Mô tả công việc
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, sắp xếp và bố trí nhân sự sao cho đúng người, đúng việc và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của phòng kế toán.
- Hướng dẫn, đào tạo nhân viên để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết và phát huy khả năng của họ để hoàn thành nhiệm vụ.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của nhân viên và đề xuất điều chỉnh lương định kỳ, khen thưởng, kỷ luật, điều chuyển, bổ nhiệm hoặc cho thôi việc.
- Theo dõi, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện, kết quả thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của phòng kế toán.
- Kịp thời đưa ra các giải pháp hoặc biện pháp hỗ trợ cần thiết để khắc phục mọi tồn đọng, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên.
- Đề xuất và triển khai các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổ chức bộ máy kế toán.
- Tổ chức bộ máy phòng kế toán, hạch toán kế toán theo đúng các nguyên tắc kế toán.
- Xây dựng, sửa đổi hoặc cải tiến các quy trình và hướng dẫn công việc (quy trình thanh toán nội bộ, quy trình duyệt lệnh online, các biểu mẫu và mẫu sổ kế toán cần thiết.
- Chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, rà soát công việc của các kế toán viên để đảm bảo mức độ tuân thủ và chính xác trong công tác kế toán.
- Đánh giá mức độ phù hợp của các quy định và cập nhật, sửa đổi hoặc bổ sung khi cần thiết.
- Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện công tác tài chính kế toán, phát hiện các vấn đề còn tồn tại, đồng thời đề xuất các hành động khắc phục phòng ngừa cần thiết.
Công tác tổ chức và kiểm soát các nghiệp vụ hạch toán kế toán
- Chỉ đạo mọi hoạt động thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin và hạch toán các số liệu kế toán của các nhân viên kế toán
- Phát hiện các sai sót trong quá trình hạch toán kế toán (nếu có), hướng dẫn hoặc phối hợp với các nhân viên kế toán để xử lý hoặc điều chỉnh cho phù hợp và chính xác.
- Giải quyết các sai lệch hoặc bất thường trong công tác hạch toán kế toán.
- Trực tiếp lập hoặc giám sát lập các báo cáo tài chính, chẳng hạn như báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính kế toán định kỳ hoặc đột xuất khác.
- Phối hợp với các phòng ban chức năng khác để đối chiếu giá thành, cơ cấu giá bán sản phẩm, và các quy trình quản lý nội bộ khác.
Công tác báo cáo thuế và tổ chức thực hiện các nghĩa vụ thuế
- Tổ chức việc lập và nộp các loại báo cáo tài chính, báo cáo thuế định kỳ cho các cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo đúng thời hạn quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo việc tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế phải nộp ngân sách.
- Liên tục cập nhật và áp dụng các chính sách thuế của nhà nước để áp dụng linh hoạt, vừa tối ưu hóa các chi phí hoạt động, vừa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
- Liên hệ với cán bộ quản lý thuế về những việc phát sinh về thuế đối với công ty.
- Sẵn sàng thực hiện việc quyết toán thuế theo đúng quy định của cơ quan thuế.
Công tác bảo quản, lưu trữ và bảo mật chứng từ tài chính kế toán
- Quản lý việc lập và nộp các báo cáo định kỳ của tất cả các nhân viên kế toán, đồng thời thiết lập hệ thống lưu giữ và bảo quản các tài liệu, hồ sơ và chứng từ theo từng năm tài chính.
Tổ chức việc thu thập, phân loại, bảo quản, lưu trữ, truy cập, khai thác và bảo mật toàn bộ các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán, báo cáo kiểm kê, các tài liệu và chứng từ quan trọng khác có liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
Chỉ đạo việc cung cấp các thông tin, tài liệu, hồ sơ và chứng từ có liên quan theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước và các bên hữu quan khác.
Quyền lợi được hưởng
- Lương thỏa thuận + service charge
- Tham gia BHXH theo luật lao động, phép năm
- Thưởng lễ, tết, ...
- Được đào tạo chuyên sâu.
Yêu cầu công việc
- Có ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm liên quan, ở vị trí tương đương
- Khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn xa rộng
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ra quyết định, truyền cảm hứng
- Kỹ năng phân tích, lập kế hoạch, báo cáo
- Thành thạo tin học văn phòng
- Mạnh mẽ, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
- Khả năng thích ứng nhanh, chịu áp lực tốt
Yêu cầu hồ sơ
Trong hành trình khai phá tiềm năng và chinh phục những vùng đất mới, chúng tôi đã phát hiện mạch nước của sự sống – thứ tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết với khả năng “cãi lão hoàn đồng” giúp con người sống trường thọ.
Thật đặc biệt, ngay tại mảnh đất địa linh nhân kiệt này, có một suối nguồn tươi trẻ ngoài đời thực đang ngụy trang ẩn mình với thiên nhiên – mạch nước khoáng nóng Thanh Thủy
Dự án khách sạn Wyndham Thanh Thuỷ có vị trí toạ lạc tại khu đất vị trí đặc biệt có nguồn khoáng nóng quý giá nằm sâu trong lòng đất , được khai thác trực tiếp từ độ sâu 100m so với mặt đất, luôn duy trì ở mức nhiệt cao từ 37 -53 độ C. Nguồn khoáng này được bơm trực tiếp vào các khu dịch vụ như bể bơi khoáng lạnh ngoài trời, bể bơi khoáng nóng, thuỷ trị liệu …và được bơm trực tiếp vào các căn hộ khách sạn.
Nằm tại trung tâm Huyện Thanh Thuỷ,trong vùng lõi của mạch khoáng nóng, nằm bên cạnh dòng sông Đà quanh năm nước chảy trong xanh, ôm trọn cảnh đẹp của dãy núi Tản Viên, đỉnh núi Ba Vì hùng vĩ. Trung tâm huyện dân cư sầm uất, tiện đi lại , giao thông kết nối với Hà Nội đi theo đường Láng – Hoà Lạc ,qua Cầu Đồng Quang đi chỉ 1h di chuyển với khoảng cách khoảng 65km và cách Thành phố Việt Trì ( di tích đền Hùng ) chỉ 30 phút, cách sân bay Nội Bài 1,5 h đi xe. Khách sạn Wyndham Thanh Thuỷ chào đón bạn và mở ra một cuộc sống khác biệt , giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi , căng thăng của cuộc sống bề bộn.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng là vị trí công việc đứng đầu bộ máy kế toán của một doanh nghiệp; là người lãnh đạo trực tiếp của phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động về tài chính kế toán doanh nghiệp. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có kế toán trưởng bởi vì quy mô và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Đối với những công ty, tập đoàn lớn với khối lượng công việc lớn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cần phải người đứng đầu bộ phận kế toán điều hành công việc. Bên cạnh đónhững công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán thuế, Kế toán nội bộ, Kế toán công,...cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán trưởng
Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của Kế toán trưởng bao gồm những hoạt động sau đây:
Quyền điều hành của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Kế toán trưởng phụ trách quản lý chung mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán với mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà phân bổ công việc bộ phận kế toán cho phù hợp. Họ cũng là người thực hiện việc lập các mẫu tài liệu, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật, lên các kế hoạch công việc chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán hay thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm kê các nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.
Quản lý đào tạo kế toán viên
Công việc của kế toán trưởng còn là quản lý và đào tạo các kế toán viên, điều phối công việc cho các kế toán viên phù hợp cũng như giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Bên cạnh đó, họ còn kiêm luôn việc đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán định kỳ.
Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ doanh nghiệp
Quản lý, giám sát chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ của một kế toán trưởng. Bao gồm tính toán giá thành sản phẩm; các bút toán tính thuế; đối chiếu công nợ với khách hàng – chủ đầu tư – ngân hàng; tính toán tương, bảo hiểm nhân viên; kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản; lập bảng cân đối kế toán; điều tra các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp, theo dõi hoạt động lưu trữ các loại sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ gốc của doanh nghiệp theo đúng quy định...
Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính
Kế toán trưởng là người trực tiếp giám sát hoạt động của doanh nghiệp như xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người giải quyết các vấn đề tài chính; tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp và đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.
Lập – trình bày báo cáo tài chính
Định kỳ phối hợp với các kế toán viên kế toán tổng hợp; lập báo cáo tài chính tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là công việc của một kế toán trưởng. Ngoài ra, họ cũng có nhiệm vụ phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, với cơ quan kiểm toán.
Thực tế, công việc của một kế toán trưởng là rất nhiều. Ngoài các nhiệm vụ kể trên, họ còn phải thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính, cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng, đưa ra đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán,....
Kế toán trưởng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
221 - 325 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán trưởng
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán trưởng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán trưởng?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán trưởng
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Kế toán trưởng còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán trưởng phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán trưởng có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán trưởng phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với Kế toán trưởng, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán trưởng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên kế toán | 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán trưởng và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công:8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kế toán thanh toán: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh kế toán có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Nhân viên kế toán
Mức lương: 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vai trò là Nhân viên kế toán. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Nhân viên kế toán sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc của phòng kế toán dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Nhân viên kế toán có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kế toán trưởng thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Những kiến thức về lĩnh vực kế toán luôn được thay đổi và cập nhật từng giây từng phút. Vì vậy, là một Kế toán trưởng, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chương trình đào tạo nâng cao dành cho nhân viên kế toán. Phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc với các công nghệ, phần mềm kế toán mới nhất cũng là một điều vô cùng cần thiết để bắt kịp xu hướng làm việc của lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu cho mình, sử dụng công cụ phân tích kinh doanh sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.
Xây dựng các mối quan hệ
Trong bất kỳ một lĩnh vực, nghề nghiệp nào, quan hệ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khá lớn đến sự thăng tiến của một cá nhân. Để xây dựng được các mối quan hệ cho mình, bạn cần phải thường xuyên tham gia vào các cộng đồng, hội nghị ngành kế toán để mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra các cơ hội mới. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành để nhận được hỗ trợ, khuyến khích động viên. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới để tạo tiền đề tốt cho sự thăng tiến.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao
Làm kế toán thường liên quan tới rất nhiều con số vì vậy người làm kế toán cần thực sự cẩn thận, tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đã gây tổn thất và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như bản thân mình. Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao, hiệu suất của bạn cũng sẽ luôn được đảm bảo, đây sẽ cơ sở để lãnh đạo nhìn nhận năng lực cá nhân của một Kế toán trưởng, từ đó, cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Có khả năng phân tích làm việc với con số tốt
Như đã nói ở trên kế toán làm việc với rất nhiều số cho nên bạn cần nhanh nhạy, phân tích tốt. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tính toán, cộng trừ nhân chia liên miên nên nếu muốn trở thành một Kế toán trưởng tốt, bạn buộc phải nhanh nhạy trong câu chuyện này.
Tính minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực công việc
Ngoài ra, để có thể thăng tiến nhanh và thành công trong công việc, thì tính cách minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề về tài chính luôn nhạy cảm vì vậy làm kế toán cần phải đổi hỏi tính trung thực tuyệt đối. Công việc kế toán thường cũng sẽ rất áp lực vì vậy đòi hỏi Kế toán trưởng phải chịu được áp lực với cường độ làm việc cao.
Xem thêm:
Việc làm Kế toán kho đang tuyển dụng