Tiếp nhận công việc được phân công liên quan đến các dự án phát triển sản phẩm mới
Xây dựng hồ sơ thiết kế bao gồm các bản vẽ 3D; 2D; tiêu chuẩn linh kiện; tiêu chuẩn sản phẩm; định mức vật tư sản xuất (BOM)... cho các linh kiện thuộc nhóm phụ trách
Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất (liên quan đến quy trình, kỹ thuật, thiết kế)
Tham gia thử nghiệm, đánh giá sản phẩm trong quá trình thiết kế đến sản xuất
Phối hợp cùng các bộ phận trong các đề tài cải tiến chất lượng, giảm chi phí, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, tăng năng suất lao động
Đi thị trường, tìm hiểu thiết kế các sản phẩm đối thủ cạnh tranh từ đó cải tiến áp dụng điểm mạnh sang sản phẩm của mình
Trao đổi làm việc với các chuyên gia Hàn quốc / Trung quốc ...
Học hỏi và chuyển giao công nghệ trong/ngoài nướcTrình độ: Đại học trở lên
Chuyên ngành: Cơ khí/Cơ điện tử/Điện/Điện tử/Điện lạnh/Tự động hóa/Kỹ thuật nhiệt
Yêu cầu chi tiết:
- Chuyên viên R&D máy lọc nước RO: thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D; 1 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương
- Chuyên viên R&D Nồi cơm điện: thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D. 1 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương
- Chuyên viên R&D đóng gói: thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D. 3 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương. Có kinh nghiệm về các linh kiện đóng gói như carton, offset, xốp, vách ngăn, ke góc, dây thít, nilong, màng co, tem, đệm carton, đệm offset cho các sản phẩm mới...
- Chuyên viên R&D OEM: thành thạo autocad. 1 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương. Ưu tiên có kinh nghiệm lĩnh vực điện dân dụng
- Chuyên viên R&D Nồi chiên không dầu: thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D . Ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương.- Mức thu nhập: 12 - 20tr/tháng
- Phụ cấp ăn trưa
- Thưởng KPIs
- Bảo hiểm xã hội
- Du lịch nghỉ mát
SUNHOUSE có tên đầy đủ là Công ty cổ phần tập đoàn SUNHOUSE, tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị gia dụng. Công ty chính thức được thành lập vào ngày 22/5/2000. Đến năm 2004, SUNHOUSE liên doanh với công ty TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, thành lập nên Công ty TNHH SUNHOUSE Việt Nam.
Năm 2010, SUNHOUSE chính thức được lấy tên là Công ty cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng. Sau 19 năm hình thành và phát triển, SUNHOUSE đã gia nhập vào nhóm những doanh nghiệp nghìn tỷ, với 7 công ty thành viên và 6 cụm nhà máy, tổng diện tích hơn 60 ha. Tổng số cán bộ nhân viên làm việc tại tập đoàn lên đến hơn 2.000 người.
SUNHOUSE được đánh giá là “cánh chim đầu đàn” của ngành gia dụng Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng trong lãnh thổ Việt Nam mà các sản phẩm mang thương hiệu này đã vươn tầm quốc tế. Hiện nay, doanh nghiệp có mạng lưới 50.000 điểm bán, sản xuất kinh doanh và hơn 600 nhóm sản phẩm gia dụng thiết yếu.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng Bảo hiểm nâng cao cho CBQL và người thân trong gia đình
- Được đóng đầy đủ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định của Nhà Nước
Các hoạt động ngoại khóa
- Được đi du lịch 2 năm/ 1 năm.
- Có những buổi teambuilding cho toàn nhân viên
- Party cuối năm, thâm niên và các sự kiện ngày lễ
Lịch sử thành lập
- Năm 2000, Công ty TNHH Phú Thắng được thành lập, đây chính là tiền thân của Công ty cổ phần tập đoàn SUNHOUSE.
- Năm 2004, SUNHOUSE liên doanh với Công ty TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH SUNHOUSE Việt Nam.
- Năm 2005, Doanh nghiệp tiến hành lắp đặt dây chuyền ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến từ Hàn Quốc.
- Năm 2010, Chính thức lấy tên Công ty cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng như: điện dân dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…
- Năm 2014, SUNHOUSE tiến hành mở rộng kinh doanh thêm lĩnh vực điện dân dụng
- Năm 2020, đặt ra mục tiêu trở thành tập đoàn trên 5.000 tỷ vào năm 2020, mở rộng thị trường, phục vụ 350 triệu dân.
Mission
Không ngừng nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp đại đa số người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm cao cấp với giá thành hợp lý
Review Tập Đoàn Sunhouse
Công ty không bao giờ nợ lương, đến dịp lễ tết rồi đều có quà cáp cho nhân viên nhưng Deadline công việc thì rất gấp
Lương thưởng tốt nhưng có quy định chặt chẽ, ở đây nhiều việc mà gấp rút hơn chỗ khác
Môi trường chuyên nghiệp, Sunhouse chế độ đãi ngộ khá ok nhưng công việc nhiều, áp lực cao
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên R&D là gì?
Nhân viên R&D là người chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị cơ điện bao gồm các công cụ, động cơ, máy móc. Chính bởi công việc đòi hỏi độ kỹ thuật cao nên kỹ thuật viên cơ điện cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhất định. Bên cạnh đó những công việc như Chuyên viên phát triển sản phẩm, Nhân viên phân tích & nghiên cứu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên R&D
Nhân viên R&D thường phụ trách những công việc như sau:
Nghiên cứu thị trường và xu hướng
Công việc này tập trung phân tích và đánh giá các xu hướng mới trong ngành và nhu cầu thị trường nhằm đưa ra các ý tưởng phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện.
Phát triển sản phẩm và công nghệ mới
Công việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển. Thực hiện các thí nghiệm, kiểm tra, và phân tích dữ liệu để phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có. Sử dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến để đạt được kết quả tốt nhất.
Cải tiến quy trình sản xuất
Với những thông tin đã thu thập được, nhân viên R&D phân tích và cải tiến các quy trình sản xuất để tăng hiệu suất, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả.
Nhân Viên R&D có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
118 - 182 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên R&D
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên R&D, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên R&D?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên R&D
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Thường là cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực R&D, chẳng hạn như Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật, Sinh học, Hóa học, hoặc lĩnh vực liên quan. Một số vị trí R&D cao cấp có thể yêu cầu có bằng tiến sĩ.
- Kiến thức chuyên môn: Ứng viên cần có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực R&D cụ thể mà công ty đang hoạt động. Điều này có thể bao gồm kiến thức về công nghệ, phương pháp nghiên cứu, và quy trình phát triển sản phẩm.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng toán học tốt: Kỹ năng toán học và phân tích cơ bản thường là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với một Nhân viên R&D. Đặc biệt đối với những công việc liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu, thì kỹ năng này lại càng cần thiết.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Nhân viên R&D thường xuyên phải làm việc theo nhóm nên khả năng làm việc trong môi trường nhóm là rất quan trọng. Có được điều này, Nhân viên R&D sẽ có thể cộng tác tốt với nhiều đồng nghiệp và chuyên gia trong các dự án khác nhau.
- Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề: R&D thường liên quan đến giải quyết các vấn đề phức tạp, vì vậy khả năng tư duy logic và sáng tạo đối với một Nhân viên R&D là rất cần thiết.
- Khả năng viết: Là một thực tập sinh nên việc làm việc với giấy tờ, văn bản là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, Nhân viên R&D cần có khả năng viết để đảm bảo hoàn thành các đầu việc như viết báo cáo, tài liệu kỹ thuật, viết biên bản họp,...
Các yêu cầu khác
- Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu, phần mềm R&D, hoặc công cụ thống kê có thể là một lợi thế.
- Tuân thủ quy tắc an toàn và đạo đức nghiên cứu
- Nếu ứng viên có kinh nghiệm trước đó liên quan đến R&D thông qua dự án, công việc tương tự hoặc tham gia vào nhóm nghiên cứu, điều này có thể là một lợi thế lớn.
- Sự đam mê với công việc và sự sáng tạo trong việc đưa ra giải pháp mới có thể là một lợi thế quan trọng cho Nhân viên R&D.
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên R&D
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 2 năm | Thực tập sinh R&D | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Nhân viên R&D | 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Trưởng phòng R&D | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên R&D và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh R&D: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Trade Marketing: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Marketing Assistant:10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh R&D
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh R&D mới thường tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển dưới sự hướng dẫn của các nhân viên có kinh nghiệm hơn. Họ thường đảm nhận các nhiệm vụ hỗ trợ, thu thập dữ liệu, thực hiện thử nghiệm và phân tích kết quả.
>> Đánh giá: Thực tập sinh R&D là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực R&D và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Việc làm Thực tập sinh R&D với mức lương không quá cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên R&D
Mức lương: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Nhân viên R&D là người có kinh nghiệm cơ bản và năng lực chuyên môn trong công việc nghiên cứu và phát triển. Họ có khả năng tham gia vào việc thiết kế, phân tích dữ liệu, đánh giá kỹ thuật và đưa ra giải pháp. Nhân viên ở giai đoạn này có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm nhỏ hoặc hướng dẫn nhân viên mới.
>> Đánh giá: Nhân viên R&D sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty R&D. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến thiết kế cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Nhân viên R&D có tỉ lệ cạnh tranh cũng khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Trưởng phòng R&D
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng R&D hoặc Kỹ sư R&D cao cấp là những chuyên gia có kinh nghiệm rộng và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Họ có khả năng định hướng chiến lược cho phòng R&D, lãnh đạo các dự án quan trọng và quản lý nhóm công việc. Ngoài ra, họ cũng có thể đóng vai trò là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kỹ thuật và đóng góp vào việc định hình chiến lược phát triển của công ty.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên R&D có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Trưởng phòng R&D. Việc làm Trưởng phòng R&D với mức lương cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Nhân viên R&D thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao năng lực chuyên môn
Nắm vững kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực R&D mà bạn ứng tuyển, tham gia các khóa học chuyên sâu, đào tạo ngắn hạn để nâng cao kỹ năng chuyên môn, tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học kỹ thuật để trau dồi kinh nghiệm thực tế.
Rèn luyện và nâng cấp kỹ năng mềm
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm hiệu quả, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và sáng tạo, trau dồi kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng, công cụ nghiên cứu chuyên dụng, học thêm ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để có thể giao tiếp và tiếp cận nguồn tài liệu chuyên ngành phong phú hơn.
Tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
Tìm kiếm cơ hội tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực R&D để tích lũy kinh nghiệm thực tế, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện liên quan đến lĩnh vực R&D để mở rộng mối quan hệ và trau dồi kỹ năng mềm, tham gia các hội nhóm, cộng đồng về R&D để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
Hoàn thành tốt các công việc được giao
Thể hiện thái độ tự tin, chủ động, trách nhiệm trong công việc, tìm tòi, sáng tạo và đề xuất giải pháp mới cho các vấn đề trong công việc, hoàn thành tốt các báo cáo, kết quả nghiên cứu được giao. Tự tin đề xuất ý tưởng mới, tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên ngành để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác, viết bài báo, chia sẻ kiến thức trên các trang web, diễn đàn chuyên ngành để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Tích cực tham gia các hoạt động chung của nhóm
Thường xuyên tích cực tham gia các hoạt động chung của nhóm như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các thành viên khác trong nhóm, hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc, góp ý xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và tích cực.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên phân tích và nghiên cứu đang tuyển dụng