Mô tả công việc
- Tham gia công tác kỹ thuật thi công tại công trường các dự án CỌC NỀN MÓNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ TẦNG GIAO THÔNG liên quan đến các sản phẩm của công ty như Cọc bê tông, Cấu kiến bê tông đúc sẵn, bê tông lắp ghép....
- Triển khai và giám sát quá trình thi công theo biện pháp thi công được duyệt cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước được Chủ đầu tư yêu cầu áp dụng vào thi công công trình.
- Thực hiện kiểm tra hoặc nghiệm thu cọc trước khi tiến hành thi công đóng/ ép/ khoan hạ cọc.
- Ghi nhật ký thi công công trình. Theo dõi số lượng, chất lượng cọc về công trường và báo cáo hàng ngày.
- Lập biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng với chủ đầu tư/Tổng thầu/Tư vấn giám sát vào cuối mỗi ngày.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu bản vẽ kỹ thuật thuộc phạm vi công việc của mình được giao.
- Quản lý các số liệu kỹ thuật thu thập trong quá trình thi công.
- Quản lý bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến công trình.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chỉ huy trưởng.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho Chỉ huy trưởng định kỳ hàng ngày, tuần, tháng và đột xuất theo yêu cầu.
Yêu cầu công việc
1. Trình độ:
a. Tôt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành Xây dựng, Dân dụng, Giao thông , Kỹ thuật, cầu đường...
b. Ưu tiên nếu có Chứng chỉ giám sát thi công
2. Kiến thức:
a. Am hiểu sản phẩm, thi công cọc bê tông nền móng và các sản phẩm khác của công ty.
b. Am hiểu các qui định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.
3. Kỹ năng:
a. Giao tiếp, truyền đạt thông tin, phối hợp tốt với các đơn vị khác.
b. Có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm
4. Kinh nghiệm:
- Từ 01 năm kinh nghiệm làm giám sát kỹ thuật tại công trường thi công xây dựng.
- Mới ra trường có định hướng và kiến thức nền tảng tốt theo mảng thi công, quản lý dự án sẽ được đào tạo.
5. Phẩm chất và sức khỏe:
a. Sức khỏe tốt
c. Trung thực
6. Các điều kiện khác:
a. Sẵn sàng tham gia các dự án ở tỉnh phân theo khu vực MIỀN BẮC (Các dự án phân theo khu vực Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa....)
b. Chịu được áp lực công việc cao.
Quyền lợi được hưởng
Khung Lương: 10 - 11 triệu, cơ chế lương khoán nên sau kỳ quyết toán sản lượng tốt sẽ có thu nhập cao hơn. (TB 6 tháng đầu năm quyết toán thu nhập tăng thêm từ 3-8 tháng lương)
Chế độ bảo hiểm, Du Lịch, Công tác phí, đi lại, ở tại khu vực dự án
Đồng phục, Chế độ thưởng, Chăm sóc sức khỏe.
Đào tạo, Tăng lương, Phụ cấp thâm niên
Nghỉ phép năm.
Thế kỷ 21 với những tiến bộ vượt bậc của con người về mọi mặt, các ý tưởng sáng tạo đã phục vụ cho xã hội các tiện ích tốt hơn và ngày càng hoàn thiện hơn. Công ty Cổ phần Đầu tư Phan Vũ luôn mong muốn đóng góp một phần trong công sức xây dựng xã hội văn minh hiện nay ngày càng hiện đại và phát triển bền vững.
Từ ý tưởng đưa sản phẩm cọc tròn bê tông ly tâm ứng suất trước vào thị trường Việt Nam từ những năm của thập niên 90 thế kỷ trước, Phan Vũ đã làm thay đổi được dòng sản phẩm cọc vuông truyền thống sử dụng cho nền móng các công trình với một dòng sản phẩm mới tốt hơn, hiệu quả hơn mà ngày nay cọc ống bê tông ly tâm ứng suất trước đã được ứng dụng cho hầu hết các công trình xây dựng lớn tại Việt Nam.
Trên nền tảng đó Phan Vũ luôn mong muốn học hỏi, chắt chiu cải tiến và ứng dụng các ý tưởng mới vào việc phát triển hơn nữa các sản phẩm cấu kiện bê tông nhằm cung cấp những sản phẩm ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn cho cộng đồng, xã hội
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ theo luật lao động như BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ theo quy định Nhà nước và công ty.
- Không những vậy Công ty đã mua những bảo hiểm như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với công trình xây dựng, BH cháy nổ, BH tài sản,... dành cho nhân viên công trường
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Teambuilding cuối tháng nội bộ giữa các phòng ban
Lịch sử thành lập
- Năm 1996, Thành lập công ty TNHH Sản Xuất và Xây dựng Phan Vũ
- Năm 1997, Khởi công nhà máy Phan Vũ Bình Dương với diện tích 30.000 m2 tại khu CN Sóng Thần 2
- Năm 2001, Thành lập công ty CP đầu tư Phan Vũ (PVI)
- Năm 2004, Thành lập nhà máy Phan Vũ - Đồng Nai
- Năm 2006, Mua cổ phần chi phối tại Nhà máy bê tông Cần Thơ và thành lập nhà máy bê tông Phan Vũ Cần Thơ
- Năm 2007, Đầu tư hai nhà máy thuỷ điện tại Gia Lai
- Năm 2008, Thành lập công ty cơ giới Việt
- Năm 2014, Phan Vũ mở rộng nhà máy tại Long An
- Năm 2016, Khánh thành nhà máy Phan Vũ Hải Dương
Mission
Liên tục duy trì và phát triển vị trí dẫn đầu của Phan Vũ trong lĩnh vực cung cấp và thi công cọc nền móng tại thị trường Việt Nam đồng thời mở rộng và lan tỏa sang thị trường các nước Đông Nam Á và Châu Á
Review Phan Vũ
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Thực tập sinh Kiến Trúc là gì?
Thực tập sinh kiến trúc là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiến trúc. Thực tập sinh kiến trúc sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh thiết kế, Nhân viên thiết kế đồ họa,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Thực tập sinh Kiến trúc
Công việc của một thực tập sinh kiến trúc về cơ bản cũng thực hiện các công việc giống nhân viên chính thức nhưng phần nhiều thiên về hướng hỗ trợ cũng như có sự giám sát hướng dẫn của người phụ trách để rà soát lại công việc và tránh sai sót nghiêm trọng đáng có. Hơn nữa, việc bạn thực tập trong vị trí nào, tại công ty nào cũng có thể ảnh hưởng. Nhìn chung, mô tả công việc của thực tập sinh kiến trúc là:
Hỗ trợ giám sát công trình
Hỗ trợ giám sát dự án kiến trúc cho công trình từ lúc bắt đầu khởi tạo cho tới khi dự án đó được hoàn thành, để đảm bảo và chắc chắn về việc công trình xây dựng đó được hoàn thiện theo đúng như bản thiết kế, theo đúng tiến độ và đạt được đúng kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ đã được vẽ ra.
Gặp gỡ khách hàng
Thực tập sinh Kiến trúc sẽ đi theo Kiến trúc sư để gặp gỡ những khách hàng để trao đổi và bàn thảo lại những vấn đề, trình bày ý tưởng, đưa ra cho khách hàng những gợi ý góp ý sự lựa chọn cho công trình xây dựng để khiến cho bản thiết kế vừa theo sự thẩm mỹ theo ý muốn của khách hàng mà lại vừa có thể đảm bảo được tính công năng, chất lượng đảm bảo độ bền chắc theo thời gian, tính khả thi của công trình theo đúng kỹ thuật.
Chuẩn bị những tài liệu cần thiết
Trước mỗi buổi họp hay gặp gỡ khách hàng, Thực tập sinh Kiến trúc là người chịu trách nhiệm chuẩn bị những tài liệu liên quan cũng như hỗ trợ các kiến trúc sư trong việc trình bày những đề xuất về thiết kế gồm có bản vẽ chỉ tiết của tòa nhà, những dự án trùng tu sửa chữa cho tòa nhà building, hoặc là khôi phục những tòa nhà.
Những công việc thiết kế liên quan
Thực tập sinh Kiến trúc là người hỗ trợ thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,... sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt. Họ cũng là người vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,...
Thực tập sinh Kiến Trúc có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
36-60 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Thực tập sinh Kiến Trúc
Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh Kiến Trúc, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh Kiến Trúc?
Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh Kiến trúc
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Làm việc tại phòng xây dựng, không nhất thiết bạn có bằng chuyên môn về hoạch định kế hoạch vì thực trạng làm trái ngành vẫn đang rất phổ biến. Tuy vậy, nếu muốn phát triển lên Kiến trúc sư chính, bạn chắc chắn cần sở hữu một tấm bằng cử nhân liên quan đến kiến trúc.
- Kiến thức chuyên môn: Dẫu biết thực lực mới là điều quan trọng nhưng trong cuộc cạnh tranh nếu một người vừa được đào tạo đúng chuyên môn, vừa có thực lực ngang ngửa bạn thì họ sẽ giành lợi thế cao hơn. Công việc của kiến trúc sư đòi hỏi tính nghệ thuật, sự khéo léo và một ít kiến thức về toán học. Bởi một bản thiết kế sau khi hoàn thiện và muốn triển khai thực tế, ứng dụng vào thực tiễn thì cần phải dựa trên cơ sở đo lường chính xác với các tỷ lệ phù hợp. Chính vì vậy, để theo đuổi ngành nghề này, bạn cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc về toán học.
Yêu cầu về kỹ năng
- Khả năng vẽ: Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.
- Tư duy logic, óc thẩm mỹ: Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí thực tập sinh kiến trúc, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, nhân sự thực tập tại vị trí điều hành tour phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến các phần mềm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với đối tác,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành kiến trúc lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì thực tập sinh kiến trúc sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh kiến trúc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc thực tập sinh kiến trúc sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của thực tập sinh kiến trúc là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành kiến trúc nói chung, làm thực tập sinh kiến trúc nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành kiến trúc ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Các yêu cầu khác
- Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học
- Cẩn thận, tỉ mỹ, kỹ càng
- Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến
Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh Kiến trúc
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kiến trúc | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Kiến trúc sư | 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Kiến trúc sư quy hoạch | 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Thực tập sinh Kiến trúc và các ngành liên quan:
- Kỹ sư quy trình: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kỹ sư Shopdrawing: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Kiến trúc
Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Vị trí Thực tập sinh Kiến trúc là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, doanh nghiệp,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Kiến trúc là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực kiến trúc và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức. Cơ hội việc làm Thực tập sinh Kiến trúc cũng khá rộng mở.
2. Kiến trúc sư
Mức lương: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí kiến trúc sư. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
>> Đánh giá: Kiến trúc sư sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty xây dựng. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Kiến trúc sư có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Kiến trúc sư quy hoạch
Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Vai trò của Kiến trúc sư quy hoạch là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Là một Kiến trúc sư có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Kiến trúc sư quy hoạch. Việc làm Kiến trúc sư Quy hoạch có mức lương cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Thực tập sinh Kiến trúc thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn về kiến trúc, trau dồi kiến thức về các thể loại kiến trúc, quy trình thi công xây dựng, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên sâu. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề,... là những kỹ năng mềm cần thiết cho bất kỳ vị trí nào trong ngành kiến trúc. Tham gia các dự án kiến trúc nhỏ, tự sáng tạo nội dung và đăng tải lên mạng xã hội để xây dựng portfolio.
Tích lũy kinh nghiệm và dự án thực tế
Để không chỉ là một kỹ sư thông thạo về lý thuyết mà còn được công nhận về khả năng làm việc thực tế, bạn nên tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế. Đây là cơ hội để áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức. Việc có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường giá trị cá nhân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao thu nhập và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng và công việc một cách rõ ràng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các nhà quản lý. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và thu nhập cá nhân.
Tự phát triển và đề xuất các dự án sáng tạo
Một trong những cách để nổi bật và đạt được thu nhập cao hơn là tự mình phát triển và đề xuất các dự án lập trình. Các dự án này không chỉ giúp bạn thể hiện năng lực và sự sáng tạo mà còn tạo ra giá trị thực tiễn cho tổ chức. Việc đề xuất và triển khai các giải pháp mới, có tính ứng dụng cao sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và có thể dẫn đến cơ hội được tuyển dụng vào vị trí công việc cao hơn và với mức thu nhập tốt hơn.
Đảm nhận thêm các công việc
Thực tập sinh Kiến trúc có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.