3 việc làm
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng tuyển dụng viên chức năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Nam Định
Đăng 30+ ngày trước
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng tuyển dụng viên chức năm 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
2 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 5
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 5
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 08/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: Đang cập nhật
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 66
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Thực hiện Kế hoạch số 2259/KH-SGDĐT ngày 08/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Đà Nẵng về việc xét tuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024, Sở GDĐT thông báo kế hoạch tuyển dụng viên chức ở các vị trí việc làm giáo viên năm 2024 như sau:

I. NHU CẦU TUYỂN DỤNG
Sở GDĐT tuyển dụng 72 giáo viên cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật (gồm Trường Chuyên biệt Tương Lai và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng), cụ thể:

 

 

Số TT

 

 

Đơn vị dự tuyển

 

 

Số lượng cần tuyển

 

 

Tên vị trí việc làm

Chức danh nghề nghiệp Mã chức danh nghề nghiệp
    Tổng cộng: 55, trong đó Giáo viên trung học phổ thông hạng III Giáo viên trung học phổ thông hạng III  
    theo từng môn học như sau:  
    – Toán: 03  
    – Sinh học: 02  
    – Ngữ văn: 04  
    – Lịch sử: 13  
  Trường trung – Địa lí: 03  
  học phổ – Tiếng Anh: 05  
  thông (bao – Tiếng Pháp: 01  
  gồm Trường – Tin học: 02 V.07.05.15
  THPT chuyên Lê Quý Đôn và – Giáo dục thể chất: 09  
1   – Giáo dục quốc phòng và

 

an ninh: 03

 
  Trường
THCS và
THPT
Nguyễn
Khuyến)
– Giáo dục kinh tế và pháp  luật: 02  
       
    – Công nghệ (công nghiệp):  
       
    – Âm nhạc: 05  
    – Mĩ thuật: 01  
    Tổng cộng: 03, trong đó Giáo viên trung học cơ sở hạng III Giáo viên trung học cơ sở hạng III  
    theo từng môn học như sau:  
    – Toán: 01 V.07.04.32
    – Lịch sử: 01  
    – Tiếng Anh: 01  

 

 

 

 

2

 

 

 

Trung tâm giáo dục

thường xuyên

Tổng cộng: 11, trong đó

 

theo từng môn học như sau:

–  Toán: 01

–  Ngữ văn: 02

–  Lịch sử: 01

–  Địa lí: 02

–  Tiếng Anh: 05

 

 

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

 

 

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

 

 

 

V.07.05.15

 

 

 

 

 

3

 

 

 

Cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật

 

 

Toán: 01

Giáo viên trung học

 

cơ sở hạng III

Giáo viên trung học

 

cơ sở hạng III

 

 

V.07.04.32

 

 

Giáo viên tiểu học: 01

Giáo viên tiểu học

 

hạng III

Giáo viên tiểu học

 

hạng III

 

 

V.07.03.29

 

 

Giáo viên mầm non: 01

Giáo viên mầm non

 

hạng III

Giáo viên mầm non

 

hạng III

 

 

V.07.02.26

Lưu ý: Mỗi người chỉ được đăng ký dự tuyển ở một đơn vị dự tuyển ở bảng trên và chỉ ở một môn học.
II. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG: Xét tuyển.
III. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN
Người đăng ký xét tuyển vào viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí, chức danh dự tuyển và đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 22, Luật Viên chức.
IV. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC HỒ SƠ, PHÍ XÉT TUYỂN
1. Điều kiện
a) Điều kiện chung
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển;
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
b) Điều kiện cụ thể

Ngoài các điều kiện chung, người đăng ký dự tuyển phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm dự tuyển, cụ thể:

Thứ tự Chức danh

 

nghề nghiệp

Yêu cầu của chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm dự tuyển
 

 

 

 

 

1

 

 

 

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

–  Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học ở trường trung học phổ thông thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

 

 

 

 

 

2

 

 

 

Giáo viên trung học cơ sở hạng III

–  Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học ở trường trung học cơ sở thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

 

 

 

3

 

 

Giáo viên tiểu học hạng III

–  Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc Giáo dục đặc biệt;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

 

 

 

4

 

 

Giáo viên mầm non hạng III

–  Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non hoặc Giáo dục đặc biệt trở lên;

 

–  Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

–  Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Ngoài ra, người đăng ký dự tuyển ở một số vị trí phải đảm bảo các yêu cầu

– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Tiếng Anh phải có trình độ C1 Tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung châu Âu (tương đương bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), trường hợp người đăng ký dự tuyển không có chứng chỉ C1 Tiếng Anh thì có thể sử dụng giấy xác nhận đạt trình độ C1 Tiếng Anh trong kỳ thi khảo sát năng lực Tiếng Anh của đơn vị có thẩm quyền;

– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Tin học phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Tin học hoặc đại học chuyên ngành Tin học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên môn Công nghệ (công nghiệp) phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm Vật lý hoặc sư phạm Kỹ thuật công nghiệp hoặc đại học chuyên ngành Vật lý và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Người được đào tạo ghép hai môn chỉ được đăng ký dự tuyển một trong hai môn được đào tạo;
– Đối với người đăng ký dự tuyển giáo viên trung học cơ sở môn Toán (dự tuyển vào cơ sở giáo dục chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật) phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục học sinh khuyết tật.
2. Thủ tục hồ sơ
– Người đăng ký dự tuyển viên chức kê khai đầy đủ nội dung tại Phiếu đăng ký dự tuyển (kèm theo Thông báo này) và nộp Phiếu đăng ký dự tuyển trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính theo địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GDĐT, Tầng 1, Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
– Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển được đăng tải trên website: www.danang.edu.vn.
Lưu ý:
– Người đăng ký dự tuyển viên chức chỉ kê khai các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm đã được các cơ sở giáo dục đào tạo cấp trước ngày nộp Phiếu đăng ký dự tuyển; không sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, giấy chứng nhận đã hoàn thành kỳ thi chờ cấp chứng chỉ… để thay thế các văn bằng, chứng chỉ theo quy định;
– Người đăng ký dự tuyển viên chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin kê khai tại Phiếu đăng ký dự tuyển và tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp phát hiện hành vi gian lận trong kê khai hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, hợp lệ, Sở GDĐT sẽ hủy kết quả tuyển dụng.
3. Phí tuyển dụng
– Phí tuyển dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
– Sau khi tổng hợp số lượng người đăng ký dự tuyển, Sở GDĐT sẽ thông báo cụ thể mức phí tuyển dụng và thực hiện thu phí tuyển dụng. Những người đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển nhưng không nộp phí tuyển dụng thì không đủ điều kiện dự tuyển.

V. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Nguyên tắc tuyển dụng
a) Chỉ tuyển dụng đủ số lượng giáo viên theo nhu cầu tuyển dụng quy định tại Mục I của Thông báo này.
b) Tuyển dụng đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, đúng pháp luật và được thông qua Hội đồng tuyển dụng viên chức của Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng.
c) Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định và được bố trí đúng vị trí việc làm đăng ký dự tuyển.
d) Điểm kết quả xét tuyển của người dự tuyển được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Nội dung, hình thức xét tuyển, cách tính điểm
Nội dung và hình thức xét tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng thì người dự tuyển được tham dự vòng 2 (bao gồm cả việc kiểm tra các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí việc làm).
Thí sinh kê khai thông tin chứng chỉ ngoại ngữ để chứng minh trình độ ngoại ngữ; yêu cầu trình độ ngoại ngữ tại bản mô tả công việc và khung năng lực đối với các vị trí việc làm tuyển dụng như sau:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III, Giáo viên trung học cở sở hạng III, Giáo viên tiểu học hạng III: bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Giáo viên mầm non hạng III: bậc 1 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Nếu có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
b) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Nếu không có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp thì Hội đồng xét tuyển tổ chức sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Lưu ý: Thí sinh chịu trách nhiệm về việc đảm bảo yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định tại điểm c khoản này, trong đó phải chứng minh được chuẩn đầu ra ngoại ngữ tại cơ sở đào tạo có giá trị tương đương hoặc cao hơn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của vị trí việc làm. Trường hợp sau khi trúng tuyển, thí sinh không chứng minh được đảm bảo điều kiện về trình độ ngoại ngữ theo quy định thì Sở Giáo dục và Đào tạo hủy kết quả tuyển dụng.
Vòng 2: Nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức xét tuyển: Thực hành;
– Nội dung: Cách thức tổ chức một hoặc một số hoạt động giáo dục trong một tiết lên lớp theo yêu cầu;
– Thời gian: 15 phút (thí sinh có thời gian 30 phút để chuẩn bị nội dung trước khi trình bày);
– Thang điểm: 100 điểm.
3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:

– Có kết quả xét tuyển tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 4 Mục V Thông báo này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm (từng môn học theo từng đơn vị dự tuyển).
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại tiết 2 điểm a khoản này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phỏng vấn để quyết định người trúng tuyển.
c) Người không được tuyển dụng trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
4. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Đối tượng ưu tiên, điểm ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Trường hợp người dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
VI. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VÀ TỔ CHỨC XÉT TUYỂN
Sở GDĐT thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website www.danang.edu.vn của Sở GDĐT và niêm yết công khai về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ, thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng; cụ thể như sau:
1. Thời gian
Thời gian thực hiện việc tuyển dụng viên chức cụ thể như sau:
a) Thông báo kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website www.danang.edu.vn và tại bảng niêm yết của Sở GDĐT (Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở GDĐT, Tầng 1, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển từ ngày 12/8/2024.
b) Thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 12/8/2024 đến hết ngày 10/9/2024.
c) Ngày 12/9/2024, Sở GDĐT sẽ niêm yết danh sách những người đã đăng ký dự tuyển đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện để người dự tuyển nộp phí tuyển dụng; danh sách người dự tuyển phải tham dự sát hạch trình độ ngoại ngữ đối với người dự tuyển không kê khai chứng chỉ ngoại ngữ để xác định trình độ ngoại ngữ; thời gian, địa điểm thu phí tuyển dụng và hướng dẫn nội dung, tài liệu ôn tập trên website www.danang.edu.vn và tại bảng niêm yết của Sở GDĐT (không tổ chức ôn tập tập trung).

d) Tổ chức thu phí tuyển dụng: Ngày 13/9/2024 và 14/9/2024.
Những người không nộp phí tuyển dụng thì không đủ điều kiện dự tuyển. đ) Ngày 17/9/2024: tổ chức sát hạch trình độ ngoại ngữ đối với người dự
tuyển không kê khai chứng chỉ ngoại ngữ để xác định trình độ ngoại ngữ;
e) Ngày 18/9/2024: niêm yết công khai tại bảng niêm yết của Sở GDĐT và trên website www.danang.edu.vn danh sách thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 2, giờ đến tập trung tại phòng thi của mỗi thí sinh.
g) Ngày 20/9/2024: người dự tuyển có mặt tại Hội trường Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn lúc 14 giờ 30 ngày 20/9/2024 để dự Lễ khai mạc kỳ xét tuyển và phổ biến nội quy, quy chế kỳ xét tuyển.
k) Tổ chức xét tuyển vòng 2: Ngày 21/9/2024 và ngày 22/9/2024 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
l) Công bố kết quả điểm xét tuyển vòng 2: ngày 25/9/2024.
m) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, Sở GDĐT thông báo công khai trên trang thông tin điện tử www.danang.edu.vn và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký; thông báo thời hạn người trúng tuyển đến Sở GDĐT để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
2. Địa điểm nhận hồ sơ
Địa điểm nhận Phiếu đăng ký dự tuyển:
– Đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng;
– Địa chỉ: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Giáo dục và Đào tạo, Tầng 1, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, số điện thoại: 0236.3 881 888./.

Khu vực
Báo cáo
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng

  • Địa điểm: Tầng 21 Trung tâm hành chính Thành phố Đà Nẵng, 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

  • Điện thoại: 0236.382.1066;

  • Email: vanphong.sodanang@moet.edu.vn - sgddt@danang.gov.vn;

  • Website: http://www.danang.edu.vn/

  • Giám đốc: bà Lê Thị Bích Thuận

Ngoài công tác đẩy mạnh chất lượng học tập thì Sở GD&ĐT Đà Nẵng còn chú trọng đến phát triển giáo dục nhân cách, chính sách tư tưởng, dân trí, giá trị sống cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, tạo mọi điều kiện và cơ sở vật chất tốt nhất để đảm bảo chất lượng dạy và học.

Công việc của Giáo viên tiếng Pháp là gì?

Giáo viên tiếng Pháp (French teacher) là người có chuyên môn về ngôn ngữ Pháp và có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức và kỹ năng về tiếng Pháp cho học sinh hoặc người học thông qua quá trình giảng dạy và hướng dẫn. 

Mô tả công việc của Giáo viên tiếng Pháp

Giảng dạy Ngữ pháp và Từ vựng

Một phần quan trọng của công việc của Giáo viên tiếng Pháp là giảng dạy ngữ pháp và từ vựng. Họ phải biết cách truyền đạt các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu và sinh động cho học viên. Đồng thời, giáo viên cũng cần tạo ra các bài học thú vị và phong phú để học viên có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.

Phát triển kỹ năng Nghe và Nói

Một phần quan trọng khác của công việc là giúp học viên phát triển kỹ năng nghe và nói. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các hoạt động thực hành, như diễn đạt về các chủ đề cụ thể, luyện đọc các văn bản, hoặc thậm chí là tổ chức các cuộc thảo luận và trò chuyện trong tiếng Pháp.

Đánh giá và Phản hồi

Cuối cùng, Giáo viên tiếng Pháp thường cung cấp đánh giá và phản hồi cho học viên để họ có thể theo dõi tiến bộ của mình. Họ cung cấp gợi ý và lời khuyên để học viên có thể cải thiện kỹ năng của mình và tiếp tục phát triển trong quá trình học tiếng Pháp.

Giáo viên tiếng Pháp có mức lương bao nhiêu?

195 - 260 triệu /năm
Tổng lương
180 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
15 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

195 - 260 triệu

/năm
195 M
260 M
65 M 520 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giáo viên tiếng Pháp

Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên tiếng Pháp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giáo viên tiếng Pháp
195 - 260 triệu/năm
Giáo viên tiếng Pháp

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
33%
2 - 4
47%
5 - 7
14%
8+
6%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên tiếng Pháp?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với giáo viên tiếng Pháp

Yêu cầu tuyển dụng đối với giáo viên tiếng Pháp có thể thay đổi tùy theo loại hình giáo dục, địa điểm làm việc và mục tiêu học tập cụ thể. Tuy nhiên, sau đây là một số yêu cầu phổ biến mà nhiều tổ chức giáo dục yêu cầu khi tuyển dụng giáo viên tiếng Pháp:

Yêu cầu bằng cấp và trình độ chuyên môn

  • Bằng cấp và chuyên môn: Ứng viên cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành Tiếng Pháp, Giảng Dạy Tiếng Pháp, hoặc các ngành liên quan. Việc có chứng chỉ sư phạm hoặc các chứng chỉ giảng dạy Tiếng Pháp như chứng chỉ DELF/DALF là một lợi thế, khẳng định khả năng chuyên môn và khả năng giảng dạy của ứng viên.

  • Kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức văn hóa: Ứng viên cần có kinh nghiệm giảng dạy Tiếng Pháp ở các cấp độ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao. Hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, và xã hội Pháp cũng là yêu cầu quan trọng, nhằm giúp học sinh không chỉ nắm vững ngôn ngữ mà còn hiểu rõ bối cảnh văn hóa nơi ngôn ngữ được sử dụng.

  • Sự thành thạo về ngôn ngữ: Giáo viên tiếng Pháp phải có trình độ lưu loát trong tiếng Pháp, bao gồm cả khả năng nghe, nói, đọc và viết. Sự thành thạo này thường được đánh giá thông qua kiểm tra ngôn ngữ hoặc cuộc phỏng vấn.

Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt là quan trọng để giảng dạy hiệu quả. Giáo viên cần có khả năng tương tác với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp một cách hiệu quả.
  • Khả năng sáng tạo và linh hoạt: Giáo viên tiếng Pháp cần có khả năng tạo ra bài giảng thú vị, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của học sinh. Họ cũng nên có khả năng thích nghi với các phương pháp giảng dạy khác nhau.
  • Kiên nhẫn và lòng nhiệt tình: Giáo viên tiếng Pháp nên có lòng kiên nhẫn và sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ.
  • Khả năng sử dụng công nghệ giáo dục: Trong thời đại số hóa, khả năng sử dụng công nghệ giáo dục và các phương tiện học tập trực tuyến cũng là một yếu tố quan trọng.

Lộ trình thăng tiến của Giáo viên tiếng Pháp

Vị trí 

Số năm kinh nghiệm

Mức lương

Trợ giảng tiếng Pháp

Dưới 2 năm

khoảng 8 triệu - 12 triệu đồng/tháng

Giáo viên tiếng Pháp

Trên 2 năm

khoảng 10 triệu - 20 triệu đồng/tháng

Dưới đây là mức lương trung bình cho các vị trí liên quan và lộ trình thăng tiến của giáo viên tiếng Pháp theo các cấp bậc và giới thiệu kèm theo khoảng thời gian kinh nghiệm tương ứng:

Mức lương trung bình của ngành giáo viên tiếng pháp theo kinh nghiệm như sau:

Tùy theo năng lực làm việc trên thực tế cũng như các thành quả tạo ra mà sẽ quyết định đến có chênh lệch mạnh mẽ hơn. Để biết thêm một cách chi tiết về lộ trình thăng tiến của việc giáo viên tiếng Pháp.

1. Trợ giảng tiếng Pháp

Mức lương: 8  - 12 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm

Trợ giảng tiếng Pháp là người hỗ trợ giáo viên chính trong quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến tiếng Pháp. Công việc của Trợ giảng bao gồm hỗ trợ trong việc chuẩn bị bài giảng, tài liệu học tập và các hoạt động ngoại khóa. Họ thường giúp đỡ học sinh trong các bài tập, bài kiểm tra và thảo luận nhóm. Ngoài ra, Trợ giảng tiếng Pháp cũng có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ hành chính như quản lý điểm danh, hỗ trợ giáo viên chính trong việc tổ chức hoạt động lớp học và duy trì trật tự trong lớp học.

2. Giáo viên tiếng Pháp

Giáo viên tiếng Pháp có trách nhiệm giảng dạy và chăm sóc học sinh trong quá trình học tập ngôn ngữ Pháp. Các nhiệm vụ chính của họ bao gồm chuẩn bị và thực hiện các bài giảng, đảm bảo rằng nội dung giảng dạy phù hợp với chương trình học. Họ cũng thường xuyên tiếp xúc với học sinh để theo dõi tiến trình học tập và cung cấp phản hồi xây dựng. Ngoài ra, giáo viên cũng tham gia vào việc xây dựng các hoạt động học tập ngoài giờ và hỗ trợ trong việc tổ chức các sự kiện liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Pháp.

Lộ trình thăng tiến có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức giáo dục và hệ thống chính sách của quốc gia. Thời gian kinh nghiệm được đề cập chỉ là một ước lượng và có thể biến đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như năng lực, thành tích và cơ hội phát triển trong môi trường làm việc.

5 bước để giáo viên tiếng Pháp thăng tiến nhanh trong công việc

Phát triển kỹ năng sư phạm và nghiên cứu giáo dục

Giáo viên cần liên tục cải thiện và mở rộng kỹ năng sư phạm của mình thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu và các chương trình phát triển nghề nghiệp. Tham gia các hội thảo, hội nghị về giáo dục và nghiên cứu phương pháp giảng dạy Tiếng Pháp mới sẽ giúp giáo viên không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tạo ấn tượng tích cực với nhà trường và đồng nghiệp. Những kỹ năng này có thể mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo trong ngành giáo dục.

Nâng cao trình độ học thuật và chuyên môn

Để thăng tiến nhanh, giáo viên nên đầu tư vào việc nâng cao trình độ học thuật, chẳng hạn như theo học các chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên ngành giảng dạy ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ học. Điều này không chỉ củng cố nền tảng kiến thức mà còn thể hiện sự cam kết đối với nghề nghiệp, đồng thời giúp giáo viên có cơ hội đảm nhận các vai trò cao cấp hơn, chẳng hạn như trưởng khoa hoặc cố vấn học thuật.

Xây dựng mối quan hệ và hợp tác chuyên môn

Việc tham gia vào các cộng đồng chuyên môn, như hiệp hội giáo viên Tiếng Pháp, giúp giáo viên kết nối với các đồng nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực này. Xây dựng mối quan hệ chuyên môn chặt chẽ và hợp tác với các trường học hoặc tổ chức giáo dục khác có thể dẫn đến các cơ hội thăng tiến, bao gồm việc được đề cử vào các vị trí quản lý hoặc được giao nhiệm vụ triển khai các dự án giáo dục lớn.

Tham gia các dự án và sáng kiến giáo dục

Giáo viên nên chủ động tham gia hoặc dẫn dắt các dự án và sáng kiến giáo dục tại trường, chẳng hạn như phát triển chương trình giảng dạy mới, tổ chức các sự kiện văn hóa Pháp hoặc điều phối các chương trình trao đổi học sinh. Việc này không chỉ nâng cao kinh nghiệm quản lý mà còn tạo điều kiện cho giáo viên chứng minh khả năng lãnh đạo, từ đó tăng cường cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý hoặc giám sát.

Đón nhận công nghệ và đổi mới trong giảng dạy

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng các công nghệ mới vào giảng dạy, như sử dụng các nền tảng học trực tuyến, phát triển tài liệu giảng dạy số, và áp dụng phương pháp học tập dựa trên công nghệ, sẽ giúp giáo viên Tiếng Pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy. Sự đổi mới này không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh trong giảng dạy mà còn mở ra cơ hội cho các vai trò quản lý trong các dự án công nghệ giáo dục hoặc các vị trí giảng viên công nghệ trong ngành giáo dục.

Đọc thêm:

Việc làm Giáo viên tiếng Pháp đang tuyển dụng

Việc làm thực tập sinh tiếng Pháp đang tuyển dụng

Tìm việc theo nghề nghiệp