiểu học hạng III – Mã số chức danh nghề nghiệp: V.07.03.29
– Yêu cầu trình độ: Có bằng Đại học trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học phù hợp với chỉ tiêu của trường đăng ký dự tuyển. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
c) Giáo viên Trung học cơ sở:
– Thí sinh dự tuyển Giáo viên Trung học cơ sở hạng III – Mã số chức danh nghề nghiệp: V.07.04.32
– Yêu cầu trình độ: Có bằng Đại học trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở phù hợp với chỉ tiêu của trường đăng ký dự tuyển. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.2 Đối với vị trí Nhân viên:
a) Viên chức làm công tác Thư viện:
– Chức danh nghề nghiệp Thư viện viên hạng III – Mã số: V.10.02.06
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
b) Viên chức làm công tác Văn thư:
– Ngạch Văn thư viên – Mã số: 02.007
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư – lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ
c) Viên chức làm công tác Thiết bị thí nghiệm:
– Chức danh nghề nghiệp Nhân viên Thiết bị thí nghiệm – Mã số: V.07.07.20
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành Công nghệ thiết bị trường học (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học)
e) Viên chức làm công tác Kế toán
– Chức danh nghề nghiệp Kế toán viên – Mã số: 06.031
– Yêu cầu trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành Kế toán
3. Điều kiện về trình độ Ngoại ngữ đối với người đăng ký tuyển dụng
a) Xác định năng lực ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu vị trí việc làm)
Căn cứ Công văn số 2860/SNV-XDCQ ngày 22/8/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc xác định năng lực ngoại ngữ trong quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp, quy định cụ thể:
– Đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam trong đó xác định có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương đương trình độ B1 theo khung Châu Âu).
– Đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp cao đẳng: Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, chuẩn đầu ra ngoại ngữ được xác định có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương đương trình độ A2 theo khung Châu Âu)
Lưu ý: Trường hợp người dự tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ (Phải được xác định bằng Giấy chứng nhận, Bảng điểm hoặc Giấy xác nhận do cơ sở giáo dục đào tạo cấp)
b) Hướng dẫn quy đổi trình độ Ngoại ngữ
Việc công nhận trình độ Ngoại ngữ tương đương thực hiện theo Hướng dẫn số 4645/SGD&ĐT-GDTX-CN ngày 14/12/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:
– Đối với các chứng chỉ Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C ban hành theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và A1, A2, B1, B2, C1, C2 ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo trước đây được tạm thời quy đổi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Khung 6 bậc) như sau:
+ Trình độ A theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ A1 theo QĐ số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 1 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ B theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ A2 theo QĐ số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 2 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ C theo Quyết định số 177/QĐ-TCBT và trình độ B1 theo QĐ số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 3 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ B2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 4 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ C1 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 5 của Khung 6 bậc;
+ Trình độ C2 theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT tương đương bậc 6 của Khung 6 bậc;
– Chứng chỉ Ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí nước ngoài tổ chức thi và cấp, được công nhận và còn thời hạn sử dụng có giá trị thay thế theo quy đổi tại Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
c) Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
III. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG XÉT TUYỂN
1. Hình thức tuyển dụng: Tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển theo 2 vòng quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
2. Nội dung: Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
*) Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Đối với thí sinh không có Chứng chỉ Ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu vị trí việc làm), Hội đồng xét tuyển sẽ tổ chức sát hạch bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính (Kết quả sát hạch được xác định theo số câu trả lời đúng, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì người dự tuyển được tham gia tiếp vòng 2)
*) Vòng 2: Tổ chức thực hành hoặc vấn đáp theo chức danh nghề nghiệp
– Đối với vị trí giáo viên: Thực hành thông qua giảng bài trên lớp (không có học sinh) để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
– Đối với vị trí nhân viên trường học dự tuyển vào các chức danh nghề nghiệp Kế toán viên, Thư viện viên hạng III, Thiết bị thí nghiệm, Văn thư viên: Thực hiện xét tuyển bằng hình thức vấn đáp.
Việc tổ chức xét tuyển thực hiện theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỂM ƯU TIÊN TRONG TUYỂN DỤNG
1. Đối tượng và điểm ưu tiên
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
2. Trường hợp người dự tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
V. XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thực hành hoặc vấn đáp tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm trong từng đơn vị.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thực hành hoặc vấn đáp tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì sẽ lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên để xác định người trúng tuyển như sau:
– Người có trình độ chuyên môn đăng ký dự tuyển cao hơn;
– Xếp loại tốt nghiệp cao hơn;
– Có điểm học tập trung bình toàn khóa cao hơn;
– Có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc đúng vị trí việc làm nhiều hơn;
– Người dự tuyển là Nữ;
– Người có tuổi đời cao hơn.
Trường hợp nếu sau khi sử dụng các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên để xác định người trúng tuyển mà vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch UBND quận quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức không được bảo lưu kết quả tuyển dụng cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
VI. PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Phiếu đăng ký dự tuyển
1.1. Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định kèm theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ gửi kèm theo Thông báo này) vào một vị trí việc làm tại một đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng tính trong Quận (nếu đăng ký tuyển dụng vào từ 2 vị trí trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách dự tuyển).
Người đăng ký dự tuyển viên chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp Phiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong Phiếu. Các nội dung khai trong phiếu phải đầy đủ, chính xác từ các giấy tờ bản gốc đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tính đến trước thời điểm chốt nộp phiếu đăng ký dự tuyển.
Người đăng ký dự tuyển phải trực tiếp nộp phiếu đăng ký dự tuyển (khi nộp xuất trình Căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng minh), nếu nộp hộ phải xuất trình thêm giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Các phiếu điền không đầy đủ thông tin bắt buộc trong phiếu được coi là phiếu không hợp lệ và không đủ điều kiện dự tuyển.
1.2. Sau khi có thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên (nếu có)… theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định.
1.3. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.
2. Lệ phí dự tuyển
Lệ phí tuyển dụng thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Căn cứ Thông báo Danh sách người đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng sẽ có Thông báo thời gian, địa điểm, cách thức nộp lệ phí trước khi tổ chức tuyển dụng.
VII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ
1. Thời gian:
– Kể từ ngày 01/11/2024 đến 17h00 ngày 30/11/2024 (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ theo quy định).
– Sáng: từ 8h00 đến 11h30; Chiều: từ 14h00 đến 17h00
2. Địa điểm:
Phòng Tiếp nhận Phiếu (Phòng Nội vụ quận, Phòng 212) – Số 126 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.
VIII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
(có biểu chi tiết kèm theo)
Thông báo này và các chi tiết liên quan đến công tác tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (Website của UBND quận hoàn Kiếm: www.hoankiem.hanoi.gov.vn; Website của phòng Giáo dục và Đào tạo quận và các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc quận); niêm yết tại trụ sở làm việc của UBND quận Hoàn Kiếm, phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: hoankiem.hanoi.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Gia Sư Thanh Nhạc là gì?
Gia sư thanh nhạc là giáo viên dạy kèm thanh nhạc cho mọi lứa tuổi có nhu cầu học tập âm nhạc, những bạn chưa tự tin vào khả năng âm nhạc của mình muốn cải thiện giọng hát và cả những người muốn theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp.
Mô tả công việc của Gia sư thanh nhạc
Giảng dạy kỹ thuật thanh nhạc
Gia sư thanh nhạc có trách nhiệm hướng dẫn học sinh các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản và nâng cao. Điều này bao gồm việc giảng dạy các khái niệm về hơi thở, phát âm, âm lượng, và nhịp điệu. Gia sư sẽ giúp học sinh cải thiện kỹ năng kiểm soát hơi thở, điều chỉnh âm thanh, và phát triển giọng hát một cách toàn diện. Các buổi học có thể bao gồm các bài tập luyện thanh, kỹ thuật kiểm soát giọng, và các phương pháp luyện tập để nâng cao âm sắc và khả năng biểu cảm.
Phát triển khả năng biểu diễn và phong cách cá nhân
Gia sư thanh nhạc không chỉ tập trung vào kỹ thuật ca hát mà còn giúp học sinh phát triển khả năng biểu diễn và phong cách cá nhân. Họ hướng dẫn học sinh cách biểu cảm khi hát, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, và thể hiện cảm xúc qua âm nhạc. Gia sư có thể tổ chức các buổi tập luyện biểu diễn, giúp học sinh chuẩn bị cho các buổi diễn, thi đấu, hoặc các sự kiện biểu diễn khác. Họ cũng có thể hỗ trợ học sinh trong việc chọn lựa và chuẩn bị các bài hát phù hợp với phong cách và sở thích cá nhân của học sinh.
Tạo ra kế hoạch học tập và theo dõi tiến trình
Gia sư thanh nhạc cần xây dựng kế hoạch học tập cá nhân hóa cho từng học sinh dựa trên mục tiêu và nhu cầu riêng của họ. Điều này bao gồm việc thiết lập các mục tiêu học tập, chọn lựa tài liệu học tập và bài tập luyện tập, và lên kế hoạch cho các buổi học. Gia sư cần theo dõi sự tiến bộ của học sinh, đánh giá kỹ năng và cung cấp phản hồi thường xuyên. Họ cũng nên điều chỉnh kế hoạch học tập khi cần thiết để phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của học sinh.
Cung cấp hỗ trợ về âm nhạc và lý thuyết âm nhạc
Gia sư thanh nhạc không chỉ giảng dạy kỹ thuật ca hát mà còn có thể cung cấp hỗ trợ về âm nhạc và lý thuyết âm nhạc. Họ giúp học sinh hiểu các khái niệm âm nhạc cơ bản như hợp âm, nốt nhạc, nhịp điệu, và cấu trúc bài hát. Gia sư có thể dạy học sinh cách đọc nhạc, viết nhạc, và áp dụng các lý thuyết âm nhạc vào việc luyện tập và biểu diễn. Sự hiểu biết về lý thuyết âm nhạc giúp học sinh cải thiện khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện bài hát một cách chính xác và đầy cảm xúc.
Gia Sư Thanh Nhạc có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
20,8 - 52 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Gia Sư Thanh Nhạc
Tìm hiểu cách trở thành Gia Sư Thanh Nhạc, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Gia Sư Thanh Nhạc?
Yêu cầu tuyển dụng gia sư
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Gia sư thanh nhạc cần có ít nhất bằng cử nhân về âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, hoặc các lĩnh vực liên quan. Bằng cấp này cung cấp cho gia sư nền tảng vững chắc về lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật thanh nhạc, và kiến thức về các thể loại âm nhạc khác nhau. Ứng viên có chứng chỉ về giảng dạy thanh nhạc hoặc đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên sâu về giọng hát sẽ có lợi thế lớn, vì điều này chứng tỏ khả năng và sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực này.
- Kiến thức chuyên môn: Gia sư thanh nhạc cần có kiến thức sâu rộng về các kỹ thuật thanh nhạc như hơi thở, phát âm, và kiểm soát giọng hát. Điều này bao gồm khả năng hướng dẫn học viên cách sử dụng giọng hát một cách an toàn và hiệu quả, tránh các chấn thương thanh quản. Ngoài ra, kiến thức về lịch sử âm nhạc, các phong cách âm nhạc khác nhau (như cổ điển, nhạc pop, jazz, opera), và khả năng đọc nốt nhạc cũng là những yếu tố quan trọng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giảng dạy: Gia sư thanh nhạc phải có kỹ năng giảng dạy xuất sắc, bao gồm khả năng trình bày kiến thức một cách dễ hiểu và hấp dẫn. Kỹ năng này bao gồm việc tùy chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ và phong cách học tập của từng học viên. Gia sư cần có khả năng kiên nhẫn, động viên học viên và tạo ra các bài học thú vị giúp học viên tiến bộ nhanh chóng. Ngoài ra, việc biết cách đánh giá tiến độ và điều chỉnh giáo án phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng trong giảng dạy thanh nhạc.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp gia sư truyền đạt kiến thức và kỹ thuật một cách rõ ràng và dễ hiểu. Gia sư cần có khả năng lắng nghe và phản hồi một cách xây dựng, giúp học viên cảm thấy thoải mái và tự tin trong quá trình học tập. Khả năng thuyết phục và truyền cảm hứng cũng rất quan trọng để học viên duy trì đam mê và động lực trong học tập.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Gia sư cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để lên kế hoạch và tổ chức các buổi học một cách hợp lý. Điều này bao gồm việc lập lịch học linh hoạt phù hợp với thời gian của học viên và đảm bảo rằng mỗi buổi học được tối ưu hóa để đạt được mục tiêu học tập đề ra. Kỹ năng quản lý thời gian cũng liên quan đến việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy và đánh giá tiến độ học viên theo định kỳ.
Các yêu cầu khác
- Kinh nghiệm thực tế: Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc, nhưng kinh nghiệm biểu diễn chuyên nghiệp hoặc từng làm việc với các nhóm nhạc, nhà hát, hoặc trong các chương trình nghệ thuật là một lợi thế lớn. Kinh nghiệm này giúp gia sư hiểu rõ hơn về môi trường biểu diễn thực tế và có thể truyền đạt kinh nghiệm quý báu này cho học viên.
- Cam kết và đam mê với nghề: Một gia sư thanh nhạc xuất sắc cần có cam kết với sự phát triển của học viên và đam mê với âm nhạc. Gia sư nên không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới để cải thiện kỹ năng giảng dạy và mang lại những giá trị tốt nhất cho học viên. Đam mê với âm nhạc và giảng dạy sẽ là động lực giúp gia sư không ngừng nỗ lực và sáng tạo trong công việc.
Lộ trình thăng tiến của Gia sư thanh nhạc
1. Gia sư thanh nhạc
Mức lương: 1,5 - 4,5 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Gia sư thanh nhạc chịu trách nhiệm giúp học sinh phát triển kỹ năng hát và kỹ thuật thanh nhạc của mình. Gia sư sẽ hướng dẫn học sinh các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, bao gồm cách kiểm soát hơi thở, phát âm đúng và phát triển âm sắc giọng hát. Họ cũng cung cấp các bài tập luyện tập để cải thiện kỹ năng hát, bao gồm cả kỹ thuật âm thanh, nhịp điệu và phong cách biểu diễn.
>> Đánh giá: Gia sư thanh nhạc là vị trí thích hợp cho những người đam mê âm nhạc và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh trong việc phát triển kỹ năng hát và biểu diễn. Công việc này đặc biệt phù hợp với những người có nền tảng vững vàng trong âm nhạc, kinh nghiệm biểu diễn hoặc giảng dạy thanh nhạc, và khả năng giúp học sinh nâng cao kỹ năng thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao. Gia sư thanh nhạc cần có khả năng truyền đạt các kỹ thuật hát như kiểm soát hơi thở, phát âm đúng, và phát triển âm sắc giọng hát.
2. Gia sư luyện viết chữ đẹp
Mức lương: 1,5 - 3,5 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 5 năm
Gia sư luyện viết chữ đẹp chuyên hướng dẫn học sinh cải thiện kỹ năng viết chữ bằng tay, từ các kỹ thuật cơ bản đến các phong cách viết chữ đẹp hơn. Công việc của gia sư bao gồm việc dạy học sinh cách cầm bút đúng cách, các phương pháp viết chữ đẹp, và cách tạo ra các nét chữ thanh thoát và rõ ràng. Gia sư cũng cần phải thiết kế các bài tập luyện tập phù hợp với trình độ của học sinh và theo dõi sự tiến bộ của họ.
>> Đánh giá: Kỹ năng cần thiết bao gồm khả năng thiết kế các bài tập luyện chữ phù hợp với trình độ của học sinh, cùng với khả năng tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích. Gia sư luyện viết chữ đẹp cần phải có khả năng phát hiện và điều chỉnh các thói quen viết sai, và khả năng làm cho việc luyện chữ trở nên thú vị và hấp dẫn cho học sinh.
>> Xem thêm:
Việc làm Gia sư Toán đang tuyển dụng
Việc làm Gia sư Hóa học mới cập nhật
Việc làm Gia sư tiếng Anh hiện tại