Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Quản lý điều hành hoạt động của phòng Dịch vụ chi nhánh Công ty;
- Xây dựng chính sách bán hàng phụ tùng, dịch vụ chi nhánh;
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng, định mức tại chi nhánh;
- Quản lý thực hiện hợp đồng, công nợ, dịch vụ sửa chữa
- Giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ;
- Đàm phán, kí hợp đồng bảo hiểm, sửa chữa, dịch vụ, phụ tùng;
- Tuyển dụng, đánh giá, đào tạo kèm cặp nhân viên;
- Các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của BLĐ Công ty và Chi nhánh.
Yêu Cầu Công Việc
2. Yêu cầu ứng viên
- Tốt nghiệp CĐ, ĐH chuyên ngành ô tô, cơ khí hoặc các ngành kỹ thuật tương đương.
- Độ tuổi từ 198x-199x, có kinh nghiệm từ 3 năm vị trí Trưởng phòng Dịch vụ CN hoặc các vị trí tương đương. Ưu tiên ứng viên đã làm ở các công ty có quy mô hệ thống chuỗi.
- Có năng lực quản lý, xây dựng kế hoạch, triển khai chiến lược phòng ban.
- Kỹ năng tin học văn phòng tốt, kỹ năng đào tạo.
- Có khả năng đi công tác.
3. Quyền lợi
- Thưởng hiệu quả công việc và hiệu quả kinh doanh Công ty.
- Hưởng các chính sách, chế độ bảo hiểm theo đúng quy định của Luật lao động Việt Nam.
- Được thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Tham gia các hoạt động gắn kết nội bộ hằng quý, hằng năm, hay các dịp lễ tết, du lịch, sinh nhật, team building,....
- Mỗi năm có 12 ngày nghỉ phép năm hưởng nguyên lương.
- Thưởng các dịp lễ tết trong năm và sinh nhật từ 500,000-1,000,000đ.
- Thời gian làm việc: 8h00 - 17h00, Từ thứ 2 - Sáng thứ 7, nghỉ tất cả các chiều T7+ CN và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định.
* Lưu ý: Ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ/CV tiếng Việt để tham gia ứng tuyển.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Cao đẳng
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển máy Việt Nam (VIMID) là đơn vị dẫn đầu về thị phần xe tải hạng trung và hạng nặng trên thị trường với hệ thống 19 chi nhánh trải khắp toàn quốc hoạt động theo tiêu chuẩn 3S với sứ mệnh "Cung cấp giải pháp vận tải toàn diện nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng và nâng tầm giá trị Ngành vận tải hàng hoá Việt Nam. Cam kết mang lại giá trị và sự thịnh vượng cho khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác và đóng góp tích cực cho cộng đồng".
Review Máy Việt Nam
Sếp đa phần đều tốt, mọi người hòa đồng vui vẻ. Quy trình của công ty cồng kềnh quá (rw)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý là gì?
Người quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, những vị trí như Quản lý trung tâm, Quản lý khu vực cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Quản lý
Nhà quản lý cấp cao
Nhà quản lý cấp cao nhất là những người đảm nhận các vị trí C-suite. Họ làm việc với tư cách là người đứng đầu tổ chức, CEO, CFO, Chủ tịch, Giám đốc điều hành,... thuộc nhóm quản lý cấp cao nhất. Họ chịu trách nhiệm về định hướng, sự phát triển và hình ảnh chung của tổ chức. Đặt ra các kế hoạch và chiến lược dài hạn, kết hợp các nguồn lực của tổ chức với năng lực và cơ hội của nhân viên, đồng thời quản lý nhân viên là những vai trò chính mà họ phải thực hiện.
Quản lý cấp trung
Quản lý cấp trung là những nhà quản lý thuộc cấp lãnh đạo trung gian trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Họ hoạt động dưới sự điều hành của các nhà quản lý cấp cao, đồng thời dẫn dắt, quản lý các nhân viên cấp dưới, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, vận hành hệ thống quản lý, đảm bảo sự thống nhất, liền mạch của một doanh nghiệp.
Nhà quản lý cấp cơ sở
Người giám sát, điều phối viên,... là những ví dụ về nhà quản lý cấp cơ sở. Họ là những nhà quản lý hoạt động tương tác trực tiếp với nhân viên. Vị trí này làm việc dưới quyền của trưởng phòng và có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch, chiến lược do các nhà quản lý cấp cao và cấp trung đưa ra. Nhà quản lý cấp cơ sở lãnh đạo, động viên và kiểm soát nhân viên đang làm việc và thay mặt họ nói ra các thắc mắc, mong muốn, kỳ vọng tại doanh nghiệp.
Quản lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
216 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Đang cập nhật...Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Trước hết bạn cần có bằng cấp tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, đặc biệt nếu có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành nhà tuyển dụng yêu cầu thì sẽ càng được ưu tiên. Vì quản lý cấp cơ sở, cấp trung ngoài vai trò quản lý của mình còn trực tiếp đồng hành, tư vấn, hỗ trợ cho nhân viên thuộc team về những vấn đề chuyên môn do họ quản lý.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng ra quyết định: Nhà quản lý phải thường xuyên đưa ra các quyết định, từ những quyết định nhỏ như phân công công việc cho nhân viên đến những quyết định lớn như đầu tư, phát triển sản phẩm mới,... Mỗi quyết định của nhà quản lý đều có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là kỹ năng rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản lý nào, nhằm tránh những tổn thất không đáng có.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không chỉ cho phép nhà quản lý tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại, mà còn giúp họ dự đoán và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai. Bằng cách nắm bắt và giải quyết các vấn đề kịp thời, nhà quản lý có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và ổn định, đồng thời tăng cường sự tin tưởng và sự hài lòng của nhân viên.
-
Tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu và hướng đi của tổ chức hoặc phòng ban mà họ quản lý. Nó liên quan đến việc xác định và định hình chiến lược dài hạn, lập kế hoạch, đưa ra quyết định và quản lý tài nguyên để đạt được mục tiêu đó.
-
Kỹ năng lãnh đạo và truyền động lực: Nhà quản lý cần lãnh đạo và truyền động lực cho nhân viên để họ làm việc hết mình và đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cần tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên. Theo đó, cần tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Yêu cầu khác
-
Phẩm chất cá nhân: Trung thực và đạo đức là phẩm chất quan trọng đối với một nhà quản lý xuất sắc. Đảm bảo sự tin cậy và tôn trọng từ phía cấp dưới, đồng nghiệp và cả khách hàng. Tính trung thực giúp nhà quản lý xây dựng một môi trường làm việc nơi mà mọi người có thể đưa ra ý kiến, ý tưởng và thông tin một cách mở và chân thành. Tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin hiệu quả, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn và giải quyết vấn đề một cách công bằng.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý
Lộ trình thăng tiến của Quản lý có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên
Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Cộng tác viên (CTV), tiếng Anh là "Collaborator", là những cá nhân hoặc tổ chức làm việc tự do, không thuộc hệ thống nhân sự chính thức của doanh nghiệp. Họ hợp tác với doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành một số công việc cụ thể. Công việc của họ là đảm bảo hoàn thành KPI đã được đặc ra từ trước.
>> Đánh giá: Ngoài việc tăng thu nhập, bạn còn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm từ quản lý hay nhân viên chính thức. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải tự mình tìm tòi, lập kế hoạch để hoàn thành các công việc được phân công và trau dồi được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên đang tuyển dụng
2. Nhân viên
Mức lương: 5 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên là người được tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau bởi người có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện một công việc gì đó mang tính chất đặc thù. Vì thế, có thể hiểu nhân viên chính là người lao động.
>> Đánh giá: Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp. Họ không chỉ là người lao động thực hiện các công việc được phân công mà còn có tác động đến tổ chức và hoạt động của công ty, giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, quản lý và phát triển của công ty diễn ra thuận lợi và ổn định.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên mới cập nhật
3. Quản lý
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm
Quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
>> Đánh giá: Nhà quản lý doanh nghiệp đóng vai trò lãnh đạo trong việc hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Chức năng lãnh đạo cũng bao gồm việc đặt ra mục tiêu, định hình giá trị và văn hóa tổ chức, định rõ hướng đi chiến lược của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý mới cập nhật
5 bước giúp Quản lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Điểm mạnh và điểm yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc, định hướng phát triển công việc dài hạn của mỗi cá nhân. Bạn muốn cải thiện kỹ năng chuyên môn sẽ cần một quá trình tích lũy dài hạn, có lộ trình cụ thể. Do đó, ngay từ khi bắt đầu định hướng phát triển công việc của mình, bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Học tập không ngừng
Về khái niệm, kỹ năng chuyên môn là tổng hòa những kỹ năng mang tính học thuật, chuyên ngành của từng lĩnh vực, ngành nghề. Kiến thức mỗi lĩnh vực, ngành nghề liên tục có sự cập nhật, phát triển mới. Do đó, chỉ thông qua học tập không ngừng mới giúp bạn có thể dần nắm bắt được kỹ năng chuyên môn thuộc ngành nghề mình đang hoạt động.
Đón nhận phản hồi
Bạn không nên đồng nhất các phản hồi với sự khen, chê. Phản hồi tập trung vào công việc còn khen, chê là những đánh giá có phần cảm tính cá nhân và hướng đến cá nhân. Chỉ khi bạn tiếp nhận phản hồi với sự chủ động, tập trung vào công việc thì bạn mới có thể cải tiến công việc của mình tốt hơn mỗi ngày.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Vùng an toàn là khoảng “không gian” làm việc mà bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể làm việc trong vùng an toàn 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, vòng lặp công việc trong vùng an toàn sẽ khiến bạn dần trở nên chây ỳ, thiếu sự “tươi mới” và động lực công việc.
Khả năng thích ứng nhanh chóng
Khả năng thích ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi và biến động rất quan trọng đối với một nhà quản lý. Bởi môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi đột ngột, tính linh hoạt giúp họ thích nghi nhanh chóng nhằm đảm bảo công việc vẫn được hoàn thành một cách hiệu quả. Họ cũng có khả năng thay đổi kế hoạch và chiến lược khi cần thiết để đạt được mục tiêu.
Đọc thêm: